-chủ động thì đau đớn đấy nhưng kết quả của nó vô cùng tuyệt vời-> khi chúng ta có mục tiêu và chúng ta chủ động chúng ta sẽ nhắm đến độ hiệu quả của nó, vì thể ngay mục tiêu đầu tiên phải chính xác.
-cái nhắm đến độ hiệu quả rất quan trọng nó tác động qua lại với sự chủ động
-đặt mục tiêu không những giúp mình có mục đích rõ ràng mà còn là chủ động trong mọi tình huống, kéo theo chuỗi chủ động mathew, đây chính là điều quan trọng nhất, người ta nói mục tiêu luôn vô địch con người có vượt qua được khó khăn hay không là nhờ mục tiêu
- không bao giờ được suy nghĩ đơn giản luôn luôn suy nghĩ chiến lược từ bản chất
-và tôi cũng khẳng định kỷ luật của con người đến từ mục tiêu vậy mục tiêu rất lợi hại
5 LÝ DO THÔI THÚC BẠN NÊN THIẾT LẬP NHỮNG MỤC TIÊU LỚN
Hầu hết chúng ta quen với phương pháp đặt mục tiêu S.M.A.R.T là một từ viết tắt được sử dụng nhằm nhắc nhở chúng ta rằng những mục tiêu nên cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, có liên quan và có ràng buộc về thời gian.
Phương pháp thiết lập mục tiêu này thật tuyệt vời. Tôi đã sử dụng nhiều lần nhằm tạo ra các kết quả có thể nhìn thấy được trong cuộc sống và công việc kinh doanh của tôi. Tôi không gợi ý là chúng ta nên dừng việc đặt ra các mục tiêu S.M.A.R.T, tôi chỉ đặt ra tình huống cuộc sống sẽ rất vui vẻ khi chúng ta thêm vào đó ‘những mục tiêu lớn, táo bạo, khó tin’ cùng với những mục tiêu S.M.A.R.T.
Những mục tiêu lớn thường đáng sợ với hầu hết chúng ta. Nếu bỏ đi chữ ‘A’ trong mô hình S.M.A.R.T, có thể chúng ta sẽ nghĩ rằng mình không thể đạt được mục tiêu. Chúng ta nhìn vào mục tiêu lớn, và sau đó nhìn lại chính mình, chúng ta đang ở đâu lúc này, và nghĩ rằng: Quan điểm thiết lập mục tiêu là gì, tôi không bao giờ đạt được chúng. Thực tế là trong nhiều trường hợp chúng ta không biết khả năng thực sự của mình cho tới khi chúng ta cố gắng. Chúng ta không biết giới hạn đó cho tới khi thực sự thử nghiệm chúng.
Kết quả là, những mục tiêu to lớn, điên rồ và hoang dại có thể khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên thú vị và trọn vẹn hơn. Dưới đây là lý do:
1. Nếu để cho chính mình một khoảnh khắc mơ mộng, chúng ta sẽ thấy thực sự thú vị
Khi chúng ta dừng lại để suy nghĩ về cuộc sống như thế nào nếu chúng ta đạt được mục tiêu lớn lao, chúng ta sẽ thấy rất hứng thú. Mục tiêu tự bản thân nó tạo ra một lực hấp dẫn phủ nhận những nhu cầu của lý trí. Sự hứng thú về khả năng thúc đẩy chúng ta hành động. Khi chúng ta sống từng ngày một ảnh hưởng bởi một giấc mơ lớn, với tầm nhìn của tâm trí về thực tế của ước mơ, chúng ta bận rộn hướng đến mục tiêu và chúng ta không có thời gian để hối tiếc. Bất kể chúng ta có thực sự đạt được mục tiêu lớn đó hay không, cuộc sống của chúng ta trở nên phong phú đáng kể theo phương thức mới này của cuộc sống. Theo thời gian, chúng ta dần trở thành một người mới, người không  bao giờ cảm thấy hối tiếc, hay dành thời gian suy nghĩ ‘những gì đã đạt được’, bởi vì chúng ta bận bịu (và mãn nguyện) theo đuổi những điều chúng ta tin là có thể.
2. Mục tiêu giúp chúng ta cải thiện bản thân về lâu dài
Những mục tiêu lớn khiến chúng ta mở rộng tầm nhìn (tất cả nhường chỗ cho các mục tiêu). Khi chúng ta mở rộng tầm nhìn, chúng ta đối diện với thực tế rằng phải có ‘những biến đổi cơ cấu’ diễn ra trong kinh doanh hay cuộc sống (tùy thuộc vào tính chất của mục tiêu) để biến mục tiêu trở thành hiện thực. Đó là hệ thống và cơ sở hạ tầng hiện tại (cả trong công việc kinh doanh và cuộc sống) không được trang bị để hỗ trợ cho các mục tiêu lớn. Một khi chúng ta nhận ra những điều này, chúng ta sẽ bắt đầu những thay đổi có lợi ích tích cực lâu dài. Chúng ta củng cố nền tảng kinh doanh và cuộc sống. Điều này tạo ra hiệu ứng lây lan sang các mặt khác trong cuộc sống một cách tích cực.
3. Mục tiêu giúp chúng ta không nản lòng trong ngắn hạn
Khi mong đợi những gì lớn lao, chúng ta đếm từng giây từng phút. Chúng ta phải nỗ lực tốt nhất mỗi ngày, không thể lãng phí thời gian tự thương hại mình hay các hoạt động vô nghĩa. Như thường lệ, chúng ta sẽ bắt đầu đếm từng khoảnh khắc tại hiện tại nhiều hơn khi chúng ta đặt những mục tiêu nhỏ, không khiến chúng ta căng thẳng. Trong thế giới công nghệ, sự xao lãng là một mối nguy lớn. Để đạt được những mục tiêu lớn lao chúng ta phải hoàn toàn không nản lòng và nghiêm khắc trong ngắn hạn.
4. Mục tiêu giúp chúng ta ‘thực tế’ và đối mặt với những thiếu sót của bạn thân
Những mục tiêu lớn khiến chúng ta đối mặt với thực tế. Nếu chúng ta bắt đầu với niềm tin (hoặc thậm chí là hy vọng) rằng những mục tiêu lớn lao là thực sự có thể đạt được, sau đó chúng ta phải hỏi câu tiếp theo: Làm thế nào để nó xảy ra? Câu hỏi này mang những tia sáng trong ta về với thực tế. Chúng ta phải trung thực với bản thân, và chỉ ra những thói quen và hành vi chưa tốt (nếu nó là mục tiêu cá nhân); hay các hệ thống và quy trình kém (hoặc thiếu nguyên lý) nếu nó là mục tiêu kinh doanh. Thật dễ dàng để đổ lỗi cho những người khác, không chịu trách nhiệm và bào chữa. Hãy là người can đảm (và thực tế) sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân và nhìn sâu vào bên trong để giải quyết những thiếu sót hơn là tìm kiếm bên ngoài. Khi chúng ta thiết lập những mục tiêu lớn chúng ta buộc phải nhìn vào bên trong và thay đổi điều đó.
5. Mục tiêu khiến chúng ta phát triển thói quen một cách mạnh mẽ
Trong tất cả những điều này những gì đang diễn ra thực sự là một thay đổi trong hành vi. Đây chính là lợi ích lớn nhất của việc thiết lập mục tiêu lớn. Nếu chúng ta thực sự theo đuổi (với tất cả trái tim), chúng ta buộc phải thay đổi hành vi của mình. Chúng ta trở thành những người tích cực hơn (điểm thứ 1). Chúng ta thiết lập những hệ thống và quy trình có giá trị cho tương lai (điểm thứ 2), nhưng chúng ta hoàn toàn sống trong hiện tại và cố gắng tất cả thời gian (điểm thứ 3). Cuối cùng chúng ta trở nên ‘thực tế’ với chính mình và tìm kiếm sự thay đổi từ bên trong trước khi chúng ta chỉ đổ lỗi cho những người khác (điểm thứ 4). Khi chúng ta duy trì tất cả những hành vi này trong một thời gian lâu dài, những gì chúng ta thực sự làm thật đáng kinh ngạc – chúng ta đang khởi tạo những thói quen thay đổi cuộc sống mạnh mẽ.
Bây giờ, thậm chí chúng ta có đạt được mục tiêu lớn đó hay không không quan trọng, chúng ta đã đạt được một chiến thắng lớn trong việc cải thiện đáng kể bản thân mình. Đây là lợi ích phụ cuối cùng của việc thiết lập những mục tiêu lớn. Mục tiêu giúp chúng ta xây dựng, và hoàn thiện mình, một cách đáng kể, và nó được hoàn thành thông qua một sự thay đổi bền vững, hình thành qua sức mạnh của thói quen.