𝐂𝐡𝐮̉ đ𝐞̂̀: 𝐂𝐎𝐕𝐈𝐃-𝟏𝟗 𝐂𝐎́ 𝐍𝐄̂𝐍 𝐗𝐔𝐀̂́𝐓 𝐇𝐈𝐄̣̂𝐍 𝐇𝐀𝐘 𝐊𝐇𝐎̂𝐍𝐆?
𝐺𝑜́𝑐 𝑛ℎ𝑖̀𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡𝑜̂𝑖: NÊN XUẤT HIỆN 𝐵𝑜̛̉𝑖 𝑣𝑖̀: Là một "biến cố" giúp tôi và các bạn bộc lộ, hiện nguyên hình...
𝐺𝑜́𝑐 𝑛ℎ𝑖̀𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡𝑜̂𝑖: NÊN XUẤT HIỆN
𝐵𝑜̛̉𝑖 𝑣𝑖̀: Là một "biến cố" giúp tôi và các bạn bộc lộ, hiện nguyên hình rõ nhất về bản thân mình.
(Chúng ta là kẻ ham chơi hay người chăm học, lối sống lành mạnh hay buông thả, tính kỷ luật bản thân như thế nào, thói quen tốt xấu nào đã xuất hiện, cảm xúc hiện ra tích cực hay tiêu cực hay việc lên kế hoạch, tìm kiếm niêm vui cho cuộc sống có hay không. Đặc biệt, việc cải thiện, nâng cao các mối quan hệ bạn bè, gia đình khi xã hội cách ly có thực sự tốt)
𝐿𝑢̛𝑢 𝑦́: Chỉ xét theo phạm vi hẹp khi tôi và các bạn là SINH VIÊN. Và trong khoảng thời gian tháng 2,3,4 năm 2020.
-----------------------------
𝟏.𝐊𝐡𝐚̉ 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 "𝐓𝐔̛̣ 𝐇𝐎̣𝐂"
COVID-19 xuất hiện, chúng ta được trải nghiệm hình thức học mới (học online), một mô hình làm nổi bất rõ nhất vai trò tự học của mỗi cá nhân, sự tập trung nghe giảng hay việc ghi chép chăm chỉ. Chúng ta thử nhìn lại xem số buổi học của chúng ta có thực sự chất lượng, có chăm chỉ ghi chép, tập trung nghe giảng hay lại bị xao nhãng bởi những thứ khác trong cùng một chiếc máy tính, bao nhiêu ứng dụng, bao nhiêu trang web được sử dụng khi chúng ta đang học online, bài tập được giao về có làm hay không? Đây là một cơ hội tốt nhất để ta nhìn lại việc học tập của bản thân để thấy được rằng đó mô hình học tập tiên tiến của các nước phát triển, là thói quen, cách thức của những con người vĩ đại, vĩ nhân.
𝑉𝑜̛́𝑖 𝑡𝑜̂𝑖: Lười học thối tha, ghi chép cũng lười, nghe giảng thì có nghe đâu toàn vào điểm danh rồi bật đủ các trang web khác nhau, hôm thì ngồi lướt facebook, lúc thì xem youtube, lúc thì tán gẫu bạn bè. Nói chung mùa dịch đã hiện rõ bản chất, hiện rõ nguyên hình của tôi là một thằng lười học, thậm chí có tiết còn chán, bỏ học luôn. Từ đó, nhận ra được những suy nghĩ ngụy biện, bào chữa trước kia của mình. Nào là mô hình học tập ở Việt Nam lạc hậu, nhiều môn học lan man, những ép buộc trong cách thức giảng dạy của giảng viên? Tất cả, tất cả là sự ngụy biện hết, bản chất là tôi có học hành đếch đâu, mô hình học thông minh nè, không phải lên lớp nè, tự do học tập nè.
𝐾𝑒̂́𝑡 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑛: Muốn giỏi một lĩnh vực chuyên sâu phải có kỹ năng "tự học", tự tìm kiếm thông tin, tài liệu, khóa học, thầy giáo liên quan đến lĩnh vực mà mình thích, đam mê. Còn đam mê, sở thích là gì thì tự đi mà tìm nhé.
𝟐.𝐂𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 "𝐒𝐔̛́𝐂 𝐊𝐇𝐎̉𝐄"
Mùa dịch đến, thời gian dành cho bản thân nhiều hơn, tự do hơn, được làm chủ thì mỗi chúng ta hãy nhìn lại xem lối sống lành mạnh của chúng ta có không? Giờ giấc ngủ nghỉ có hợp lý, có ngủ khuya, thức đêm, ngủ nướng? Có bỏ ăn sáng, có hay ăn đồ vặt, đồ ngọt bánh kẹo không? Có chăm chỉ luyện tập thể dục mỗi ngày? Đây là một minh chứng cụ thể nhất để phản biện lại tất cả lý do trước kia của chúng ta, nào thì không có thời gian, công việc ngập mặt, nơi làm việc, thời gian đi lại, các thứ các thứ.
𝑉𝑜̛́𝑖 𝑡𝑜̂𝑖: Vẫn duy trì thói quen ngủ sớm, số ngày ngủ trước 0h00, dậy sớm trước 6h00 chiếm đến 90-95%, tôi chăm chỉ ăn sáng lắm, bữa dinh dưỡng quan trọng mà. Với lại tôi hay ăn hoa quả, ăn sữa chua và hạn chế ăn bánh kẹo lắm, thêm nữa việc tập luyện với tôi là thường xuyên, lúc thì tập tạ tại nhà, hôm thì đi ra công viên chạy, mùa dịch lại tập được thêm côn nhị khúc và đã thực hiện được chế độ tăng cân, tôi tăng 2-3 kg.
𝐾𝑒̂́𝑡 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑛:: Chăm sóc sức khỏe bản thân là cần thiết, quan trọng. Muốn hiểu được nó quan trọng thế nào thì hãy tạo cơ hội để được nằm viện nhé. Hãy thử trải nghiệm cảm giác nằm viện giống tôi khoảng hơn 1 tuần nhé.
𝟑.𝐐𝐮𝐚̉𝐧 𝐭𝐫𝐢̣ "𝐂𝐀̉𝐌 𝐗𝐔́𝐂"
Ôi, cách ly xã hội, thời gian nhàn rỗi, xuất hiện nhiều cảm xúc quá. Các bạn có cảm giác cô đơn không, lạc lõng, bơ vơ? Những suy nghĩ tiêu cực nào đã xuất hiện, sự chán nản, mệt mỏi, áp lực do đủ thứ mà không rõ nguyên nhân? Những niềm vui vẫn có chứ hay những suy nghĩ sao ngày trôi qua lâu thế, ngày gì mà dài thế, ngủ mãi mà chưa hết ngày?
𝑉𝑜̛́𝑖 𝑡𝑜̂𝑖: Cảm xúc chán nản có xuất hiện chứ, cảm giác cô đơn, tủi thân vẫn xảy ra. Nhưng chung quy, tổng quan lại thì nó xuất hiện không nhiều trong ngày, chỉ trong một khoảng thời gian nào đó khi nhàn rỗi thôi. Chán nản vì không biết hôm nay làm gì, buồn tủi vì tháng này không được đi chơi ở đâu, cảm xúc tiêu cực khi không làm được bài kiểm tra hay niềm vui ngắn hạn khi xem một video hài, một tin tức thù vị. Tóm cái váy lên thì tôi không biết quản trị cảm xúc của mình, nó cứ xuất hiện rồi lại biến mất, có nỗi buồn, chán nản, áp lực kéo dài trong nhiều ngày cũng có cái chỉ xuất hiển thoáng chốc.
𝐾𝑒̂́𝑡 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑛: Khả năng đọc tên cảm xúc, nhận dạng cảm xúc hoặc giải tỏa được cảm xúc là một kỹ năng khó, nó đòi hỏi phải có sự quan sát mỗi ngày, tìm hiểu sơ lược về tâm lý học. Lợi ích của nó thì các bạn lên mạng mà tìm hiểu nhé, đọc cả ngày.
𝟒.𝐐𝐮𝐚̉𝐧 𝐥𝐲́ "𝐓𝐇𝐎̛̀𝐈 𝐆𝐈𝐀𝐍"
Thời gian nhàn rỗi nhiều quá, không biết phải làm gì cho hôm nay, ngày mai. Mọi việc diễn ra một cách tự nhiên ảnh hướng rất nhiều đến yếu tố cảm xúc. Từ đó nhận ra rằng, việc lập kế hoạch, đặt mục tiêu của bản thân chúng ta chưa thực sự tốt. Nếu một ngày trôi qua mà cảm thấy vô nghĩa, buồn chán là chứng tỏ chúng ta chưa biết lập kế hoạch rồi. Phải làm sao để mỗi ngày trôi qua không nhàm chán, làm sao để biết ngày hôm qua mình có làm việc hiệu quả hay dự định trong tương lai của mình sẽ làm gì? Nếu ai còn những thắc mắc về công việc, nhứng suy tư, lo lắng về tương lai hay những tiếc nuối, bận tâm trong quá khứ thì hãy xem xét, nhìn nhận lại việc quản lý thời gian, lập kế hoạch của mình nhé.
𝑉𝑜̛́𝑖 𝑡𝑜̂𝑖: Thói quen này đã có từ lâu (khoảng 2 năm nay), tuy không loại bỏ triệt để được những chán nản, cảm xúc tiêu cực nhưng ít ra còn có số liệu, thống kê là ngày hôm đó mình làm việc kém quá, ham chơi quá hoặc tuần vừa qua, tháng vừa qua mình đạt số mục tiêu cao hay thấp. Từ đó sẽ biết cách tìm kiếm giải pháp khắc phục, mặc dù có khắc phục được đâu, vẫn thế nhưng tôi vẫn hài lòng về những hành động tốt, xấu trong quá khứ.
𝐾𝑒̂́𝑡 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑛: Quản lý thời gian, lập kế hoạch giúp bạn sống chủ động hơn, làm việc năng suất, hiểu quả hơn. Hãy nhớ lấy rằng "lập kế hoạch, đặt mục tiêu sẽ không đạt được 100% nhưng ít nhất nó tốt hơn nhiều so với việc không có mục tiêu, kế hoạch"
𝟓.𝐊𝐡𝐚̉ 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 "𝐇𝐀̀𝐍𝐇 Đ𝐎̣̂𝐍𝐆"
Thời gian dịch COVID-19, là khoảng thời gian xem chúng ta thực sự có dũng cảm, có dám nghĩ dám làm những điều mong muốn, những điều còn ấp ủ. Đọc, tìm hiểu những thói quen tốt, những tư duy tích cực hay những kỹ năng cần thiết thì đây là khoảng thời gian thuận lời nhất. Trước kia bận rộn, bạn ấp ủ mong muốn học nhưng kiến thức ngoài chuyên môn, phạm vi trường học nào? Những kỹ năng nào bạn muốn có? Tất cả điều đó sẽ có cơ hội được thực hiện trong mùa dịch nếu bạn thực sự dũng cảm, quyết tâm, dám làm. Chẳng hạn: Bạn có muốn cải thiện, rèn luyện việc đọc sách, học ngoại ngữ mới, học các kỹ năng về chỉnh sửa ảnh, video hay việc chơi nhạc cụ, viết lách, quay vlog v.v…. Chúng ta có rất nhiều những mong muốn dự định nhưng toàn viện cớ lý do không có thời gian, không có tiền thì mùa dịch là câu trả lời rõ nhất, thực sự bản chất là gì? Là do bản thân chưa dũng cảm, dám làm hay do sự lười biếng. Hãy tự nhìn lại xem mùa dịch mình đã làm được những điều gì mới mẻ chưa?
𝑉𝑜̛́𝑖 𝑡𝑜̂𝑖: Đây là khoảng thời gian hoàng kim, khoảng thời gian đáng nhớ nhất cho việc hành động của tôi. Cụ thể trong 3 tháng 2,3,4 tôi lang thang đi hàng chục chuyến du lịch bụi (9 tỉnh thành), quay được một vài Vlog đầu tay, đọc gần 4000 trang sách, học tiếng anh mỗi ngày trên Duolingo hoặc việc chạy khám phá những công viên mới ở Hà Nội, tập thêm bộ môn côn nhị khúc, ngoài ra có học cơ bản các phần mềm chỉnh sửa (PS,LR,PR,AI), học thêm môn tử vi, tham gia các sự kiện online. Đặc biệt đã tạo cho mình một trang Blog cá nhân, xuất bản được 20 bài viết trong mùa dịch. Tất cả những điều đó trước kia tôi chưa từng làm hoặc viện cơ lý do để không làm nó, thì nay đã có số liệu chứng minh cho những công việc, kỹ năng mới trong tương lai.
𝐾𝑒̂́𝑡 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑛: Hành động, làm, làm, làm là một điều hết sức quan trọng. Vì "khoảng cách xa nhất" là từ suy nghĩ tới hành động (hay đơn giản là từ não đến tay). Có làm thì mới có trải nghiệm, kiến thức để mà chém gió nhé.
𝟔.𝐓𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̣𝐧𝐠 "𝐌𝐎̂́𝐈 𝐐𝐔𝐀𝐍 𝐇𝐄̣̂"
Xã hội cách ly rồi, hạn chế tập trung đông người rồi. Các mối quan hệ người yêu, bạn bè, gia đình sẽ ra sao? Không được gặp người yêu, bạn bè đại học hàng ngày thay vào đó các bạn sẽ được ở với gia đình nhiều hơn? Có hay trò chuyên với bố mẹ không, một ngày nói chuyện với họ bao nhiêu tiếng, bạn vẫn duy trì việc nhắn tin với bạn bè, tập thể, tổ chức của mình chứ? Bạn có cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt giữa việc gặp trò chuyện trực tiếp và qua màn hình điện thoại không? Đây là lúc chúng ta nhận ra được sự quan tâm thực sự của bạn bè, người thân. Biết được ai còn thường xuyên trò chuyện với mình, ai còn quan tâm tới mình và làm sao để bản thân mình vẫn còn hiện diện trong mắt bạn bè qua mạng xã hội?
𝑉𝑜̛́𝑖 𝑡𝑜̂𝑖: Do mải đi chơi, làm việc cá nhân nên không ở nhà cùng bố mẹ nhiều, dịch mà cứ loi choi đi chơi thôi, vậy nên mối quan hệ với gia đình không có sự khác biệt so với trước khi dịch xảy đến. Còn với bạn bè, tập thể, tổ chức thì tôi cũng không còn giao lưu, tán gẫu thường xuyên, có ngày còn chẳng nhắn tin với ai, hoặc số lượng tin nhắn trong ngày không nhiều. Tôi không tương tác nhiều với mọi người trên mạng xã hội, ấy thế mà tôi vẫn đăng khá nhiều thông tin cá nhân lên mạng xã hội để bạn bè biết mùa dịch mình làm những điều gì và muốn lan truyền một ít thông điệp tích cực. Chỉ trong 3 tháng mùa dịch, tôi đăng tận 41 bài viết trên trang cá nhân, một sự thay đổi lớn của tôi, trở thành kẻ nghiện facebook rồi (may mắn tôi không có thói quen đăng story hằng ngày như bạn bè của mình). Nói chung khả năng kết nối, cải thiện mối quan hệ của tôi trên mạng xã hội còn kém, cứ thích gặp gỡ trực tiếp cơ.
𝐾𝑒̂́𝑡 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑛: Việc cải thiện, phát triển, giữ gìn mối quan hệ là rất tốt, đặc biệt là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Ngoài ra việc xây dựng mạng lưới bạn bè rộng mở sẽ đem lại nhiều lợi ích không lường trước được. Còn việc cải thiện, kết nối ra sao thì tự đi mà thực hiện nhé.
------------------------------
𝐓𝐎̂̉𝐍𝐆 𝐊𝐄̂́𝐓:
Mùa dịch COVID-19 thì tầng lớp học sinh, sinh viên là nhàn rỗi, sướng nhất, không phải lo kinh tế như những người đi làm, như các doanh nghiệp, tổ chức, gia đình. Chỉ có mỗi việc học thôi mà cũng áp lực, nhàn rỗi quá sinh hư đốn, tự mình làm to vấn đề, sự căng thằng của bản thân mà thôi. Thực tế, việc xuất hiện dịch COVID-19 ảnh hưởng đến toàn thế giới, không chỉ riêng Việt Nam, cũng không chỉ riêng mỗi cá nhân nào cả. Mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức, xã hội, quốc gia đều chịu những ảnh hưởng nhất định, chịu thiệt hại nhiều ít khác nhau.
Xét về góc cạnh tích cực, lạc quan (cụ thể với tầng lớp sinh viên) thì đây là cơ hội để chúng ta nhìn lại bản thân, nhìn rõ thực sự con người mình như thế nào? Có ảo tưởng tài giỏi hay yếu ớt như mình nghĩ. Với tôi thì cảm ơn, ghi nhớ sâu sắc đại dịch COVID-19 đã đến với cuộc đời mình. Cảm thấy vui vì trong độ tuổi đôi mươi được chứng kiến nó, được hòa mình trải nghiệm cảm giác, chắc chắn đây sẽ là một kỷ niệm đáng nhớ để kể cho con cháu về sau nếu còn sống được đến già.
#DVD.
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2020.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất