Cơ quan cạnh tranh của Ý vừa đưa ra thông báo cho Apple về việc phạt 10 triệu euro vì các hành vi marketing không chính xác của iPhone từ iPhone 8 đến iPhone 11. Họ cho rằng chiêu marketing của Apple khiến người dùng lầm tưởng rằng iPhone có thể chống nước hoàn toàn trong khi thực sự nó chỉ chống nước trong vài điều kiện nhất định.
1. Thực hư câu chuyện “chống nước” của iPhone?
Đúng là iPhone có thể chống nước, nhưng chỉ trong vòng 30 phút dưới 1 mét nước trong khi Apple không nêu rõ ràng thông tin này cho người dùng mà chỉ “lòe” mọi người bằng các cụm từ như “waterproof” hay “water-resistant”. Apple có đưa ra khuyến nghị tránh để iPhone tiếp xúc với nước có áp suất hoặc nước có tốc độ cao, chẳng hạn như khi tắm vòi sen nhưng lời cảnh báo này chỉ xuất hiện tại trang hỗ trợ mà không được gửi đến người dùng một cách trực tiếp khi quảng cáo.

2. Hệ lụy từ quảng cáo sai sự thật của Apple
Nhiều người dùng đã lên tiếng khiếu nại rằng iPhone của họ đã “ngỏm” sau khi tiếp xúc với nước, thậm chí có người còn báo cáo rằng điện thoại của họ chưa bao giờ ngâm nước quá thời gian và độ sâu mà Apple đưa ra nhưng vẫn không hoạt động được. Không biết đọc đến đây có độc giả nào của Tomorrow Marketers đã từng trong trường hợp tương tự không, riêng Admin thì có và cũng đã vô cùng không hài lòng với các quảng cáo nói quá, không rõ ràng của Apple. Với các khiếu nại tại Ý, Apple đã từ chối bảo hiểm và cho rằng không có bằng chứng chứng minh họ đã làm theo đúng yêu cầu nên đã “phủi tay” không hỗ trợ sửa đổi.
Chính vì thế, Apple đang đối mặt với hình phạt 10 triệu euro - một khoản tiền bằng nửa lợi nhuận trong cả năm tại Ý của họ. Không chỉ thế, không ít lần Apple phải chịu các hình phạt lớn hơn nhiều từ các cơ quan cạnh tranh ở những nơi khác ở châu Âu. Hai năm trước, cơ quan giám sát cạnh tranh của Ý cũng đã phạt Apple và Samsung khoảng 15 triệu đô la vì buộc người tiêu dùng cập nhật các bản cập nhật có thể làm chậm hoặc hỏng thiết bị của họ. Tháng 2 năm nay, Pháp đã phạt Apple 27 triệu USD vì giới hạn hiệu suất hệ điều hành của iPhone có pin cũ.

Thật ra nếu làm lâu trong ngành marketing này, chắc hẳn các marketer cũng không lạ gì với các chiêu “lách claim" tức có phần lách câu chữ, hoặc không nói rõ ràng để sản phẩm của mình ngầu hơn trên các thước phim quảng cáo. Ví dụ như “chiết xuất từ thiên nhiên 100%” (dễ bị hiểu nhầm rằng thành phần 100% từ thiên nhiên khi khách hàng không để ý chữ chiết xuất, hoặc 100% để sau chữ thiên nhiên là chiết xuất từ thiên nhiên thật chứ không phải chứa 100% từ thiên nhiên).
Nguồn tham khảo: