The Book of Naked Truth – Một cuốn sách chạm đến vùng tối tăm nhất của tất cả những tươi sáng của các ông trùm công nghệ mà trước đó bạn chưa bao giờ “kịp nghĩ” đến nó.
Tác giả: Scott Galloway – một cái tên mới nổi trong làng sách non-fiction. Một phát ăn ngay New York Times Best Seller. Hiện ông là giáo sư tại khoa kinh doanh Stern thuộc đại học New York, phụ trách giảng dạy về chiến lược thương hiệu và tiếp thị số. Bản thân Scott một serial entrepreneurs (doanh nhân khởi nghiệp liên tục) chính hiệu với thành tích 3 ăn – 4 thua – 2 hoà và hiện tại đang sở hữu công ty nghiên cứu thị trường L2, cách tiếp cận và lối suy nghĩ diễn giải của Scott rất “thực dụng”, đầy số liệu kinh doanh, rất “mùi tiền” và đầy toan tính. Với mình, đó là điểm độc đáo nhất của Scott khi decode – giải mã thành công của bộ tứ kị binh (horsemen) này.
Tổng quan: The Four – được Scott khắc hoạ rất rõ nét về những yếu tố trong chiến lược kinh doanh và cách họ định doanh nghiệp mình giúp họ vươn lến đỉnh thành công như thế nào. Song song, ông cũng nhấn mạnh về những góc tối đầy sai trái của các doanh nghiệp này đối với người dùng như thế nào. 
Điểm khác biệt đầu tiên: khi các chuyên gia thương hiệu review, họ sẽ  đề cập đến chiến lược, hình ảnh thương hiệu và các chiến dịch marketing, những ideas, định vị sản phẩm và nếu bạn mong chờ như thế ở cuốn sách này. Tất cả những suy nghĩ ấy đều sẽ không có mặt đáng kể ở đây. Nhưng nếu bạn là marketer có business mindset – tư duy kinh doanh trong người, đây có thể xem như một góc nhìn mới là được coi như “How business leaders looks at marketing?” 
Điểm khác biệt thứ hai: cuốn sách này tóm lược gãy gọn các dữ kiện xảy ra của bốn bộ máy khổng lồ, và khi Twister review cuốn này – nó cho mình cảm giác rất lạ ở chiều không gian thứ 4 trong các film sci-fi (khoa học viễn tưởng) với format “review in review”. Rất thách thức nhưng may thay, Twister đã hoàn thành nó được.

The Four chia chủ đạo làm 2 phần chính:

1. Phân tích ngọn nguồn chiến lược kinh doanh của bộ tứ và cách họ khai thác thế mạnh tuyệt đối để triệt tiêu làn sóng của các doanh nghiệp truyền thống.
2. Nhìn lại bản thân và đưa ra các lời khuyên để chọn sự nghiệp của bạn đọc. (rất ngắn thôi – nhưng đầy gợi cảm)
Điều gì làm nên thành công của Bộ Tứ?
3 trong 4 công nghệ ngoại trừ Apple, tất cả các công ty đều là những người hiểu rõ và trước tiên giá trị của dữ liệu. Cốt lõi mô hình kinh doanh của họ là thu thập thông tin, thực hiện các thuật toán lặp và cuối cùng là tiền tệ hoá lượng người sử dụng.
Có lẽ vì vấn đề đó, mà Facebook và Google là bộ đôi hay sánh bước cùng nhau để giải trình trước Quốc Hội Mỹ về các vụ vi phạm và lạm dụng thông tin người dùng.
Gần đây, vào tháng 3/2021, Google cũng đang thực hiện một bước đi chiến lược về việc sẽ thử nghiệm việc ngừng sử dụng “cookie”, một tập tin để lưu trữ các hoạt động người dùng trên mạng, nhưng vẫn đảm bảo các thuật toán tiếp cận nhằm ẩn danh đúng đối tượng. 
Đây có thể coi như hành động thừa nhận các sai phạm của mình và tìm cách điều chỉnh rõ hơn về việc theo dõi người dùng cũng như đẩy mọi sự chú ý đến người bạn đồng hành Facebook vào thế tiến thoái lưỡng nan khi doanh thu quảng cáo Facebook chiếm 98.5% doanh thu (2018)
Thuật toán T – một thuật toán định danh giúp bạn xác định một siêu kì lân thứ thiệt
Scott Galloway cùng cộng sự tại L2 (công ty nghiên cứu thị trường do Scott làm chủ) đã phát triển ra thuật toán 8T để xác định những doanh nghiệp nào có thể có triển vọng trở thành siêu kì lân, cũng như đánh giá các gã khổng lồ hiện tại trên năng lực và lợi thế của họ.
1. Sự khác biệt về sản phẩm (Product Differentiation)
2. Nguồn vốn tầm nhìn (Visionary Capital)
3. Quy mô toàn cầu (Global Reach)
4. Sự “dễ thương” (Likability)
5. Liên kết dọc (Vertical Integration)
6. Trí tuệ nhân tạo (Are we a Benjamin Button Company?)
7. Chất xúc tác (Are we a talent accelerator?)
8. Địa lý (Geography)

Những hiểu biết mới về “How-come” của từng gã khổng lồ

1. Amazon



Trong giai đoạn khai sáng “dân trí” bằng hình thức mua hàng online, Scott đã mô tả rõ nét về sự hình thành cũng như khả năng thấu hiểu được sự phát triển của việc mua hàng “cấp tiến”. 
Từ  cửa hàng ở góc đường (1 – corner store) đến cửa hàng bách hoá (2 – convenient store) đến siêu thị (3 – market) đến đại siêu thị (4 – super market) đến siêu thị hạng sang (5 – mall) và cuối cùng là thương mại điện tử (6 – e-commerce), được Scott Galloway chỉ ra về sự phát triển trong việc mua bán trao đổi hàng hoá theo mức độ tiến triển của thời gian.
Amazon định vị khởi điểm như một cửa hàng sách bán trực tuyến, sau đó lan dần ra bán DVD, máy tính, dao, tả em bé, sữa, giày.. và hôm nay chúng ta có cửa hàng trực tuyến lớn nhất hành tinh.

Hành trình đổi mới của Amazon bắt đầu từ tầm nhìn của Bezos – về ý nghĩa của Amazon là dòng sông lớn nhất hành tinh tính theo chiều dài, và ví von như Bezos thì nó lớn đến nỗi thổi bay cả các dòng sông khác. Và chuyện nhấn chìm siêu tàu Ever Given trên con kênh Suez cũng chỉ đơn giản như một cú hắt hơi.
Thứ văn hoá khiến Amazon trở nên độc đáo và xứng đáng là thủ lĩnh của các công ty công nghệ đó chính là tinh thần “làm sai nhanh và khắc phục nhanh” (Fail Fast Learn Fast).

Tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ

Sự khác biệt ấy giúp Amazon có đủ khả năng thống trị thế giới đó là do Bezos với tài ăn nói của mình cùng tầm nhìn đầy tham vọng của mình, nó giúp Bezos tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ và huy động được 2.1 tỷ đô là từ các nhà đầu tư trước khi công ty Amazon hoà vốn trong khi hầu hết các công ty công nghệ thành công bằng vốn đầu tư mạo hiểm thập niên 1990 huy động chỉ bằng hoặc dưới 50 triệu đô la trước khi sinh lời.
Với văn hoá liên tục thử nghiệm nổi bật của mình, khi họ tung ra một sản phẩm, ví dụ như chiếc điện thoại, họ sẽ đầu tư hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đô la vào việc phát triển và tiếp thị. Nhưng nếu thất bại trong 30 ngày họ sẽ xử lý thảm hoạ bằng cách giảm tốc và khai tử luôn sản phẩm.
Đối với nguồn vốn dài hạn trên thị trường (vốn huy động trên sàn chứng khoán), nếu một công ty nằm trong danh sách Fortune như HP, Unilever hay Microsoft tung ra một chiếc điện thoại và chết ngay từ lúc ra mắt, giá cổ phiếu sẽ giảm ít nhất 20%. 
Các cổ đông sẽ kêu la và việc đầu tiên họ sẽ yêu cầu ban giám đốc đó chính là thắt chặt chi tiêu và tập trung vào những thứ đem lại doanh thu tốt nhất.
Nhưng điều đó sẽ không xảy ra tại Amazon.
Tại sao?

Bởi vì nếu bạn có đủ tiền để chơi ván bài thâu đêm suốt sáng thì cuối cùng bạn cũng có trong tay 21 điểm.

Với Amazon, Bezos chia rủi ro thành hai loại:
1. Những thứ mà bạn không thể quay lại (ví dụ, đây chính là tương lai của doanh nghiệp) 
2. Những thứ mà bạn có thể quay lại (ví dụ, “cái này không phát huy hiệu quả, chúng ta thoát khỏi đây nào!”)
Khác với các công ty trong ngành, việc mà họ quan tâm và tối ưu hoá chi phí, trong khi Bezos lại suy nghĩ hoàn toàn đối lập.
Ông viết trong một lá thứ thường niên gửi cổ đông với nội dung:
“Thất bại và sáng chế là một cặp song sinh không thể tách rồi. Để sáng chế, chúng ta phải thử nghiệm, và nếu chúng ta biết trước đô là thành công thì đó không còn là thí nghiệm nữa”.
Và tất nhiên, ý tưởng của nhà kho bay, giao hàng bằng máy bay, thoạt nghe có vẻ điên rồ. Nhưng nếu đứng từ góc nhìn cân doanh cân đo về chi phí, bạn sẽ có một góc nhìn ở một tầm cao hơn như Bezos. 
Chi phí thuê mướn mặt bằng và vận hành một nhà kho hoạt động trên mặt đấy sẽ ra sao. Cái nào tốn nhiều tiền hơn? Độ tiếp cận khách hàng và giá thuê mặt bằng? Sau đó quay lại so sánh với chi phí của nhà kho bay. Thật không quá điên rồ phải không?
Thông điệp mà Bezos muốn nhắn gửi với cổ đông là gì?

“Nếu chỉ có 10% cơ hội trong 100 lần đầu tư thì bạn nên đặt vào nó.”

Chúng tôi là những tay chơi thực thụ. Chơi những cú home-run bằng cách thường xuyên đưa ra những quyết định lớn lao và đầy táo bạo. Và Amazon đã 2 lần thực hiện thành công với Amazon Prime và Amazon Web Services hàng ngàn điểm khi vừa tiếp bóng.

(số liệu bên dưới được tôi cập nhất để giúp bạn đọc có thể nắm bắt được các dữ liệu gần nhất. Nếu chú ý, bạn thấy con số 33% kia là gì không? Một sự lựa chọn đầu tư đúng đắn giúp AWS vượt qua các tay chơi B2B sừng sỏ như Microsoft & Google & IBM với một cách biệt quá lớn, bằng top 3 các công ty cung cấp cloud service hàng đầu cộng lại.)
Ở giai đoạn Scott viết cuốn sách này năm, thì có hơn 44% gia đình tại Mỹ sở hữu ít nhất một cây súng, 49% có điện thoại cố định, 51% đi nhà thờ, và có 52% hộ gia đình có tài khoản Amazon. Tất nhiên, khi dịch Covid đang xảy ra trên khắp thế giới và đặc biệt là Mỹ, bạn có thể nghĩ nó đạt được con số bao nhiêu?

(số liệu bên dưới được tôi cập nhất để giúp bạn đọc có thể nắm bắt được các dữ liệu gần nhất. Nếu chú ý, bạn thấy con số 82% kia là gì không? Trong 3 năm – tăng 30% hộ gia đình – một con số… không thể đồng ý hơn đề đầu tư)
Một câu trích dẫn khác mà tôi rất cảm thấy vừa nể phục và sợ hãi nếu tôi là doanh nghiệp bán lẻ và phải đối đầu với Bezos.
Hầu hết hội đồng quản trị hay hỏi ban giám đốc điều hành “Làm thế nào để tạo lợi thế lớn nhất với chi phí đầu tư ít nhất?”.
Amazon đảo câu hỏi thành “Chúng ta có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh nào với chi phí đắt đỏ nhất mà đối thủ không thể theo nổi?”

Amazon và “the next level”

Kiểm soát toàn bộ trải nghiệm khách hàng, đặc biệt là thời gian giao nhận
Năm  2015, Amazon bỏ ra 7 tỷ đô cho phí vận chuyển, lỗ 5 tỷ đô cho việc giao hàng và lãi gộp là 2.4 tỉ đô. Điên rồ chăng?
Không, Amazon đang lặn biển với bình ôxy lớn nhất thế giới, buộc các đối tượng phải bơi theo – giảm giá theo Amazon, thoả hiệp với khách hàng về kỳ vọng giao hàng sớm hơn.
Dựa trên niềm tin khách hàng là trọng tâm, chi phí lớn nhất của Amazon là khâu giao hàng và mục tiêu cao nhất là tiếp cận càng nhiều người tiêu dùng tốt với càng ít thời gian càng tốt. Đó là lí do vì sao Amazon thu mua Whole Food với 460 cửa hàng nhượng quyền, cho phép họ xuất hiện ở hầu hết trung tâm đô thị, nơi giúp Amazon tiếp cận với người dùng khán giả nhanh nhất. (và hẳn nhiên là để bán Echo – thiết bị loa thông minh cạnh tranh trực tiếp với Homepod Mini của Apple nữa chứ)
Thời đại thương hiệu sẽ dần quên lãng
Như Scott Galloway đã chia sẻ trong một cuốn sách mới nhất của ông, thời đại thương hiệu rồi sẽ sớm tắt, và thời đại sản phẩm sẽ lại lên ngôi một lần nữa.

Người dùng tại Mỹ ngày nay, khi muốn mua một sản phẩm, thay vì họ gõ google tìm kiếm, họ trực tiếp gõ tìm kiếm trên web nhà bán lẻ Amazon với hơn 55%. (số liệu mới nhất theo trang web Wunderman Thompson Commerce thì nó đã là 63%)
Năm 2014, ở lĩnh vực thời trang, tỷ lệ khán giả nhận diện một thương hiệu ưa thích đã giảm từ 80% (2004) xuống còn 61%, ở trang sức từ 58% xuống còn 40%, ở khách sạn hạng sang từ 67% xuống còn 37% và bán lẻ là 47% còn 28%.
Ở các nhãn hiệu tiêu dùng nhanh (CPG), như bộ giặt Tide và nước giải khát Coke đã chi ra hàng tỷ đô la và hàng chục năm xây dựng thương hiệu, cách đóng gói, nơi đặt cửa hàng, chính sách giá và phương thức bán hàng. Nhưng khi thói quen tiêu dùng mua sắm trực tuyến, thiết kế đóng gói và cảm nhận sản phẩm sẽ ít nhiều mất đi tác dụng. Thay vào đó, với công nghệ thoại (Voice assistant) đang được phát triển bởi những tên tuổi lớn như Homepod Mini của Apple, Echo của Amazon, Google Nest của Google thì khả năng xuất hiện của tên thương hiệu của bạn phải thông qua hệ thống “lọc tin” của thuật toán đề xuất các nhãn hàng bán lẻ.
(và thử nghĩ xem với năng lực tự OEM của Amazon về việc tự sản xuất các dòng sản phẩm riêng của mình, bạn hiểu ý tôi chứ?)

MẶT TỐI

Lực lượng lao động tay chân sẽ bị thay thế dẫn đến tình trạng thất nghiệp với quy mô hàng triệu người.

Amazon không phải là kẻ đơn độc trong bộ tứ về niềm tin: làm việc nhiều hơn với nhân lực ít hơn. Có lí do gì để bạn đầu tư rất nhiều về công nghệ tự vận hành và vẫn muốn một bộ máy cồng kềnh như theo lề thói truyền thống của Walmart, đúng không?
Năm 2012, Amazon lặng lẽ thu mua Kiva Systems, một công ty chuyển sản xuất người máy tinh vi về quản lý nhà kho, với giá 775 triệu đô. Và mục đích thì để làm gì? Tất nhiên để hạn chế sai sót, vận hành tự động theo quy trình, năng suất tăng ít nhất 2 lần, và không có cảm xúc vì trận cãi vã với người vợ vừa sinh ở nhà. Người đàn ông có hiểu biết sâu sắc và tầm ảnh hưởng đến tương lai của ngành kinh doanh lớn nhất thế giới đi đến kết luận rằng không có cách nào một nền kinh tế có thể tạo ra đủ công ăn việc làm, như trong quá khứ đã làm.
2015, ở ngành bán lẻ Mỹ có hơn 3.4 triệu thu ngân bán lẻ tại Mỹ; 2.8 triệu nhân viên bán hàng và 1.2 triệu quản lý kho.
Số lượng nhân công tại các “nhà chứa vật lý” rồi sẽ dần thay thế bởi một tính năng trải nghiệm mới của Amazon khi họ hoàn toàn kiểm soát việc khách đi vào shop, quét mã vạch thanh toán và rồi đi về nhà. Đó là chưa kể người dùng đang ngày càng sử dụng tính năng Amazon Prime ngày càng thường xuyên.

Đề xuất mua hàng mà bạn yêu cầu là do Amazon chi phối.

Như đã đề cập, lượng tìm kiếm mua sản phẩm khi người tiêu dùng có nhu cầu gõ trực tiếp Amazon là 55% (đó là vào năm 2016), tất cả những sản phẩm được hiển thị dựa trên độ phổ biến, phản hồi từ người dùng và tất nhiên là thuật toán ưu tiên quảng cáo.

Bằng cách tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, tất cả đối thủ sẽ bị thổi bay.

Sẽ không lâu sau Facebook và Google, Amazon đã tiến đến ngưỡng ngàn tỷ, và sắp tới đây, mặc dù Apple đã soán ngôi doanh nghiệp Mỹ cán mốc 2 triệu tỷ đô đầu tiên. Nhưng Apple đang bị giới hạn các thiết bị phần cứng, còn Amazon thì sao? Ngành bán lẻ là xương sống của thế giới.
Thêm vào đó, với những công nghệ hiện có: “mua hàng 1 nhấp chuột”, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu mua sắm của khách hàng, các kho hàng trong vòng 20 dặm đang phục vụ 45% dân số Mỹ cùng sức mạnh liên tục thử nghiệm mà không có bất kì rào cản về nguồn vốn bằng cách mở rộng các danh mục thiết bị IOT thông minh, robot thông minh, dịch vụ giao hàng – logistics đường biển và sắp có thể là hàng không, không gì đủ sức cản phá một cỗ máy với lượng xăng đủ ngập thế giới tới mắt cá chân.
Rất có thể chính phủ Mỹ sẽ phải xem xét một cách nghiêm túc về việc đưa ra các lệnh hạn chế độc quyền với Bezos, như cách mà chính phủ Trung Quốc đã làm với Jack Ma khiến cho thương vụ IPO lịch sử Ant Group phải tạm hoãn.
Nhưng theo mình, thuyết âm mưu bằng những trò tra khảo công khai như vậy chẳng khác nào một cách marketing mang tính chính thức theo một format mới “kiểu buộc tội”, nó chỉ cho thấy rằng nước Mỹ thực sự hùng mạnh đến đâu mà thôi. Hay cùng làm thì Amazon sẽ phải tách các phân mảng kinh doanh nhỏ của mình thành từng công ty riêng biệt và có bộ máy quản lí khác nhau, cũng chỉ là một dạng hình thức thôi.
Đường hướng của Amazon là bao sáng.
-------

2. Apple



Từ năm 2000 đến 2020, chỉ vỏn vẹn 20 năm, Apple đã có mức tăng trưởng khổng lồ mà bất kì công ty công nghệ nào cũng thèm khát. 2000 tỉ đô. Với 14.5% thị phần điện thoại nhưng doanh số lợi nhuận toàn cầu đặt mức 79%. Một mức lợi nhuận ròng mà bất kì công ty nào cũng không bao giờ mơ tới.
Apple cùng với định hướng từ Steve Jobs, công nghệ máy tính trở nên phổ cập nhưng là biểu tượng của sự đẳng cấp và sang trọng. Với quảng cáo ra mắt Macintosh vào năm 1984 giữa trận bóng bầu dục tại giải SuperBowl lần thứ 18, Steve Jobs mang đến cho thế giới một sản phẩm mang tính cách mạng. Một sản phẩm dành cho số đông người sử dụng với thiết kế độc đáo cùng hệ thống giao diện sử dụng OOP cực kì đơn giản.

Chính sự khác biệt ấy đã tạo nên thành công cho Apple về mặt định vị là một công ty công nghệ đột phá. Dẫu cho sản phẩm với doanh số không mấy ấn tượng, tất cả người dùng lúc bấy giờ đều công nhận kì tích đổi mới về giao diện và thiết kế, cũng như các tính năng hữu ích, nhưng đại đa phần vẫn chê rằng cấu hình của Apple vẫn chưa thể xứng ngang với IBM.
Tuy nhiên, với tôi, cơ bản là đã chia sẻ được tầm nhìn của mình với thế giới. Nếu IBM tập trung vào khách hàng doanh nghiệp và luôn tự hào về các cỗ máy siêu máy tính cồng kềnh trong các toà cao ốc, Steve Jobs đang bán sản phẩm công nghệ như một phụ kiện thời trang đẳng cấp, có cá tính riêng và sẵn sàng đập tan những lề thói mà các gã khổng lồ chi phối. 
This computer is for everyone and will be used by everyone. Chiếc máy tính thân thiện dành cho tất cả mọi người, những người sang trọngđủ tinh tế.
Cuộc trình làng của Apple Watch năm 2015 được xem như một cuộc hành quân vào thế giới hạng sang. Apple đã tung chiến dịch quảng cáo trên 17 trang báo nào cho đồng hồ thông minh Apple Wathc? 
Không phải là trên tạp chí công nghệ nổi tiếng Computer World hay tạp chí Time. Đó là tạp chí Vogue – một tạp chí chuyên về thời trang hạng sang. 
Trong đó những bức ảnh của nhà nhiếp ảnh Peter Belanger xuất hiện để giới thiệu Apple Watch phiên bản màu hồng phấn với giá bán 12,000 đô la. Cuộc chuyển đổi đã hoàn thành một cách xuất sắc Apple được “cả chì lẫn chài” và trở thành ngôi nhà đẹp nhất tại khu vực dân cư tốt nhất.
Trong suốt quá trình tư vấn cho các nhãn hàng thương hiệu hạng sang suốt 25 năm từ Porsche đến Prada, Scott đã đúc kết ra 5 đặc tính của họ: người sáng lập thần thánh, thủ công tinh xảo, liên kết theo chiều dọc, phủ sóng toàn cầu và giá cả trên trời. Và tất nhiên, Apple hội tủ đủ 5 đặc tính này.

Người sáng lập thần thánh

Steve Jobs là một người cha không hoàn hảo. Ông ấy đã chối bỏ đưa con gái ruột của mình, không muốn cấp dượng cho đứa con gái mà xét nghiệm ADN cho thấy đó là con ruột của ông.
Steve Jobs qua đời năm 2011, cả thế giới tiếc thương và hàng ngàn lời chia buồn đến từ khắp nơi trên thế giới tại mọi nơi, từ cửa hàng tại tổng hành dinh Apple, hệ thống cửa hàng toàn thế giới và trước cửa trường trung học của ông.
Điều đó cho thấy sự sùng bái người sáng lập dần chuyển thành vị thánh của tín đồ tôn giáo hạng sang. Sự chuyển đổi ngày càng dễ dàng cảm thông hơn ki Jobs phải đối mặt với căn bệnh ung thu vào những năm cuối đời. Và chính khoảnh khắc, Apple trở nên bất khả chiến bại và tiếp tục thăng hoa dựa trên triết lý “Think Different” – Nghĩ khác biệt của nhà sáng lập.  

Thủ công tinh xảo

Vòng tròn điều khiển trên iPod đã từng làm được điều đó, hữu dụng và nho nhã. iPhone đưa ra màn hình cảm ứng với khẩu hiệu “thích ngay từ lần chạm đầu tiên”. Apple chọn vật liệu nhôm làm vỏ ngoài cho laptop đời đầu tiên có tên là PowerBook (1991-2006) vì nó nhẹ hơn các vật liệu khác, thiết kế gọn hơn và giải nhiệt tốt hơn, trông rất cao cấp và độc nhất. Như một đoạn quảng cáo chiếc iMac trên truyền hình, Apple là “đơn giản là tuyệt vời và tuyệt vời một cách đơn giản.”
Đó là cách Apple tạo ra sản phẩm mà thông điệp đó cứ lặp đi lặp lại rồi trở thành biểu tượng – như Jony Ive, giám đốc thiết kế của Apple nói “Sản phẩm xuất hiện một cách nhẹ nhàng, rất đơn giản, mạch lạc và thân thuộc mà không thể có sự thay thế nào hợp lý hơn được nữa.” Tâm lý nhận thức cho thấy sự vật hay sản phẩm hấp dẫn làm chúng ta có cảm giác tốt thì sẽ làm sức sáng tạo của chúng ta tăng lên. Don Norman – chủ tịch phụ trách công nghệ Apple (1993-1998) nói rằng “Cái gì hấp dẫn sẽ hoạt động tốt hơn. Khi bạn rửa và đánh bóng chiếc xe xong, dường như nó chạy ngon hơn, đúng không? Ít ra chúng ta có cảm giác như vậy.”

Liên kết hàng dọc

Drexler – CEO của The Gap năm 1983 đã thực hiện một cuộc cách mạng về việc trải nghiệm khách hàng khi đi mua sắm. Ông  nhận ra rằng trong khi truyền hình có thể truyền đi thông điệp cho thương hiệu thì cửa hàng “bằng xương bằng thị” làm điều đó tốt hơn nhiều. Trong khi Levis’, đối thủ của The Gap cứ miệt mài sản xuất những quảng cáo trên truyền hình tốt nhất thì Drexler lo chăm chút các cửa hàng của mình.
Kết quả thế nào? Từ năm 1997 đến 2005, The Gap tăng doanh thu gần 3 lần, từ 6.5 tỷ đô la lên 16 tỷ đô la, còn Levi Strauss & Co. Rớt từ 6.9 tỷ đô xuống 4.1 tỷ đô. Xây dựng thương hiệu bay từ trên trời đáp xuống mặt đất.
Steve Jobs đã đem Dreplexer về Apple năm 1999 sau khi ông vừa quay lại.  Sau 2 năm, Apple mở cửa hàng bán đầu tiên tại Tyson’s Corner, bang Virginea. Các Apple Store còn quyén rũ hơn The Gap Store gấp mất lần. Trong khi hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực đều “há hốc” mồm ngạc nhiên: cửa hàng truyền thống đã là quá khứ rồi mà? Internet mới là tương lai – như thế Steve Jobs không hiểu điều đó.
Thực ra thì họ đã lầm. Cửa hàng đã thay đổi ngành công nghệ và đưa Apple lên thành một công ty hạng sang. iPhone dẫn dắt cổ phiếu của Apple trên sàn chứng khoán, trong khi cửa hàng mới dẫn dắt thương hiệu Apple và lợi nhuận. Thả bộ trên đại lộ Fifth Avenue hay Champs Élysées, bạn sẽ thấy Vuitton, Cartier, Hermès, và cả Apple. Chiếc đồng hồ Cartier Ballon Bleu giá 26 ngàn đô la, hay chiếc áo khoác da lộn của Burberry giá 5 ngàn đô la sẽ mất vẻ hào nhoáng nếu đặt trên kệ hàng của Macy’s. Một dặm vuông mặt bằng tại các cửa hàng Apple tạo ra doanh thu là 5.000 đô la, trong khi giá thuê cửa hàng tiện lợi ở những vị trí đẹp cũng chỉ có giá 2.500 đô la. Chính cửa hàng Apple mới là yếu tố định nghĩa thành công của họ chứ không phải iPhone.

Apple sở hữu chuổi cung ứng toàn cầu.

429 cửa hàng với mặt kính thuỷ tinh và không gian mở được đặt tại những khu mua sắm sầm uất tại các quốc gia trên thế giới, thu hút hơn một triệu tín đồ ghé thăm mỗi ngày. Trong khi đó, công viên vui chơi The Magic Kingdom của Walt Disney Resort ở Florida chỉ đón 20,5 triệu lượt khách trong suốt cả năm trời.
Cùng với độ phủ, các linh kiện sản xuất và cung cấp cho Apple ở khắp mọi nơi từ Nhật, Mỹ, Trung Quốc nhằm đảm bảo đuọc nguồn lực hỗ trợ từ các nước thèm khát gia công. Bên cạnh đó, với doanh thu tỷ đô của các sản phẩm đi lòng vòng quanh một mạng lưới “thiên đường tránh thuế”, bao gồm cả Ireland. Kết quả là Apple đem về một lợi nhuận khổng lồ từ những công ty có lợi nhuận cao nhất trong lịch sử kinh doanh thế giới nhưng lại không cần phải chịu đựng sự phiền toái của hệ thống thuế tại Mỹ.

Giá trên trời

Giá cao cứng tỏ hàng chất lượng tốt và sự riêng biệt. Tuy nhiên, mặt hàng công nghệ không thể cứ định giá như Hermès với mức giá gấp hàng chục lần so với kẻ thứ hai. Chiếc iPhone 7 chỉ có giá 749 đô trong khi phiên bản đỉnh nhất của Black Berry KeyOne là 549 đô.

MẶT TỐI

Vòng đời ngắn của các sản phẩm công nghệ

Các công ty ngày nay chạy đua công nghệ với sự hỗ trợ của trí thông minh nhân tạo, đội ngũ kĩ sư R&D đẳng cấp. Mà công nghệ thì đòi hỏi các yếu tố then chốt: tốc độ phải nhanh, khả năng “scale” – nhân quy mô phải rộng và liên tục cải tiến. Có thể hôm nay bạn làm chủ thế giới bằng thuật toán A nhưng rất nhanh, ngay sau đó một thuật toán phân phối B ra mắt tối ưu hơn thì thành công của bạn cũng bị phủi nhanh như cái búng tay của Thanos.
Bạn có để ý rằng, ngày nay, không còn quá nhiều sự khác biệt về mặt phần cứng của những chiếc điện thoại đi động smartphone, chip, cấu hình, camera và pin đều đã đạt ở ngưỡng thừa mứa. Thế nên, với lợi thế hệ sinh thái toàn diện nhất tại giai đoạn này, Apple là thương hiệu duy nhất đủ khả năng để thay đổi chiến lược tập trung bằng cách mở rộng các ứng dụng làm ra tiền software như Arcade (dịch vụ đăng ký hàng tháng cho phép các thành viên của mình truy cập không giới hạn vào nhiều trò chơi khác nhau, tất cả đều sẽ tự động nhận được cập nhật) hay AppleTV+.. Chính hệ sinh thái mà Apple đã tốn công xây dựng bấy lâu sẽ đóng vai trò tạo ra sự khác biệt so với đối thủ của mình.

Apple tạo ra một mức giá ảo tưởng cho sản phẩm

Công nghệ ngày càng cải tiến và theo định luật Moore – năng lực sản xuất và vận hành ngày căng cải thiện thì giá thành của sản phẩm trên thị trường sẽ ngày càng rẻ hơn. Gặp thêm một vấn đề là không có quá nhiều sự đột phá, tất cả các hãng công nghệ hiện nay đều chỉ đang cố gắng tối ưu hoá theo một quy trình bắt buộc trong việc giới thiệu sản phẩm mới.
Vậy thì câu hỏi đặt ra rằng, điều gì khiến cho giá sản phẩm của Apple luôn giữ độ hot ở mức giá ngất ngưỡng?
Đó là do Apple đã từ lâu không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ, mà cái họ đang kinh doanh là lối sống tân tiến của thời kì công nghệ. Apple phân phối những thiết bị qua những công nghệ bán dẫn và hiển thị nạp điện vào cho thiết bị và bọc lên sản phẩm bằng một chất liệu cao cấp – một món hàng thời trang ưu việt và đẳng cấp. Chúng ta từng đánh giá người khác qua cách ăn mặc, cách ăn uống, những nơi chúng ta đi du lịch và chia sẻ qua mạng xã hội và bây giờ chúng ta cũng có thể đánh giá qua việc họ đang sử dụng điện thoại gì.
Cơ bản để có được lợi thế này là do Steve Jobs đã định hình và triển khai trước toàn bộ chuỗi giá trị trước khi có kẻ khác kịp nhìn ra: tập trung vào sản xuất, ứng dụng công nghệ người máy, thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu và hình thành một chuỗi cửa hàng sang trọng.. Họ không làm trước sau mà là làm đồng loạt. Ngày nay chúng ta có thể thấy rất nhiều thương hiệu đang học tập và nối gót cách làm của Apple, tuy nhiên, họ đã đi trước những thương hiệu sau này quá lâu và đã đủ tiềm lực để sẵn sàng hạ đo ván nếu cần thiết. Và qua trọng nhất, Apple có thứ mà những tên tuổi khác không có, là Steve Jobs Theater.

Toàn bộ diện tích của Steve Jobs Theater là khoảng 15,500 mét vuông, trong đó những khu vực như phòng trưng bày hay hội trường nằm sâu phía dưới mặt đất. Ở lối vào là bức tường đá vôi của Ý, trên đó có khắc dòng chữ ‘Steve Jobs Theater’. Đây cũng là vị trí duy nhất của khán phòng có khắc tên vị CEO quá cố của Apple. (nguồn Genk)
--------

3. Facebook



“Chúng ta bắt đầu cảm thấy thèm thuồng những thứ chúng ta phải thấy hằng ngày.” - Hannibal Lecter
Facebook đang là một trong những nền tảng tác động trực tiếp đến hành vi và thói quen sử dụng mạng xã hội hơn bất kì công ty công nghệ nào trong lịch sử. Và nếu chúng ta nhìn vào ảnh hưởng rõ nét nhất trong cuộc sống hằng ngày, quyết định liệu người dùng có nên bỏ tiền ra mua sắm, Facebook đã chiếm trọn phần to nhất và quan trọng nhất của cái phễu nhận biết.
Với sứ mệnh kết nối tất cả mọi người trên thế giới, hành tinh đông dân nhất thế giới đang ngày càng tạo nên một làn sóng filter – khiến cuộc sống thường ngày trở nên bóng bẩy, hồng hào hơn nó từng được chăm chút. Facebook thẳng thắn mà nói là nơi “làm dáng và khoe mẽ”. Nhiều người đăng hình về những trải nghiệm “cực đỉnh”, những khoảnh khắc họ muốn ghi nhớ và được người khác ghi nhớ – chẳng hạn như một buổi chiều ở Paris hay một kì nghỉ cuối tại Maldives.
Mỉa mai hơn, facebook có thể hiểu ta hơn chính bản thân ta. Thích gì? Xem gì? Mua gì? Ghét gì?.. tất cả các hành vi mà bạn tiếp nhận trên nền tảng này, đều được ghi nhận và phân tích kĩ lưỡng. Tất cả hành vi ấy đều không bị Facbook đánh lừa, họ nhìn thấy sự thật dưới con mắt của nhà quảng cáo. Đó là thứ vũ khí khiến họ trở nên có quyền lực chi phối nhận định của bạn. Những thứ được hiện ra trước mắt bạn, là thứ mà Facebook đã tìm tòi nghiên cứu để có thể tạo ra một cảm giác không thể tách rời vì nó quá hiểu bạn, cung cấp cho bạn thứ bạn đang cần trong lúc buồn chán, và cũng sẵn sàng chi phối bạn khi đang cao hứng có tiền và chưa biết tiêu như thế nào. Yên tâm! Đã có Mark tính toán, việc của bạn là chọn điểm nhận và thanh toán.
Như đã đề cập ở phần tựa, Cốt lõi trong mô hình kinh doanh của 3 nền tảng Facebook, Amazon và Google là khả năng tối ưu của các thuật toán. Thuật toán là thứ tạo nên nền tảng, là thứ giúp truyền tải nội dung phù hợp (gây nghiện) và là thứ làm nên tiền của các gã khổng lồ này. Và trong bộ 3 này, Facebook là kẻ mạnh hơn tất cả.
Siêu Mục Tiêu (Super-targeting) là thuật ngữ khiến Facebook trở nên như một vị thần soi sáng dành cho các con dân quảng cáo. 
Chính nhờ thuật ngữ cùng với nền tảng mở cho tất cả mọi người, chỉ cần có mạng, một tài khoản quảng cáo và thẻ ngân hàng, xin chào mừng đến thế giới quảng cáo. 
Facebook đã phớt lờ những agency khổng lồ như WPP như thế đấy.
Đã có biết bao nhiêu cuộc sáp nhập và chuyển mình được hô hào thay đổi nhân dạng thương hiệu, thực ra, đó lại chính lại là cấu trúc lại chi phí của tổ chức khi ngày nay các contract đem về đã không còn dồi dào như xưa. 
Không chỉ dừng lại ở đấy, các nền tảng công nghệ trực tiếp giảng dạy, chia sẻ các tips, tricks và growth hack gần như công khai, tất cả mọi mánh khoé được mập mờ trong quá khứ khi Facebook đang trong giai đoạn tăng trưởng và vẫn chưa có thành tựu chứng minh, nay được đem ra một cách rõ ràng và lớp lang cho tất cả mọi người. 
Facebook đã phớt lờ những agency khổng lồ quảng cáo như thế đấy.
Và dần đây, skillset – kĩ năng chạy quảng cáo dường như đang lên ngôi. Kiến thức đại học làm gì khi ước mơ của bạn là trở thành người có nhiều tiền, chỉ cần học hết các bản chỉ dẫn trên các blogs/khoá học miễn phí được cấp bằng “thợ chạy ads” chính hiệu.
Thủ tướng Anh Churchill nói Đệ nhị Thế Chiến là chiến thắng của trí tuệ Anh Quốc, cơ bắp của Mỹ và hồng quân của Liên Xô. Facebook có cả 3 thứ đó. Nếu bạn tự hỏi, với vai trò một khách hàng, bạn sẽ là ai trong 3 thứ đó? Câu trả lời đó chính là máu.

Mặt tối

Chối bỏ mọi trách nhiệm về thông tin sai lệch

Với việc định danh,  tôi chỉ là nền tảng (platform) cung cấp cho mọi người công cụ để họ trò chuyện và tương tác với nhau. Những thông tin sai lệch là do người dùng tự đăng và vì tôi chỉ là nền tảng nên tôi sẽ không chịu trách nhiệm, người dùng phải chịu trách nhiệm cho những gì họ đăng tải và phát tán.
Một câu trả lời đầy tính đùn đẩy trách nhiệm. Nhưng chính phủ sẽ không dừng lại ở đây và chấp nhận bị chi phối.
Sẽ thế nào nếu McDonald’s sau khi bị phát hiện 80% thịt bò kẹp bánh mì là thịt ngựa và làm nhiều người bị dị ứng, tuyên bố không chịu trách nhiệm bởi vì McDonald’s không phải là nhà hàng thức ăn nhanh mà chỉ là “nền tảng” của thức ăn nhanh? Chúng ta liệu có thể bao dung tha thứ?

Tính trách nhiệm trong những lần nhấp chuột chia sẻ

44% người Mỹ, con số còn lớn hơn nếu tính cả thế giới, chọn Facebook làm nguồn tin tức hằng ngày cho mình.
Tất nhiên Facebook không bao giờ muốn làm một công ty truyền thông, vì đơn giản 2 lí do: một là họ sẽ gặp các rắc rối về vấn đề kiểm soát thông tin và hai đó chính là cổ phiếu của các công ty truyền thông không được đánh giá cao.
Vấn nạn Facebook tạo công cụ livestream và mọi hình thức truyền tải nội dung như stories, video, text, icon.. đã khiến cho việc kiểm soát hành tinh này ngày càng trở nên phức tạp và rối rắm hơn. Như theo cách ta hiểu về Google, cứ mỗi 6 từ khoá được tìm kiếm thì 1 trong số đó chưa bao giờ được hỏi. Vậy thì với sức sáng tạo của cộng đồng tỷ dân này, bao nhiêu người kiểm duyệt là đủ trong một văn phòng head office có thể rà soát được?
Con số là chỉ là vài %. Về cơ bản, Facebook hoàn toàn mất kiểm soát vấn đề kiểm duyệt thông tin. Sự khác biệt của Facebook và các trang thông tin chính thống là sự kiểm duyệt và chắt lọc tin tức nghiêm ngặt trước khi được công báo ra thị trường. Tuy nhiên, đó là sự mất cân bằng giữa tính trách nhiệm cao và lợi nhuận thấp. Mark không muốn mình là chủ biên của toà soạn Facebook, đó là lí do ông chủ Facebook luôn mặc định định danh công ty mình chỉ là một nền tảng.
Bạn phải biết rằng là, New York Times – tạp chí hàng đầu của Mỹ (Scott Galloway từng nằm trong ban quản trị của công ty trong giai đoạn tái cấu trúc), không những muốn đưa ra thông tin chính xác mà còn tìm cách cố gắng cân bằng quan điểm, không thiên vị trong cách đưa tin.
Dù phải công nhận một sự thật, báo chí là ngôn ngữ truyền thông một chiều và Facebook là nền tảng đem lại nhiều chiều tranh luận, nhưng ý nghĩa một việc tranh luận sẽ có hiệu quả khi và chỉ khi thông tin mệnh đề ban đầu được cung cấp là sự thật.
Bạn thấy Việt Nam chúng ta có biết bao nhiêu tin vịt được nghệ sĩ showbiz tìm đến tận nhà để làm rõ trắng đen rồi đấy.
Với Scott, sứ mệnh duy nhất mà Facebook luôn hướng đến: kiếm tiền.
--------

4. Google 



Trong suốt 20 năm qua, tại Mỹ, số người tuyên bố họ không theo bất cứ tôn giáo nào tăng thêm 25 triệu người. Dấu hiệu rõ ràng nhất đến việc không theo tín ngượng đó là do Internet. Tiếp cận thông tin và giáo dục càng nhiều thì mức tín ngưỡng càng thấp. Người có IQ càng cao thì sẽ càng ít tin vào Thương Đế. Khảo sát cho thấy trong 6 người có IQ trên 140, chỉ có 1 người cho biết cảm thấy hài lòng khi theo tôn giáo.
Khi nhà triết học người Đức, Friedrich Nietzsche tuyên bố Thượng Đế đã chết rồi, đó không phải là lời công bố chiến thắng mà là một lời than vãn cho sự mất mát không phạm trù đạo đức. Khi chúng ta tồn tại và xã hội phát triển, đâu là chất keo kết dính chúng ta trở thành một gia đình nhân loại? Cái gì sẽ giúp chúng ta mưu cầu một cuộc sống tốt hơn? Làm thế nào để học hỏi thêm, khám phá thêm nhiều cơ hội, đi tìm những lời giải đáp  cho cuộc sống xung quanh ta?
Với lập luận và nỗi lo lắng từ Scott, tôi cảm nhận được công nghệ khiến ta có thể kết nối nhau bằng cách thu hẹp về địa lý nhưng đề đồng điệu về tâm hồn thì lại ngày càng xa hơn.  
Trong bộ tứ, nếu Apple được xem như công ty sáng tạo nhất thế giới, Amazon là công ty uy tín nhất, Facebook là nơi làm việc tốt nhất. Nhưng niềm tin mà chúng ta đặt vào Google là không gì có thể sáng nổi.
Brexit là gì?
Bitcoin là gì?
Corona là gì?
Tất cả mọi thắc mắc mà chúng ta có thể nghĩ đến, chỉ cần một vòng tròn load chưa đầy 2 giây hiển ra hàng triệu kết quả chất lượng.
Một thống kê cho thấy cứ trong 6 câu hỏi trên Google thì có 1 câu hỏi hoàn toàn mới. Google như một vị thánh thời hiện đại, vì họ biết những bí mật thầm kín nhất của chúng ta. Google có khả năng nhìn xuyên thấu mọi thứ. Bằng những câu hỏi, chúng ta đã thú nhận nhiều thứ với Google, những thứ mà chúng ta không dám chia sẻ với linh mục, giáo sĩ, mẹ cha, bạn thân hay kể cả với bác sĩ. Nhưng Google biết tất cả.
Là một bậc thầy về sự hiểu biết con người, Google gia cố thêm cho tư thế thần thánh của mình bằng cách làm rõ ràng kết quả trả về nao là hoàn toàn tự nhiên (organic) và cái nào là có trả phí (paid keywords). Điều này làm gia tăng thêm niềm tin cho cỗ máy tìm kiếm của họ, Google dường như là một người bạn hơn là một “căn chợ thông tin”. Chính vì sự “rõ ràng” này, mà với tư cách người dùng, bạn cảm thấy rằng mình “hoàn toàn” làm chủ quyết định về việc có hay không nên nhấp chuột.
Khi thắc mắc được giải đáp một cách nhanh chóng và đầy chất lượng, Google trở thành một cuốn kinh thánh mà các con chiên hoàn toàn tin tưởng.
Thêm một nước cờ chiến lược, Google dường như đang nhắm đến việc giảm giá dịch vụ, chứ không phải tăng giá như người ta dự đoán. Bạn cứ hãy tưởng tượng về việc một chiếc BMW giảm giá 10% nhưng chất lượng không đổi và Toyota thì lại tăng thêm chỉ 10%, nếu bạn không quan ngại về tiền bạc, tôi nghĩ bạn và tôi sẽ cùng bước về một phía. Gánh nặng này rồi sẽ đè nén lên những công ty truyền thông còn lại, hay đen tối hơn, họ đang bị Google bóp chết trong tình trạng ngắc ngứ.
Một trong những khả năng kinh khủng của “thượng đế công nghệ” là không chỉ biết chúng ta đã làm cái gì, mà còn biết chúng ta định làm cái gì. Có thể bạn chưa giãi bày với bất cứ ai, nhưng khi ban rảo bước vào siêu thị, Ngài biết bạn đang thèm thường đôi giày Tony Burch Jolie hay chiếc headphone chống ồn của Bose. Đó là những điều mà Google đã “bookmark” đánh dấu theo sự chỉ định của bạn và ghi sổ lại yêu cầu này.
Marketing hầu như là nghệ thuật (nguỵ trang thành khoa học) làm thế nào để thay đổi thói quen tiêu dùng tốt nhất.
Nó muốn điều hướng và chỉ định cái mà chúng ta nên mua dựa trên thuật tìm kiếm đề xuất. Xa hơn nữa, Google kết nối họ với những công ty khác thông qua Google Adwords, ngay cả trước khi họ biết muốn mua cái gì. Ví dụ, họ muốn bay với hãng Delta thông qua những câu hỏi về tour du lịch ở Acropolis, hay là thắc mắc về các hòn đảo ở Hy Lạp.
Mặt tối
Sự thống trị thông thái
Thượng đế có nhiều năng lực đặc biệt: thông thái, quyền năng tuyệt đối và bất tử. Trong ba thứ đó, Google chỉ có năng lực đầu tiên. Họ cảm thấy cần thiết củng cố tính chính danh cảu thương hiệu trong cuộc sống thành một động từ – người ta ít nói “hãy tìm thông tin trên mạng đi mày” mà gọi vỏn vẹn “google đi”!
Chiếm gần 90% thị phần thị trường tìm kiếm tại châu Âu và không đặt trụ sở chính ở châu Âu, Google trở thành mục tiêu hấp dẫn của các nhà quản lý thị trường ở đó.
Nhưng đó chưa phải là tất cả, không phải đằng sau tấm màn nhung như Scott chia sẻ trong sách, Google đang thể hiện rõ sự tham vọng nhất lịch sử kinh doanh chễm chệ trên trang chủ tuyên ngôn về sứ mệnh của họ: sắp xếp lại toàn bộ thông tin của thế giới.
Nhu cầu về kiến thức của chúng ta sẽ không bao giờ bão hoà. Google luôn là người độc chiếm trong lời cầu nguyện của bạn, mỗi khi ánh mắt bạn cúi xuống màn hình tìm thông tin.
Funfact: Nhân viên Google tin rằng họ thông minh hơn những người khác. Họ đề xuất nhân viên dành 10% thời gain làm việc trong tuần để đưa ra những ý tưởng mới – có thể tưởng tưởng được biết bao nhiêu ý tưởng thú vị sẽ được đề xuất trong 60,000 nhân viên đó?
Chào bạn, đọc đến những dòng này chắc hẳn  bạn là một trong những kiên trì và khao khát tri thức chân chính nhất. ;) 
Đây có lẽ là cuốn sách được review dài nhất, có phụ hoạ hình ảnh công phu nhất (nhờ sự trợ giúp của bạn designer.dạo @thanhnoname) trong tất cả các cuốn tôi từng review.
Vì đơn giản, tôi thấy được khát khao chia sẻ của Scott muốn nhắn nhủ đến thế hệ trẻ chúng ta, tôi chỉ đóng vai trò như người biên chế, thêm thắt để “phóng ý” của Scott hợp thời hơn thôi.
Tóm gọn lại, đây là một cuốn sách đáng để bạn phải từ bỏ thời gian lướt Tiktok để đọc.

Lối hành văn và trình bày rất rành mạch, góc nhìn rất “fresh” – độc lạ về thành công của tứ đại quyền lực, song song thể hiện một ánh nhìn ái ngại về việc lạm quyền (như Facebook đã chặn luôn nước Úc không cho truy cập tin tức), ăn cắp dữ liệu thông tin của người dùng và sự ảnh hưởng của hàng triệu công dân Mỹ có nguy cơ mất việc vào tay bọn AI đã được kiến trúc sư Scott Galloway miêu tả rất chi tiết cùng thái độ rất thẳng hơn ruột ngựa.
Những điều bài bookspoil này chưa “cover”
Thuật toán T (xác định siêu kì lân) chi tiết về cách đánh giá các công ty công nghệ tiềm năngLời khuyên từ giáo sư Scott dành cho những con người trẻ muốn tạo nên sự thay đổi hoặc dẫn đầuĐiểm danh các kị binh tiềm năng
Dám cá với bạn rằng, đọc xong cuốn này, giống như tôi, bạn cũng sẽ không “cuồng vọng” những gã đồ tể này như trước mà sẽ có cách tiếp cận vấn đề, suy nghĩ trở nên chín muồi, và đa chiều hơn như Scott.
Bonus là bố cục tranh đấu giữa các anh lớn, hẹn gặp sau 2022 xem số % của các anh sẽ nhảy như thế nào.


Hẹn gặp lại bạn ở thì tương lai gần.
#Fingersnaps @Twister spoil featuring @Thanh Nonam Visual.
Tham gia group và website để đọc nhiều bài bookspoil chất lượng cao: 
Kinh Đô Sách và Film kinhdosachvafilm.com