Chúng ta thường đặt ra câu hỏi: Tại sao người ta lại cần đến tình yêu? Tại sao một số người có mối tình lâu dài nhưng số còn lại thì chỉ là thoáng qua?

Các nhà tâm lý và nhà nghiên cứu cho rằng có nhiều học thuyết về tình yêu nhằm lý giải cách  mà tình yêu hình thành và tồn tại.
“Yêu”  là một dạng cảm xúc cơ bản của con người, nhưng hiểu được yêu như thế nào hay tại sao lại yêu thì thật sự không phải là chuyện đơn giản. Nhiều người cho rằng tình yêu là một thứ căn bản, bí ẩn và thiêng liêng mà không thể dùng khoa học để lý giải nó.
Dưới đây là bốn thuyết cơ bản dùng để giải thích yêu và các loại cảm xúc khác.

“Thích” và “yêu”

Nhà tâm lý học Zick Rubin cho rằng một tình yêu lãng mạn được tạo nên từ 3 yếu tố sau: Sự gắn bó, quan tâm, thân mật.
Rubin tin rằng chúng ta sẽ trải qua cảm giác ngưỡng mộ, trân trọng đối với người nào đó. Lúc này, ta thích dành thời gian ở bên họ, nhưng nó có thể chưa đủ để được xem là “yêu” mà chỉ dừng lại ở “thích” mà thôi.
Mặt khác, tình yêu thì sâu đậm hơn, mãnh liệt hơn, và bao gồm sự ham muốn tiếp xúc và thân mật về thể xác. Nếu ta “thích” một người thì  đơn giản chỉ muốn vui vẻ ở bên người đó, trong khi ở mức độ “yêu”, ta quan tâm đến nhu cầu của đối phương như của chính mình.
Sự gắn bó là nhu cầu mong muốn được quan tâm, chấp nhận và tiếp xúc thể xác với người nào đó. Quan tâm bao gồm cả việc tôn trọng nhu cầu và hạnh phúc của đối phương như của chính mình. Còn thân mật là chia sẽ những suy nghĩ, mong muốn và cảm xúc với người còn lại.

Tình yêu đồng cảm và tình yêu nồng nhiệt

Theo như nhà tâm lý Elaine Hatfield và đồng nghiệp của bàthì có 2 dạng cơ bản của tình yêu:
1.Tình yêu đồng cảm
2.Tình yêu nồng nhiệt
Tình yêu đồng cảm dùng được thể hiện bằng sự tôn trọng, gắn bó, yêu mến và tin tưởng lẫn nhau. Loại tình yêu này thường phát triển nhờ vào sự thấu hiểu, chia sẻ và tôn trọng của ta dành cho nửa còn lại.
Tình yêu nồng nhiệt được biểu lộ bằng cảm xúc mãnh liệt, thu hút thể xác, khát khao và sự yêu mến. Khi những cảm xúc được hồi đáp, con người ta sẽ cảm thấy phấn khởi và thỏa mãn. Ngược lại, sẽ khiến cho họ thấy tuyệt vọng và chán nản. Hatfield cho rằng tình yêu nồng nhiệt là loại tình cảm nhất thời, thường chỉ kéo dài từ 6 đến 30 tháng.
Hatfield cũng cho rằng cái đích cuối cùng của tình yêu nồng nhiệt là tình yêu đồng cảm, loại tình yêu bền hơn. Mặc dù, ai cũng mong muốn rằng mình sẽ có một mối quan hệ có cả an toàn và ổn định của tình yêu đồng cảm và nồng nhiệt, Hatfield cho rằng nó rất hiếm.

Bánh xe màu sắc của tình yêu

Trong cuốn sách “Màu của tình yêu” được nhà tâm lý John Lee xuất bản năm 1973, ông so sánh các loại tình yêu với bánh xe màu sắc. Giống như 3 màu sắc cơ bản, Lee cho rằng chúng ta cũng có 3 loại tình yêu cơ bản:
Eros: Eros xuất phát từ tiếng Hi Lạp có nghĩa là nồng nhiệt và ái tình. Loại tình yêu này bao gồm cả sự khát khao về cảm xúc và thể xác.Ludos: Đây cũng là từ xuất phát từ Hi Lạp, có nghĩa là trò chơi. Đây là loại tình yêu được xem như để vui đùa và không quá nghiêm túc. Những người thuộc loại này không sẵn sàng sẽ gắn kết lâu dài mà chỉ muốn tìm đến sự  thân mật về thể xác.Storage: Dạng này có nghĩa là “tình yêu thuần khiết”. Đây là loại thường thấy trong gia đình, giữa ba mẹ và con cái, anh chị em, và những người trong dòng họ. Loại tình yêu này được xây dựng dựa trên tình bạn, giữa những người chia sẻ cho nhau về sở thích. Sự cam kết bên nhau được phát triển dần dần dựa vào sự yêu mến của mình đối với đối phương.
Những màu tiếp theo, Lee cho rằng đó chỉ là những màu đơn giản có thể được hình thành để tạo ra những màu bổ sung, 3 loại tình yêu kể trên là được tổng hợp từ  6 kiểu tình yêu khác nhau. Ví dụ, Eros và Ludos kết hợp với nhau sẽ tạo ra tình yêu vừa điên dại vừa chiếm hữu.
Chúng ta cùng điểm qua 6 loài tình yêu của Lee:
3 loại chính:
Eros – Yêu một người hoàn hảo
Ludos – Yêu kiểu đùa giỡn
Storage – Yêu dựa trên tình bạn
3 loại bổ sung
Mania (Eros+Ludos) – Tình yêu chiếm hữu
Pragma (Ludos+Storage) – Tình yêu thực tế và lý trí
Agape (Eros+Storage) – Tình yêu ích kỷ

Thuyết tam giác tình yêu

Nhà tâm lý Robert Sternberg cho rằng thuyết tam giác đưa ra 3 thành phần để tạo nên tình yêu:
Sự thân mật
Say mê
Sự cam kết lâu dài
Sự kết hợp khác biệt của ba thành phần này đã tạo nên các loại tình yêu khác nhau. Ví dụ, sự thân mật kết hợp với cam kết sẽ tạo nên tình yêu đồng thuận, trong khi đó, say mê và thân mật lại tạo ra tình yêu lãng mạn.
Theo như Sternberg, mối quan hệ hình thành từ 2 hay nhiều yếu tố thì sẽ nên một tình yêu bền lâu. Sternberg dùng từ “tình yêu tuyệt vời, trọn vẹn” để mô tả sự kết hợp giữa sự thân mật, say mệ và cam kết. Mặc dù đây là loại tình yêu bền và mãnh liệt nhất, Sternberg cho rằng nó cũng rất hiếm.

Kết: Theo mình nghĩ, yêu đương là tùy quan điểm mỗi người không có đúng và sai. Nếu bạn gặp đúng người thì hãy yêu đi, nêu đau lòng quá thì nên xa nhau, sau này lại có kinh nghiệm tìm được tình yêu hoàn hảo, dù nó hiếm nhưng đâu có nghĩa là không có, đúng không ? 
<3