dúng việc khó nhất là việc tìm được tài liệu mà mình hiểu được cực kì khó, đọc slide, nghe giảng và đọc sách mà có thể hiểu được luôn chắc là thánh nhân. điều quan trọng của việc học là tự dạy cho mình hiểu, còn những thứ khác chỉ là công cụ bổ trợ, còn việc học thì cực kì mất thời gian, đọc 1 cuốn sách để hiểu nó chắc mất cả đời.
-ngoài ra chúng ta còn phải tưởng tượng, suy ngẫm, thực hành, làm bài tập để tìm ra các mối liên kết giữa kiến thức mình đang có và thông tin mới ...

học thực sự rất mất thời gian nhưng kết quả lại ngào vô cùng


-có khi nào bạn đọc 1 quyển toán như đọc tiếng việt được chưa
-điểm khác biệt giữa học phổ thông và học đại học là kiến thức học phổ thông ít hơn rất nhiều, và được thầy cô dạy thêm 1 cách bài bản, từ kinh nghiệm dễ hiểu nhất của thầy cô
học để hiểu thì cố gắng làm tất cả mọi cách đi còn học để thi thì học 1 cách duy nhất thôi tránh bị rối
-khi chúng ta làm theo hướng dẫn chúng ta nghĩ chúng ta sẽ làm được nhưng thực sự khi nào gặp đề bài chúng ta lại không nhớ cách giải bởi vì nơ ron kết nối thì chưa được gắn kết còn nơ ron vận động cũng chưa gắn nối lại được chưa được liên kết để giải
so sánh tại sao khác khiến chúng ta nhận ra được rất nhiều vấn đề
cách học hiệu quả nhất là đọc lý thuyết làm bài tập cứ như vậy
câu nói thầy tôi hay nói, nếu bạn đã thấy con
 đường thì bạn không cần phải học
=> chúng ta học bởi vì chúng ta chưa nhìn thấy còn đường giải quyết vấn đề mà mình muốn giải quyết mà bạn ngồi 1 chỗ nghĩ thì không bao giờ nghĩ ra điều bạn cần là đi đâu đó làm gì đó có mục đích để tìm ra con đường của mình
kỹ thuật là 1 cách làm khôn ngoan nhất để giải quyết công việc trên 1000 cách làm sao cho ít tốn thời gian và công sức nhất, cái này đòi hỏi kinh nghiệm mà chúng ta tự rèn luyện và kiến thức chuyên môn mà chúng ta có được
câu nói thứ hai mà thầy tôi nói
trên đời này có vô số ẩn số, không ai biết chắc con đường nào sẽ dẫn đến thành công trong tương lai, nhưng làm việc gì thì hãy làm cực kì tốt việc đó, còn quyết định việc gì là xem việc đó có nâng cao phần trăm thành công lên không, tỉ lệ người có học thành công luôn cao hơn nhiều so với người không học vì sao thì các bạn tự hiểu, bạn thấy người nào cũng cần sự may mắn để thành công nhưng bạn xem 10 tỉ phú giàu nhất thế giới tỉ phú nào không nỗ lực không chăm chỉ, không có gắng hết sức trong lĩnh vực của mình cơ chứ, có tỉ phú dậy muộn đúng nhưng hầu như mọi tỉ phú đều dậy sớm
câu nói thứ 3
có niềm tin em chưa chắc sẽ thành công ngay lần đầu nhưng không có nó em sẽ chẳng bao giờ làm được cái gì
khi thấy người yếu hơn mình, kém hơn mình làm được bạn mới tin mình làm được.
khi mới đầu học tiếng anh hay làm việc gì bạn cũng phải nghĩ rằng bạn có tiềm năng giỏi số 1 môn đó, đừng chưa có khả năng mà nghĩ mình giỏi nó tát bạn sml đấy

đừng có ảo tưởng muốn liên kết được kiến thức thì phải tưởng tượng được các thông tin, điều này không dễ dàng và quá trình học nó mất rất nhiều thời gian, cho nên đừng nghĩ 1 ngày hay 3 ngày là có thể học xong 1 rừng kiến thức điều đó là điều không thể, nhớ muốn nhớ được, liên kết được lâu dài phải tưởng tượng được chính xác

còn việc học là việc đầu tư thời gian 1 lần và có được kiến thức đó mãi mãi tại sao không học 
kỹ thuật = cách làm hiệu quả. cho nên bạn làm việc gì cũng nên nghĩ đến cách làm hiệu quả nhất 
bạn phải khởi sự bằng cách học lấy những gì cần thiết. Không được phép khởi nghiệp một cách tài tử. Nhưng cũng chớ học hỏi bằng phương pháp vừa lâu lắc vừa tốn kém là: cứ thử làm, nếu hỏng sẽ rút kinh nghiệm. Lối học đắt đỏ nhất là: lỗi lầm. Lối học nhanh chóng nhất và rẻ tiền nhất là học bằng cách xem sách hoặc theo học những lớp chuyên nghiệp. Phải biết tiếp thu kinh nghiệm của kẻ khác. Đọc hết năm cuốn sách, có thể biết nhiều hơn năm năm bạn trải qua để tự đúc rút lấy kinh nghiệm
Trước khi quyết định một việc quan trọng, bạn phải tự hỏi mình: “Tôi đã có những chỉ dẫn cho việc này chưa? Tôi đã học những điều tôi cần chưa?”
Trong khi xem sách, bạn có thể bỏ qua những sách bàn về triết học, huyền bí học. Chưa chắc bạn khôn ngoan hơn khi nghiên cứu những vấn đề mà các triết gia như Kant, Hegel hoặc Shopenhauer đã viết. Triết học siêu hình là một môn học khó khăn và vô bổ. Các nhà triết học viết để cho những triết gia xem thì được, nhưng bạn không nên để đầu óc bị những triết thuyết mù mờ bao phủ.
-Nên đọc những sách hữu ích. Dù làm nghề gì đi chăng nữa, cũng có hàng tá sách vở có thể giúp bạn học hỏi. Học bằng cách tự mình rút lấy kinh nghiệm thì vừa lâu lắc, vừa đắt đỏ. Cuộc sống quá ngắn ngủi, chúng ta cần đọc sách để thu lấy kinh nghiệm của kẻ khác. Ở nhà trường, người ta chỉ mở ra cho con đường học vấn nên khi ra trường, bạn còn phải tiếp tục học hỏi bằng cách xem sách, báo. Người chỉ đọc những báo chí vui cười chưa phải là người biết đọc. Đôi mắt phải mang đến cho họ những tri thức. Trí nhớ của họ phải chất chứa những hiểu biết có xếp đặc lớp lang, không phải những tri thức phôi phai, nông cạn.
Muốn giải quyết nhiều vấn đề, bạn phải nỗ lực tìm tòi. Phải biết dùng hai câu hỏi “Tại sao?” , “Bằng cách nào?”. Khi nghiên cứu, bất luận về vấn đề nào, bạn cũng nhận thấy rằng mình cần phải hiểu biết rõ hơn. Và suốt đời, bạn cũng vẫn thấy mình chưa biết rõ, cần học hỏi thêm. Có thể sánh bạn như một điều tra viên, điều cần biết không tự nhiên đến, bạn phải đi tìm.
Khi bước chân vào một lĩnh vực nào đó, bạn nên tìm một người thật tài ba để học hỏi hoặc đọc sách vở họ đã soạn. Giá trị những hiểu biết của bạn tuỳ thuộc giá trị người thầy dạy bạn. Trước tiên, bạn phải học hỏi với những nhân vật trọng yếu trong ngành, nếu bạn muốn sau đó có đủ tư cách để lãnh đạo kẻ khác. Đó là một nguyên tắc của khoa học đắc lực: nguyên tắc nhờ những cố vấn lành nghề.
Trên đời này, chỉ có nhà khoa học là người có đầu óc thực tiễn, sáng tạo và giúp ích cho nhân loại nhiều nhất. Hiện nay, những công nghệ tối tân đều phát sinh từ phòng thí nghiệm. Những nhà hoá học kỹ nghệ đã chế tạo ra rất nhiều chất mới. Họ đã đảo lộn lối chế tạo truyền thống. Chưa ai biết rõ những năm tới đây họ sẽ còn công bố những gì mới mẻ nữa. Họ đã mang đến cho chúng ta nhiều tri thức mới, nhiều khả năng mới. Chính những nhà khoa học này đã giải quyết vấn đề và đem lại cho chúng ta một ngày mai tốt đẹp hơn.
Bạn cần phải học và phát triển con người bạn suốt đời. Không bao giờ nói: “Tôi đã biết đủ rồi, không cần học nữa.” Luôn luôn còn những ý tưởng mới, những sự kiện mới để bạn học hỏi. Thiếu một phần tri thức, bạn sẽ bị lỡ thời. Đến ngày cuối cùng trong đời, bạn vẫn phải mở rộng những cánh cửa sổ của trí óc. Khi có tuổi, bạn cũng cần biết thụ cảm. Cuộc sống ngắn ngủi quá mà chúng ta còn quá nhiều điều phải học
Bạn luôn luôn phải bắt khối óc hoạt động. Chớ vội thu hẹp tư duy của mình. Nó là tài sản riêng thuộc về bạn. Bạn có thể bắt khối óc hoạt động bằng cách quan sát hoặc bằng cách đọc những cuốn sách có ích cho sự học hỏi. Phải biết nghĩ đến những gì thú vị hơn là ăn uống, hát hò hoặc hút thuốc lá. Người chỉ nghĩ đến miếng cơm, manh áo và nhà ở chỉ là một người tầm thường. Những mục đích nhằm đến sẽ thành công hay thất bại tuỳ thuộc vào tư duy của bạn, tùy thuộc bạn có đủ ý chí để bắt khối óc hoạt động, phát triển và buộc nó quyết định thi hành hay không
Người ta tư duy nhiều hơn khi phải giải quyết các vấn đề trong cuộc đời.
học là thói quen nhưng chủ động trong việc học đó chính là sáng tạo
khi bạn đọc được 1 thông tin tốt hãy đi áp dụng nó liền bởi đây là cơ hội duy nhất mà bạn có thể thực hành thông tin này thời gian không có nhiều đâu
nếu bạn muốn làm thứ gì đó mà chúng ta chưa biết, chưa hiểu, chúng ta muốn hiểu về bản thân mình hơn, chúng ta muốn hiểu về xã hội và những thứ xung quanh chúng ta, chúng ta muốn giải quyết các vấn đề của bản thân và của xã hội đó là lý do mà chúng ta cần phải đi học
-có bao giờ bạn học mà bạn tự hỏi là tại sao chúng ta cần kết hợp sách(chữ viết), tự học(ngẫm), và thầy cô(lời nói và chỉ dẫn) dạy để hiểu được 1 vấn đề không
-cách để hiểu bản chất 1 vấn đề nhanh:hỏi người biết rồi
-cách hiểu 1 vấn đề bằng cách tự học: đọc và phân tích từng từ từng câu 1 cách chi tiết, kiến thức không vội được
-khi chúng ta có lượng kiến thức đủ nhiều, đủ chính xác về 1 chủ đề nào đó chúng ta sẽ thấy việc giải quyết nó rất dễ dàng vậy nên áp dụng cho vào việc học là học chắc những thứ cơ sở nhất, có lượng thông tin đủ nhiều và đầy đủ về vấn đề đó, không ngừng đặt câu hỏi tại sao cho tất cả các vấn đề mà chúng ta gặp phải, dựa trên kiến thức đã có để liên kết các kiến thức và tư duy ra điều chúng ta cần giải quyết, nếu bạn còn thấy khó là do kiến thức bạn thiếu hoặc bạn chưa hình thành được mối liên kết giữa các kiến thức
cơ hội không phải là một món quà người ta mang đến tặng bạn. Đó là một ý tưởng phát sinh từ nơi trí óc của bạn. Đó là một hiện tượng thuộc về tâm trí. Luôn luôn có những cơ hội trong cuộc sống, nhưng chỉ có những người mà khối óc đã được chuẩn bị mới nhìn ra. Nhiều người bị một lớp sương mù bao phủ không cho họ thấy cơ hội. Chỉ có những người biết quan sát, biết suy nghĩ, biết hành động mới tìm thấy nó, đó là tuỳ công việc của mình và tuỳ theo mình có biết sử dụng nó hay không. Mỗi người phải tìm ra những cơ hội xứng đáng với cao vọng của mình
Có cả một phương pháp để làm công việc sáng tạo. Trước tiên, bạn phải gom góp tất cả những thông tin, dữ liệu về việc cần xem xét. Sau đó là nghiên cứu và suy tính. Trong óc bạn luôn luôn nhớ đến nó. Một ngày kia, bạn sẽ thấy “ý tưởng” xuất hiện như tia chớp. Tôi không thể nói do đâu có hiện tượng ấy. Chưa ai biết rõ nguồn gốc của ý tưởng. Nhưng người ta có thể nhận thấy: khi chúng ta đã gom góp đủ dữ liệu và kiên tâm tìm tòi, tự nhiên “ý tưởng” sẽ hiện ra.
Nếu công việc hàng ngày không bắt khối óc làm việc, bạn nên tìm thêm một công việc giải trí theo sở thích riêng nhưng phải có tính chất sáng tạo. Bạn có thể lập một xưởng mộc nhỏ để có dịp đục đẽo, mở một phòng thí nghiệm hoặc soạn sách. Âm nhạc cũng là một việc giải trí có tính sáng tạo nếu bạn học. Chơi cờ tướng cũng có tính sáng tạo. Bạn nên dùng một phần thời giờ để giải trí, để làm nổi bật phần độc đáo trong con người bạn. Bạn nên giữ trí óc minh mẫn bằng cách buộc nó phải làm một công việc gì có tính sáng tạo.
Chính sự làm việc bằng trí não giúp bạn làm nên, không phải những hoạt động bằng tay chân. Không ít thì nhiều, ai cũng bị bắt buộc làm những công việc tẻ nhạt, nhưng nên tránh những việc tẻ nhạt ấy. Ở đâu cũng thế, những công việc bằng tay chân thường được trả công thấp, trừ phi đó là những công việc đòi hỏi khả năng đặc biệt. Cần cù siêng năng là tốt nhưng chỉ làm việc bằng cơ bắp thì chưa đủ, bạn phải biết làm việc bằng tư duy, bằng hiểu biết, bằng kiến thức. Địa vị trọng yếu thường nằm trong tay những người biết hoạt động trí óc. Địa vị càng lên cao, bạn càng ít làm việc bằng cơ bắp. Nên vận dụng thân thể để giữ gìn sức khoẻ, nhưng chớ lấy đó làm kế sinh nhai.
thiếu thông tin thì không thể nào hình thành nên dậy dây liên kết của bản thân mình hiểu được

học đi đôi với hành, hành ở đây là bài tập và cuộc sống nó sẽ giúp cho bạn hình thành các mối liên kết nhanh nhất và hiệu quả nhất nhưng lý thuyết là cái nền để tư duy luôn kết hợp học với hành lại với nhau, tìm lý do ở đây là chúng ta thiếu thông tin hay là chỉ có sợi dây liên kết nào chưa được hình thành

-20 tuổi là thời gian con người ghi nhớ còn rất là tốt nên bạn phải tận dụng lợi thế này
-mình hay biểu diễn toàn bộ kiến thức thức môn học dưới 1 cái cây hay mind map điều này thực sự rất tốt cho chúng ta có thể hệ thống được nó
-đi học quan trọng nhất là quá trình học bạn học hỏi tìm hiểu được bao nhiêu đó mới là thứ quan trọng nhất còn điểm số nó cũng quan trọng nhưng đừng đặt nó là mục đích mục đích phải là quá trình học, tiếp thu được bao nhiêu kiến thức, mong muốn tìm hiểu được càng nhiều kiến thức và kĩ năng bạn sẽ càng học giỏi còn nếu là mục tiêu khác thì kết quả ko thể nào tốt bằng dc
Học là quá trình kiến tạo;  tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất, tự suy nghĩ phát triển khả năng học, tự tìm hiểu, tự suy nghĩ, tự tưởng tượng, tự phân tích, tự ra quyết định và sống với quyết định đó, đây là điều khác biệt lớn nhất giữa học phổ thông và học đại học
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, bảng tàng, thực tế…: gắn với: - Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của SV. - Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương - Những vấn đề sinh viên quan tâm, người ta hay nói điểm ở phổ thông là tùy vào khả năng tiếp thu của học sinh còn điểm ở đại học tùy vào khả năng tự học của sinh viên
Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên.
-vấn đề lớn nhất gây khó khăn cho sinh viên năm nhất là ở học phổ thông chúng ta được trang bị kiến thức đầy đủ chứ không được trang bị khả năng tự học, học sao cho tốt học sao cho nhanh và đầy đủ nhất, và còn rất bị động mất đi khả năng tự đặt câu hỏi và suy luận điều quan trọng nhất khi học, mà khả năng tự đặt câu hỏi, tự suy luận, suy nghĩ là khả năng quan trọng nhất của học thuật dẫn tới ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập
-đầu tiên là lượng kiến thức nền, nếu bạn mới học thì tìm 1 cuốn sách đầy đủ nội dung. còn thi bài tập hay lí thuyết đều dựa vào nội dung trong sách nên phải chắc chắn là tìm được tài liệu có đầy đủ nội dung, còn nếu mà bạn không có kiến thức nền đầy đủ thì chịu rồi bởi vì tư duy là dựa trên kiến thức mà
-còn về ghi chép thì tôi nghĩ mỗi bài học xong ghi vào tờ giấy A4 là tốt nhất vì ghi vào vở ko bao giờ đọc lại
-đi học trên lớp là bắt buộc phải đi vì bạn phải lên lớp để xem nó học cái gì và các thông tin quan trọng khác trên lớp đồng thời bạn được đào tạo mà không mất kiến thức nền, nhưng muốn nhớ được thì phải học ở nhà
-dù bài tập thực hành hay lí thuyết đều dựa trên cái sơ đồ học mà mình đã xây dựng xem cái kiến thức trong bài tập nó nằm ở đâu trong sơ đồ của mình
-mà mình nghĩ bài tập nó chỉ là cách nhớ kĩ lý thuyết và kết nối các thông tin của lý thuyết với nhau thôi, có nghĩa là bạn muốn hiểu lý thuyết chắc chắn phải đi giải bài tập nhưng không được máy móc mà phải hiểu toàn bộ tại sao nó lại như vậy
-học theo sơ đồ cây hay hình ảnh video hay kết hợp tùy thuộc vào sở trường của bạn
-tư duy xuôi, tư duy ngược, tư duy cây, tư duy kết hợp dựa trên các kiến thức mà mình đã học
-hiểu kiến thức đòi hỏi kiến thức cơ sở, đòi hỏi khả năng xử lý thông tin không thông tin nào mình đọc được là thừa nên khi đọc bạn phải liên kết nó vào cái cây để hiểu, khả năng trừu tượng hóa thông tin, tưởng tượng
-xây dựng được mối liên kết giữa các kiến thức với nhau
-kinh nghiệm khi học là luôn đi từ cái tổng quan về cái chi tiết
-cùng 1 vấn đề người học nhanh có thể học trong vòng 1 ngày người học chậm có thể mất 1 tháng, cái ở đây là kinh nghiệm học rất là khác biệt
-có 1 thứ mình muốn nói ở đây là slide của hutech rất là chất
-bạn hãy không ngừng nâng cao khả năng đọc, phân tích và hiểu vấn đề thật nhanh đây là 1 lợi thế cực kì lớn đấy

-Tư duy và ngôn ngữ

Nhu cầu giao tiếp của con người là điều kiện cần để phát sinh ngôn ngữ. Kết quả tư duy được ghi lại bởi ngôn ngữ. Ngay từ khi xuất hiện, tư duy đã gắn liền với ngôn ngữ và được thực hiện thông qua ngôn ngữ. Vì vậy, ngôn ngữ chính là cái vỏ hình thức của tư duy.
Ở thời kỳ sơ khai, tư duy được hình thành thông qua hoạt động vật chất của con người và từng bước được ghi lại bằng các ký hiệu từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn lẻ đến tập hợp, từ cụ thể đến trừu tượng. Hệ thống các ký hiệu đó thông qua quá trình xã hội hóa và trở thành ngôn ngữ. Sự ra đời của ngôn ngữ đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của tư duy và tư duy cũng bắt đầu phụ thuộc vào ngôn ngữ. Ngôn ngữ với tư cách là hệ thống tín hiệu thứ hai trở thành công cụ giao tiếp chủ yếu giữa con người với con người, phát triển cùng với như cầu của nền sản xuất xã hội cũng như sự xã hội hóa lao động
-Tư duy và nhận thức
Tư duy là kết quả của nhận thức đồng thời là sự phát triển cấp cao của nhận thức. Xuất phát điểm của nhận thức là những cảm giác, tri giác và biểu tượng... được phản ánh từ thực tiễn khách quan với những thông tin về hình dạng, hiện tượng bên ngoài được phản ánh một cách riêng lẻ. Giai đoạn này được gọi là tư duy cụ thể. Ở giai đoạn sau, với sự hỗ trợ của ngôn ngữ, hoạt động tư duy tiến hành các thao tác so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khu biệt, quy nạp những thông tin đơn lẻ, gắn chúng vào mối liên hệ phổ biến, lọc bỏ những cái ngẫu nhiên, không căn bản của sự việc để tìm ra nội dung và bản chất của sự vật, hiện tượng, quy nạp nó thành những khái niệm, phạm trù, định luật... Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tư duy trừu tượng
Nguyên tắc cơ bản
Tư duy đột phá dựa trên 7 nguyên tắc cơ bản[2]:
1. Tính duy nhất: mỗi vấn đề là duy nhất và yêu cầu giải pháp duy nhất, tuyệt đối không bắt chước.
2. Mục đích tối thượng: tập trung vào mục đích và triển khai mục đích bằng câu hỏi "Mục đích của mục đích, của mục đích… là gì") để tìm ra mục đích sau cùng, mở rộng các chiều (không gian, thời gian) để giải quyết vấn đề.
3. Giải pháp sau giải pháp tiếp theo: định ra giải pháp tương lai để chỉ hướng cho giải pháp hiện tại, đặt nó trong tổng thể của giải pháp lớn hơn.
4. Tính hệ hệ thống: xét giải pháp trong tổng thể.
5. Thu thập thông tin tối thiểu: có nhiều thông tin sẽ tạo nên kiến thức chuyên gia, nhưng quá nhiều thông tin chính là một cách hạn chế khả năng giải quyết vấn đề.
6. Lôi cuốn tham gia của số đông: tạo sự phấn khởi, kích thích và kêu gọi mọi người cùng tham gia vào kế hoạch)
7. Thay đổi và cải cách liên tục: trong lúc đang hoàn thiện giải pháp mới, tiếp tục định ra giải pháp tiếp theo để tính đổi mới được liên tục.
Đến năm 2013, các tác giả đề xuất cấu trúc lại Tư duy đột phá theo hướng có cấu trúc hơn là đặt 7 nguyên tắc ngang hàng nhằm mục đích để tiếp nhận thực hành dễ dàng hơn. Bao gồm:
  • 03 Nguyên lý nền tảng: Tính duy nhất, Tính hệ thống, Thông tin giới hạn
  • 04 giai đoạn tạo giải pháp đột phá: Thiết kế con người, Triển khai mục đích, Thiết kế giải pháp tương lai, Thiết kế giải pháp hiện thực
  • 03 quy trình trong mỗi giai đoạn: Liệt kê, Tổ chức, Quyết định
Lợi ích
  • Nhận diện đúng vấn đề và xác định phương cách thực hiện
  • Tập trung vào các giải pháp trong tương lai, không phải vấn đề hiện tại.
  • Tháo dỡ những rào cản để tiếp cận những giải pháp đơn giản
  • Yêu cầu thu thập dữ liệu ít nhất, vì thế chữa trị được căn bệnh phân tích và mổ xẻ
  • Đưa ra những giải đáp mang lại lợi ích lớn hơn về chất lượng, lợi nhuận kinh tế và quỹ thời gian.
  • Đòi hỏi ít thời gian và chi phí hơn để tạo ra những lợi ích đó
  • Thúc đẩy tư duy sáng tạo và những thay đổi chính yếu
  • Cung cấp những giải pháp dài hạn
  • Tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp
  • Xây dựng những nhóm làm việc tự nhiên, lâu dài, và các mối quan hệ cá nhân
  • Sử dụng cái nhìn toàn diện chính xác trong việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề phát sinh.
không có cái gì mà gọi là khó chỉ là mình không biết, không hiểu hay quên mà thôi, còn nếu bạn thấy bạn học khó hiểu hay không thể nào nhớ được thì bạn hãy đi tìm mối liên kết giữa các kiến thức chỉ vậy thôi, đặc biệt chú ý việc suy nghĩ và kết nối kiến thức mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ và tưởng tưởng chính xác nên bạn phải cần thời gian là yếu tố bắt buộc, đừng bao giờ tắt trên con đường học vì làm vậy bạn sẽ phải trả giá cho những mối liên kết sau này
giỏi=siêng năng+suy ngẫm về việc mình làm(dành thời gian thật nhiều để suy nghĩ về thứ mình làm)
không thể thiếu 1 trong 2 điều đó

sáng tạo

Các phương pháp thông dụng
Các phương pháp sử dụng trong ngành này còn đang được khám phá. Số lượng phương pháp đã được phát minh có đến hàng trăm. Nội dung các phương pháp áp dụng có hiệu quả bao gồm:
  • Tập kích não: Đây là một phương pháp dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách tập trung sự suy nghĩ vào vấn đề đó; các ý niệm và hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng tư tưởng, càng nhiều thì càng đủ và càng tốt, rồi vấn đề được xem xét từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm, đánh giá và tổng hợp thành các giải pháp cho vấn đề đã nêu.
  • Thu thập ngẫu nhiên: là kĩ thuật cho phép liên kết một kiểu tư duy mới với kiểu tư duy đang được sử dụng. Cùng với sự có mặt của kiểu tư duy mới này thì tất cả các kinh nghiệm sẵn có cũng sẽ được nối vào với nhau. Phương pháp này rất hữu ích khi cần những ý kiến sáng rõ hay những tầm nhìn mới trong quá trình giải quyết một vấn đề. Đây là phương pháp có thể dùng bổ sung thêm cho quá trình tập kích não.
  • Nới rộng khái niệm: là một cách để tìm ra các tiếp cận mới về một vấn đề khi mà tất cả các phương án giải quyết đương thời không còn dùng được. Phương pháp này triển khai nguyên tắc "lui một bước" để nới rộng tầm nhìn về vấn đề.
  • Kích hoạt: Tác động chính của phương pháp này là để tư tưởng được thoát ra khỏi các nền nếp kiến thức cũ mà đã từng được dùng để giải quyết vấn đề. Chúng ta tư duy bằng cách nhận thức và trừu tượng hóa thành các kiểu rồi tạo phản ứng lại chúng. Các phản ứng đối đáp này dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ và sự hữu lý của các kinh nghiệm này. Tư tưởng của chúng ta thường ít vượt qua hoặc đứng bên ngoài của các kiểu mẫu cũ. Trong khi chúng ta có thể tìm ra câu trả lời như là một "kiểu khác" của vấn đề, thì cấu trúc não bộ sẽ gây khó khăn cho chúng ta để liên kết các lời giải này. Phương pháp kích hoạt sẽ làm nảy sinh các hướng giải quyết mới.
  • Sáu chiếc mũ tư duy (six thinking hats): là một kĩ thuật được nhằm giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng, những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được. Đây là một khuôn mẫu cho sự tư duy và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng. Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của chúng, nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy trong lối suy nghĩ thông thường. Phương pháp này được dùng chủ yếu là để kích thích lối suy nghĩ song song, toàn diện và tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành kiến,...) với chất lượng.

Phương pháp tư duy sáng tạo Giản đồ ý là phương cách rất hữu hiệu để ghi nhớ một sự kiện hay hệ thống phức tạp.
Ghi chú trên hình 1.CPU
2.Bộ nhớ
4.Các bộ điều khiển I/O
5.Bộ điều khiển video
6.Cổng nối tiếp
8.Ổ đĩa
9. Ổ CD
10.Màn hình
12.Cổng song song
13.Bàn phím
14.Chuột
15.Máy in
16.Mạng
17.Máy quét hình
18.Máy chụp hình số
19.Máy phóng hình
  • DOIT: là phương pháp để gói gọn, hay kết hợp, các phương pháp tư duy sáng tạo lại với nhau và dẫn ra các phương pháp về sự xác định ý nghĩa và đánh giá của vấn đề. DOIT giúp tìm ra kỹ thuật sáng tạo nào là tốt nhất. Chữ DOIT là chữ viết tắt trong tiếng Anh bao gồm
D - Define problem nghĩa là Xác định vấn đềO - Open mind and Apply creative techniques tức là Cởi mở ý tưởng và Áp dụng các kỹ thuật sáng tạoI - Identify the best solution là Xác định lời giải đáp tốt nhấtT- Transform là Chuyển đổi
  • Đơn vận: Đây là phương pháp mạnh giải quyết vấn đề bằng cách đem nó vào sự vận chuyển đơn nhất. Phương pháp này thích hợp để giải quyết những vấn đề trong môi trường kỹ nghệ sản xuất. Nó đưa phương pháp DOIT lên một mức độ tinh tế hơn. Thay vì nhìn sự sáng tạo như là một quá trình tuyến tính thì cái nhìn của đơn vận đưa quá trình này vào một vòng khép kín không đứt đoạn. Nghĩa là sự hoàn tất cùng với sự thực hiện tạo thành một chu kì dẫn tới chu kì mới nâng cao hơn của sự sáng tạo.
  • Giản đồ ý: phương pháp này là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Nó có thể dùng như một cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp hay để phân tích một vấn đề thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này củng cố thêm khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau cũng như nâng cao khả năng nhớ theo chuỗi dữ kiện xảy ra theo thời gian. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Tương tự hoá: xem vấn đề như là một đối tượng. So sánh đối tượng này với một đối tượng khác, có thể là bất kì, thường là những bộ phận hữu cơ của tự nhiên. Viết xuống tất cả những sự tương đồng của hai đối tượng, các tính chất về vật lý, hoá học, hình dạng, màu sắc... cũng như là chức năng và hoạt động. Sau đó, xem xét sâu hơn sự tương đồng của cả hai, xem có gì khác nhau và qua đó tìm thấy được những ý mới cho vấn đề.
  • Tương tự hoá cưỡng bức: là một cách mở rộng tầm nhìn hay bóp méo những kiến thức hiện hữu để tạo ra những sáng kiến mới.
  • Tư duy tổng hợp: là một quá trình phát hiện ra các mối liên hệ làm thống nhất các bộ phận mà tưởng chừng như là tách biệt. Đây là phương thức ghép đặt các sự kiện lại với nhau để mở ra một tầm nhìn mới cho tất cả các loại vấn đề. Phương pháp này không chỉ dùng trong nghiên cứu khoa học mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như nghệ thuật, sáng tác... hay ngay cả trong lĩnh vực sử dụng tài hùng biện như chính trị, luật...
  • Đảo lộn vấn đề (reversal): Đây là một phương pháp cổ điển được áp dụng triệt để về nhiều mặt trên một vấn đề nhằm tìm ra các thuộc tính chưa được thấy rõ và khả dĩ biến đổi được đối tượng cho phù hợp hơn.
  • Cụ thể hoá và Tổng quát hoá
  • TRIZ: (Viết tắt từ Nga ngữ Teoriya Resheniya Izobreatatelskikh Zadatch (Теория решения изобретательских задач), Anh ngữ:the Theory of Inventive Problem Solving) tức là Lý thuyết giải quyết sáng tạo cho vấn đề. Đây là lý thuyết sáng tạo được thống kê và tổng hợp thành 40 gợi ý khác nhau và được ghi ra cụ thể cho người áp dụng tùy theo tình huống của vấn đề.
Nhiều phương pháp trình bày trên đây vẫn còn được những người phát minh ra chúng giữ độc quyền trong việc đào tạo và in ấn các tài liệu giáo khoa.

nhân tài

Competence × Commitment × Contribution (2). Competence (năng lực) ở đây hiểu theo nghĩa có trình độ học vấn cao, có kiến thức và kĩ năng chuyên môn tốt và phù hợp với công việc. Commitment (tận tụy hay dấn thân) trong công thức 3C có nghĩa là người chịu dấn thân vì mục tiêu chung của tổ chức, và có tầm nhìn tốt về tương lai cho tổ chức. Contribution (cống hiến) được hiểu là sẵn sàng đóng góp ngoài khả năng chuyên môn của mình và giúp đỡ đồng nghiệp cùng phát triển.