Là 1 người theo quan điểm tự học, bản thân mình vốn cho rằng bằng cấp ko quan trọng. Bởi có nhiều thứ bạn học được vô cùng giá trị nhưng chẳng ai cấp bằng cho bạn. Đó là kinh nghiệm sống, đó là cách vượt qua tổn thương, đó là khả năng làm lại sau đổ vỡ, đó là học thêm những thứ chẳng có người dạy cụ thể (google, youtube) chỉ để hoàn thành công việc... Cầm tấm bằng trên tay, bạn vẫn cần học rất nhiều. Do đó cái quan trọng với bản thân, đó là trong đầu bạn có gì, bạn có thể làm được gì, bạn có thể đi bao xa... chứ ko phải ở những tấm bằng. Nó là các mốc ghi nhận 1 thời điểm mà thôi. Nếu bạn ngừng học, ngừng rèn luyện thì có thể sau vài năm, bạn không xứng với tấm bằng đó nữa, nhưng bởi bạn có 1 mảnh bằng, bạn nghĩ bạn luôn ở vị trí đó. Nên việc phụ thuộc bằng cấp là 1 sự ỉ lại và làm bạn hạn chế năng lực đi nhiều.
Không có tầm nhìn và định hướng nên tôi cứ loay hoay giữa việc học gì, làm gì, như thế nào. Bởi tôi ko có thầy dạy, không có ai chỉ bảo nên làm gì.
Thiếu chiều sâu nên làm gì cũng không tốt. Để làm việc tốt, kiến thức phải đủ sâu. Nó như việc đào hầm xuyên núi vậy. QUá trình đáo rất vất vả, cảm giác chả đi đến đâu, nhưng khi đào đủ lâu, đủ sâu thì sẽ đến ánh sáng. Vấn đề là phải nhìn ra việc đó, hình dung được bạn đang làm gì, mục đích gì, kết quả cần đạt được là gì. Như thế mới khiến bạn kiên trì trong chuỗi ngày gian khó đó.
Sau 5-7 năm ra trường, tôi mới thực sự hiểu những điều này, và tôi bắt đầu học, nghiên cứu 1 cách "điên cuồng". Chủ yếu học từ nước ngoài, trao đổi học hỏi những người có kinh nghiệm hơn mình (như giám đốc, như du học sinh, như những người bạn già...). Bởi họ có tầm nhìn, họ biết định hướng. Mọi suy nghĩ phải thông thì hành động mới chính xác. Đừng hành động khi chưa nghĩ thông suốt. Vậy nên tôi góp ý để bạn nghĩ sâu hơn. Bạn cần thêm thông tin để có suy nghĩ chính xác hơn. Hãy chọn theo quyết định bởi bộ não, đừng chọn theo trái tim
Chính vì quên đi mình là ai, nên ta sẵn sàng buông thả cuộc đời. Càng buông thả, ta càng trở nên xấu xí, hèn kém và yếu đuối. Kể ra thì dễ bị chửi hơn là được an ủi. Nhưng chửi cũng đúng thôi, ai bảo bạn để người ta chửi. Nếu còn thấy tự ái vì bị chửi, thì hãy cứng rắn lên mà chống trả lại đi, vì đời là thế, và bạn xứng đáng bị (được) như thế.
Ta cố gắng để thay đổi cái chất của ta, không phải để hơn thua trong 1 khoảnh khắc. Cũng đừng bao giờ nghĩ càng cố gắng càng bất lực. Phải xem mọi cố gắng là tích luỹ về lượng. Chỉ khi không tích luỹ được gì, hay ngừng tích luỹ thì mới không có sự thay đổi. Nếu kết quả mãi là không, phải xem lại cách thức ta đã làm để làm khác đi
Còn khi đã thực sự yêu 1 người thì sẽ không thể yêu ai khác được nữa, không thể ở đâu mà thiếu họ được nữa
Sống thật với lòng mình thì luôn đúng.
1 là em biết quá ít. Hãy đọc nhiều, viết nhiều, nghe nhiều, nói nhiều... để các luồng tư duy trong em thông suốt
Thường khi nhìn nhận 1 thứ gọi là "cơ hội", ta thường nhìn vào cái "được" chứ ít khi nhìn cái "mất". Bản thân anh thì hay nhìn vào cái "mất" hơn là nhìn cái "được". Cả 2 cách nhìn này đều không tốt, bởi được cái này thì mất cái khác
Họ làm được khi và chỉ khi:
- Hiểu rõ mình muốn gì, có gì, cần gì
- Biết rõ phương pháp để hành động
- Không bị dao động bởi các tác nhân bên ngoài
bản chất của việc học là đưa những thứ chưa biết về những thứ đã biết rồi giải quyết