Xét tuyển đại học bằng chứng chỉ IELTS– Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, học sinh miền núi, nông thôn xa hơn với cánh cổng đại học tốt
Từ trước năm 2017, khá ít người biết về khái niệm IELTS, mục đích là gì, tác dụng của tấm chứng chỉ này.Nhưng sau 5 năm, IELTS trở...
Từ trước năm 2017, khá ít người biết về khái niệm IELTS, mục đích là gì, tác dụng của tấm chứng chỉ này.Nhưng sau 5 năm, IELTS trở thành 1 cơn sốt khiến cho rất nhiều học sinh hoang mang. Một vài năm qua, chỉ có một vài trường xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS, song đến năm 2021, qua thống kê, cả nước đã có khoảng hơn 60 cơ sở đào tạo sử dụng các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL, SAT,… là tiêu chí để ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng.
Ngay tại trường mình, nhiều học sinh tập trung vào thi IELTS. Tuy nhiên, cũng khó trách học sinh bởi năm nay các trường tâm lý thi gì, tuyển sinh bằng gì thì học nấy là tâm lý chung của xã hội.Năm nay, chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT của nhiều cơ sở giáo dục đại học trong tuyển sinh đã rơi xuống đáy.
Mặt khác, thực tế, nhiều khóa trước nhiều học sinh được tuyển thẳng vì có chứng chỉ tiếng anh này.Thực tế năm ngoái, nhiều thí sinh trong trường đạt 27-28 điểm của trường vẫn không có cơ hội đỗ vào những ngành hot của các trường top đầu.

Rất ít học sinh nông thôn có điều kiện học và thi chứng chỉ IELTS
1.Xét tuyển kết hợp IELTS có tạo ra bất bình đẳng?
Trước lo lắng này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), khẳng định hầu hết trường vẫn sử dụng phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT bên cạnh nhiều phương thức khác, trong đó có các trường lớn. Tuy nhiên, ngay đầu tháng 6, Ngày 16/6, trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh 2022. Nhưng thông tin gây chú ý là từ năm 2023, trường dự kiến chỉ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp, xét tuyển sớm với 100% chỉ tiêu, sau khi trừ số thí sinh tuyển thẳng theo quy chế. Trường không tuyển theo các phương thức còn lại, kể cả sử dụng kết quả ba môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp - vốn là phương thức chủ đạo của Đại học Kinh tế Quốc dân trong những năm trước 2022. Không còn áp dụng phương thức xét tuyển theo tổng điểm ba môn thi tốt nghiệp, kết quả từ kỳ thi này vẫn được dùng trong một số nhóm xét tuyển kết hợp, chẳng hạn chứng chỉ tiếng Anh với tổng hai môn thi tốt nghiệp. Còn với bài thi ĐGNL thì cộng điểm IELTS/3 cũng là một con số không hề nhỏ.Điều này có nghĩa, các học sinh không có chứng chỉ IELTS thì cửa vào trường khá hẹp. Nhiều phụ huynh nông thôn lo lắng vì con em ở các tỉnh, điều kiện học tiếng Anh khó khăn, nhiều nhà không đủ tiền cho con học và ôn luyện các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELTS, SAT thì làm sao cạnh tranh được với các học sinh ở thành thị.Còn với học sinh miền núi, dân tộc thiểu số thì điều đó gần như bất khả thi.
Mặc dù Bộ GD&ĐT đã có động thái nhắc nhở các trường đại học phân bố chỉ tiêu hợp lí, tạo tính cạnh tranh công bằng. Nhưng khi NEU đã nổ “phát súng đầu tiên” thì việc các trường đại học khác lặp lại không có gì là bất ngờ.

Một bài viết khi bàn về chứng chỉ IELTS trên mạng xã hôi nhận được đông đảo sự quan tâm
2.“Khuyến khích” chứ không “lạm dụng” IELTS
Vì các trường Đại học được tự chủ tuyển sinh nên việc đưa thêm các phương thức tuyển sinh mới, trong đó có xét tuyển kết hợp bằng chứng chỉ IELTS là quyền của các trường. Công bằng mà nói, 1 thí sinh có điểm IELTS cao "nhiều khả năng" sẽ có các yếu tố: có ý thức học tập (không lười), năng lực tiếp thu (không tồi), gia đình có điều kiện kinh tế (không nghèo). Một thí sinh có nền tảng như vậy thì việc học tập và cơ hội công việc sau khi ra trường sẽ không tệ. Có được những thí sinh như vậy rất có lợi cho trường
Tuy nhiên, ở cấp độ vĩ mô, xét trên lợi ích chung của xã hội thì việc đổ xô đi học và thi chứng chỉ IELTS không hẳn có lợi. Nó có phần giống với cái "trend" du học tự túc quãng 5-10 năm trước. Lãng phí về thời gian, công sức, tiền bạc cộng gộp lại là rất khổng lồ. IELTS chỉ nên là 1 trong các tiêu chí để xét tuyển với tỷ lệ hạn chế và cho một số ngành học nhất định, có nhiều đặc điểm phù hợp, hơn là mở rộng một cách tràn lan.
Tiếng Anh là một môn học thậm chí là một môn năng khiếu, không xét điểm thi THPTQG đồng nghĩa với việc nếu bạn thi khối D mà viết được bài văn 9 điểm hay 9,5 toán không có ý nghĩa gì cả. Nâng tầm một môn học lên vượt trội khiến những học sinh có tiềm năng các môn khác thiệt thòi
Nhìn rộng ra, không nên lấy năng lực tiếng Anh làm giới hạn cả đầu vào lẫn đầu ra của sinh viên. Nhiều trường hiện nâng chuẩn tiếng Anh đầu ra cho sinh viên lên cao dần. Sẽ có những sinh viên năng lực chuyên môn rất tốt nhưng hạn chế ngoại ngữ (vì nhiều lý do khác nhau) không thể ra trường. Như vậy là rất vô lý
Trong thực tế cuộc sống, ở bất cứ ngành nghề nào, thậm chí là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bạn sẽ thấy phần lớn mọi người vẫn thực hiện tốt công việc của mình mà không cần thường xuyên sử dụng ngoại ngữ ở trình độ cao.
3.Nỗi lo của người nghèo- Cơ hội đổi đời hẹp
Phân biệt giàu – nghèo, nông thôn – thành thị là vấn đề luôn tồn tại trong cuộc sống. Không ai được chọn nơi mình sinh ra, hoàn cảnh cuộc sống, nhưng phải cố gắng để thay đổi điều đó. Những người học sinh có điều kiện không tốt, lòng họ thắp lên ngọn lửa hi vọng, nhiệt huyết vươn lên trong cuộc sống, không để cái nghèo làm chùn bước.

Nhưng 25-30 triệu cho một khóa học IELTS, 5 triệu/ 1 lần thi là một con số khiến cho các bậc phụ huynh muốn con mình lách qua khe cửa hẹp để “đổi đời” phải trăn trở. Không xét điểm THPTQG đã khiến cánh cửa hẹp lại càng hẹp
“Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” chắc bạn cũng đã nghe câu ”slogan” ở đâu đó rồi. Đó là chủ trương được nhắc đi nhắc lại nhiều lần của chính phủ. Và giờ đây những người nghèo đấy phải nhìn thế hệ sau của mình càng mất đi cơ hội thay đổi cuộc sống.
4.Chạy theo IELTS quá mức, dễ bỏ lọt nhân tài
Vấn đề liệu có nên xét tuyển đại học bằng kết quả các kỳ thi năng lực ngoại ngữ quốc tế vẫn luôn nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Người cho rằng phương thức xét tuyển này có thể sẽ thúc đẩy phong trào học tiếng Anh. Nếu tỉ lệ xét tuyển dựa trên các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tăng cũng có nghĩa cơ hội của những thí sinh không có những chứng chỉ này sẽ bị thu hẹp và đây cũng là một thiệt thòi rất lớn.
Mới đây, vấn đề này lại trở thành tâm điểm bàn luận khi trong một chương trình truyền hình dành cho lứa tuổi THPT, một thí sinh cho rằng: "Việc đưa chứng chỉ ngoại ngữ vào xét tuyển đại học là rất thực tiễn, cần thiết cho công tác tuyển dụng sau này. Bởi ông chủ của bạn sẽ thích điều này hơn là điểm 10 Toán, Lý, Hóa, Sinh".

Bản thân ngôn ngữ chỉ là phương tiện để giao tiếp, giống như nói chuyện với người Anh thì phải nói tiếng Anh, nói chuyện với người Pháp thì dùng tiếng Pháp, nhưng để có gì nói chuyện với họ thì không phải đến từ ngôn ngữ. Vậy, kiến thức về chuyên môn phải vững, điều này mới là quan trọng. Vì thế, cần đặt IELTS đúng vị trí là công cụ, chứng nhận cho khả năng rằng chúng ta có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ của người nghe. Nghiên cứu, làm được việc hay không thì cần nền tảng kiến thức”. TS Ngô Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất