Xem Tarot nhưng dưới góc nhìn triết học của Søren Kierkegaard.
Một bài phân tích ngắn về tính triết học của việc xem bài tarot qua góc nhìn của sự tự do lựa chọn và trách nhiệm đi kèm
Tin mình đi, bất kì mối quan hệ nào khiến bạn phải tìm giải pháp từ bài tarot hay bất kì nguồn lực ngoài tầm kiểm soát của bạn đều không đáng để theo đuổi hết.
Và mình ở đây, sau hai lần xem tarot về mấy thứ tương tự như thế, để phân tích tính triết học của con người đằng sau lựa chọn đó.
Đầu tiên, cùng mình phân tích sâu hơn việc xem tarot hay bất kỳ hình thức tiên đoán/ gợi ý những gì nên làm hoặc sắp xảy ra qua góc nhìn triết học, cụ thể là của Soren Kierkegaard, cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh.
Tại sao chúng ta lại xem tarot?
Chúng ta xem tarot vì chúng ta mông lung, bất định giữa cái gì nên làm và không nên làm, giữa sợi dây mỏng manh của tương lai phía trước và hiện tại lúc chúng ta đang ngồi nghĩ về nó. Thực chất chúng ta hoàn toàn có khả năng kiểm soát tương lai, vì mọi hành động của ta đều sẽ dẫn đến một kết quả nào đó nhưng thứ khiến chúng ta lo sợ cũng chính là điều đó. Vì chúng ta có quyền quyết định những gì sẽ xảy ra với bản thân ta, đồng thời cũng có trách nhiệm với điều đó nên điều đó khiến ta ngần ngại. Kierkegaard gọi điều này là “existential angst”, là một nỗi lo âu có xuất phát điểm từ sự tự do của con người, và đi kèm với sự tự do đó cũng là gánh nặng mang tên trách nhiệm.
Kierkegaard mô tả “existential angst (hoặc dread)” qua hình ảnh một người đàn ông đứng trước một mỏm đá và hai luồng suy nghĩ trong đầu anh ta khi nhìn xuống phía dưới. Một là nỗi khiếp đảm trước vực sâu và hai là cảm giác chực chờ chỉ muốn nhảy xuống dưới. Và mỗi cá nhân đều đứng trước vô vàn lựa chọn như thế, trước những lựa chọn mà tính tốt xấu của nó không có tính khách quan mà hoàn toàn chủ quan, chính nó tạo nên một “existential angst” hoặc “anxiety”
Anxiety is the dizziness of freedom, which emerges when […] freedom looks down into its own possibility […]. Freedom succumbs to dizziness.
Dần thấy được vấn đề chưa? Đúng rồi đó, chúng ta xem tarot vì không muốn phải nhận trách nhiệm cho hành động và tương lai của mình, và tất nhiên không ai nhận ra cả (kể cả mình) vì điều này diễn ra một cách vô thức.
Mà tất nhiên mình cũng không phản đối gì cả, vì ít nhất trong những lúc mông lung nhất, tarot hay bất cứ cái gì cũng được đều cho ta một cái gì đó để dựa vào, dù một niềm tin hay một sự thật bẽ bàng.
Suy cho cùng, con người chúng ta cũng chỉ là con người thôi mà.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất