Gần đây, văn hóa khởi nghiệp đang là một chủ đề được quan tâm — các Startup đang tìm mọi cách để nâng cao trải nghiệm tại môi trường làm việc, một số thậm chí còn tìm cách để tích hợp công việc như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhân sự. Không phải ai cũng nằm “cửa trên” để yêu cầu một mức lương hậu hĩnh hoặc có nhiều ngày nghỉ, nhưng họ luôn có kỳ vọng cao. Nhân sự luôn quan tâm đến sự kết nối với những nhân sự khác và tầng lớp lãnh đạo, những người sẽ giúp họ đạt được mục đích và tìm thấy sự hài lòng cao hơn trong quá trình làm việc.
Vậy làm thế nào để các CEO có thể đạt được những mục tiêu này? Bằng cách xác định văn hóa khởi nghiệp, Startup có thể cam kết hỗ trợ công việc tốt hơn, cải thiện các hoạt động điều hành, tạo nên nhiều đóng góp có giá trị, và đạt được sự hài lòng lớn hơn từ phía nhân sự.
Thế nào là văn hóa khởi nghiệp?
Chắc chắn, văn hóa doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động điều hành, nó như quyển “kinh thánh” dẫn dắt những “tín đồ” nhân sự của công ty. Nhiều Founder gặp khó khăn khi xác định văn hóa doanh nghiệp ngay từ đâu. Những nhà sáng lập và CEO với nhiều năm kinh nghiệm tin rằng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ giảm bớt căng thẳng trong môi trường làm việc khi họ tăng trưởng. Mặc dù ở mỗi giai đoạn phát triển, việc định hình văn hóa doanh nghiệp là cần thiết, tuy nhiên thật khó cho các Startup non trẻ có thể xác định rõ thứ văn hóa cần thiết để phục vụ cho sứ mệnh doanh nghiệp của mình. Điều này càng trở nên khó hơn khi đội ngũ nhân sự ngày càng lớn.
Rand Fishkin, CEO & Founder Moz, đã buộc phải định hình văn hóa công ty sau khi nhận ra những ảnh hưởng to lớn mà nó có thể tạo ra. Và ông đã đánh dấu 3 điểm đáng lưu ý: giá trị cốt lõi, sứ mệnh và chiến lược nhân tài. Tuy nhiên, xác định dựa trên 3 yếu tố này sẽ dễ dàng hơn:
  • Danh tính
  • Chiến lược tăng trưởng
  • Các mối quan hệ
Biết được giá trị cốt lõi của bạn: Đâu là những yếu tố quan trọng giúp Startup của bạn thành công? Đó sẽ là kim chỉ nam cho những quyết định của bạn để hoàn thành sứ mệnh một cách tốt nhất. Hãy chọn các giá trị có tính khả thi và tạo nên sự khác biệt, từ đó định hình thứ tính cách khởi nghiệp phù hợp cho Startup của bạn. Khởi nghiệp là phải táo bạo, nhưng nếu bạn biết điều đó không phải thứ cá tính cần có cho doanh nghiệp của mình, hãy đào sâu vào các giá trị khác. Giá trị cốt lõi phải toát lên ngay từ lúc bạn bước chân vào công ty, đó sẽ là thứ khiến cho nhân sự hướng đến và hành động theo.
Jeff Lawson, CEO và đồng sáng lập của Twilio, đã từng nói về những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp:
“Chúng tôi đã triển khai vào đầu năm nay và gọi chúng là ‘9 Điều Twilior phải biết’, và nếu chúng chỉ là những từ ngữ được viết trên tường, bạn đang phí hoài thời gian của mình.”
Mỗi công ty đều có cách riêng để truyền đạt giá trị cốt lõi của họ. Ví dụ, Boundless, Nhà cung cấp sách điện tử miễn phí có trụ sở tại Boston, đã có một ý thức mạnh mẽ về những giá trị của họ ngay từ những ngày đầu tiên. Theo Ariel Diaz, Founder & CEO của Boundless cho biết, những giá trị này nên là thứ mà mỗi người trong team đều đạt được. Anh và Aaron White, cũng là người đồng sáng lập Boudless, đã tạo ra một cách ngắn gọn để truyền đạt giá trị và tạo ra sự vui vẻ. Tại buổi họp team, Diaz đã trao “Giải thưởng Thành tựu Văn hóa” dành cho những nhân sự đại diện cho 1 trong 4 giá trị cần thiết nhất cho công ty: Quái Vật (nhân viên chăm chỉ nhất), Kiến Trúc Sư (nhà chiến lược tốt nhất), Indiana Jones/Lara Croft (nhà mạo hiểm tìm kiếm sự đột phá), và Người Thú Vị Nhất Thế Giới (tài giỏi, vui vẻ, cá tính lôi cuốn). Ngay cả khi doanh nghiệp tăng trưởng, đội ngũ nhân sự Boundless vẫn hiểu rõ những kỳ vọng và mục đích của công ty.
Văn hóa là xương sống của công ty khởi nghiệp

Giao tiếp là điều tối quan trọng: Nếu như leader không tìm ra lí do chính đáng để rời khỏi giường đi làm mỗi sáng, nhân sự cũng vậy, văn hóa tiêu cực là thứ bệnh dịch dễ dàng lây nhiễm. Hãy nói cho mọi người biết giá trị doanh nghiệp, tại sao bạn lại coi trọng nó, và chắc chắn rằng doanh nghiệp sẽ theo đuổi những giá trị này. Đổi lại, bạn sẽ có một đội ngũ nhân sự đột phá nhất, với ý chí kiên cường luôn vững tâm cùng bạn trên con đường khởi nghiệp ngay cả trong hiểm cảnh.
Luôn truyền đạt cho nhân sự hiểu vì sao sự đổi mới là lí do dẫn đến thành công của doanh nghiệp, liên tục tối ưu văn hóa doanh nghiệp và tìm kiếm sự đột phá. Để nhân sự cùng tham gia vào tiến trình hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp, thông qua hợp tác hoặc cung cấp các nguồn lực đầy đủ. Từ trải nghiệm hợp tác, trải qua thành công và thất bại, bạn đã cho nhân sự cơ hội tham gia, chịu rủi ro, qua đó hoàn thiện bản thân. Cuối ngày, mọi người sẽ về nhà với sự hài lòng rằng vai trò của họ đã góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Tạo ra những mối quan hệ lành mạnh: Hãy giữ chân và bao quanh bạn bằng những nhân sự có cùng tầm nhìn. Cố vấn cho họ, học hỏi từ họ, và tìm ra họ. Điều này đảm bảo mọi người sẽ cùng đi chung một hướng. Với một giá trị được định hình rõ ràng, ngay cả khi trong tình huống phát sinh không có nhân sự chủ chốt, mọi thứ vẫn được vận hành một cách trơn chu. Con người là tài sản lớn nhất của một công ty khởi nghiệp. Nhà vua sẽ được lưu danh hay lật đổ, điều đó phụ thuộc vào “đám đông”, công ty khởi nghiệp cũng vậy.
Đội ngũ khởi nghiệp cần chú trọng tính đột phá đa dạng, đừng tạo ra một thứ văn hóa doanh nghiệp “đơn sắc”
Trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ có vô số những cạm bẫy mà bạn cần tránh. Những công cụ tạo động lực hữu hình (lương thưởng, môi trường làm việc, đặc quyền hỗ trợ,…) rất hiệu quả để thu hút nhân viên mới, nhưng nếu không xác định được một văn hóa định hình thứ cá tính gắn liền với sứ mệnh doanh nghiệp, thì mọi hứng khởi ban đầu từ chiếc bàn làm việc Ikea mới cóng, hay chiếc Apple được công ty giao cho sẽ không còn nữa, thay vào đó là sự mệt mỏi và lãng phí trong quản lý nhân sự. Tuyển dụng nhân sự không chỉ dựa trên tài năng mà còn nên dựa vào sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Đó là yếu tố bắt buộc, mọi quy trình tuyển dụng đều cần 1 vòng phỏng vấn văn hóa, người phỏng vấn phải hiểu rất sâu về văn hóa doanh nghiệp, đánh giá tính cách nhân sự có phù hợp với văn hóa công ty, đo lường khoảng thời gian nhân sự cần để hòa nhập và đưa ra lộ trình đào tạo văn hóa rõ ràng.
Nhiều doanh nghiệp vẫn đang theo đuổi văn hóa “cookie-cutter”: “mọi người ở đây đều tuyệt vời — và tất cả chúng ta đều như nhau”. Đó là “điểm chết” của nhiều công ty khởi nghiệp, dân marketing chơi với dân marketing, tech chơi với tech, mình nói cùng thứ ngôn ngữ, chơi cũng hợp nhau, nên cùng bắt tay thành lập công ty. Nhưng câu chuyện là, đó sẽ là thứ văn hóa có thể tạo ra lợi nhuận thực sự, nhưng nó cũng là hòn đá “đơn sắc” ngăn cản sự tăng trưởng, tiến trình IPO hay khi bạn cần một sự đột phá thật sự để doanh nghiệp lên tầm mới. Sự đa dạng trong tính cách nhân sự là cần thiết, điều đó giúp doanh nghiệp tiếp cận những cách giải quyết khác nhau và tạo ra sự đột phá đáng kể. Đó là lúc văn hóa doanh nghiệp thể hiện sức mạnh của nó: chúng ta, với những màu da, trải nghiệm, tính cách, chuyên môn khác nhau, nhưng tại đây chúng ta làm việc cùng nhau, và chia sẻ chung một giá trị, và cùng đi lên. Thật tuyệt khi nhìn thấy những đồng nghiệp tận hưởng sự đa dạng trong tính cách của nhau, nó như một mỡ hỗn độn nhưng lại là nguyên liệu cho một thực đơn hoàn hảo, với công thức là văn hóa khởi nghiệp. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự đa dạng trong môi trường làm việc cho đầu ra là hiệu suất đột phá của nhân sự. Con người luôn truy cầu sự đa dạng, một bảng thăm dò cho thấy, người ta luôn thích làm việc với những nét tình cách khác mình.
Vấn đề là, nhiều doanh nghiệp tin rằng tuyển dụng nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp là chọn những người giống hệt nhân sự hiện tại. Đây là một cách tiếp cận văn hóa lười biếng.

Khi tôi yêu cầu mọi người cho tôi biết về văn hóa của họ, đôi khi tôi nhận được một danh sách sự kiện công ty đã tổ chức. Tôi thúc giục và yêu cầu họ miêu tả về những giá trị công ty họ. Đa số đều không thể đáp ứng được yêu cầu này và bày tỏ sự lo ngại rằng đây chính là điều mà văn hóa của họ thiếu: khả năng truyền đạt. Sau đó, tôi hỏi họ những gì công ty của họ đang làm để truyền đạt các giá trị. Kết quả là sự mâu thuẫn và sự rời rạc trong lối tư duy của bộ phận lãnh đạo. Đối với các công ty đang gặp khó khăn với sản phẩm, tỉ lệ trả lại cao và những hình ảnh sai lầm tới công chúng, thủ phạm đến từ một nền văn hoá không bền vững. Chú ý đến văn hóa doanh nghiệp và liên tục tối ưu với sự tăng trưởng của doanh nghiệp, trong dài hạn bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.
Văn hóa không thể xây dựng chỉ trong một ngày — cho dù một công ty khởi nghiệp mới đang định hình hay một công ty lâu đời đang xây dựng lại văn hóa — điều quan trọng cần ghi nhớ là văn hoá nơi làm việc bao gồm các giá trị, con người và sự giao tiếp; về cơ bản, nó tạo thành một cộng đồng phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của tất cả các bên.
Đâu là cách các Founder xác định văn hóa khởi nghiệp
Trong trường hợp bạn vẫn chưa có một bức tranh rõ ràng về các giá trị, sự kết nối và con người để định hình văn hoá, hãy xem xét một vài người sáng lập đề cập tới văn hóa khởi nghiệp:
Sư đa dạng trong đội ngũ nhân sự đến từ Facebook
Khi Jeff Lawson, CEO & Founder Twilio được hỏi trong một cuộc phỏng vấn ZURBsoapbox để xác định văn hóa của mình, đây là những gì ông đã nói:
“Văn hóa là bộ sưu tập của con người, bạn có 130 người đưa ra các quyết định mỗi ngày. Mỗi ngày hàng ngàn quyết định được đưa ra. Văn hóa hiệu quả, là nơi lãnh đạo của một công ty, tự tin rằng mỗi một quyết định đưa ra đều là những quyết định đúng. Trong một môi trường mọi người không được cho phép ra quyết định; thì đó là một môi trường không hiệu quả. Bạn không thể tuyển những người tài giỏi và sau đó nói họ không được đưa ra quyết định.”
Công bằng mà nói, Lawson đã không nhìn thấy được điều này từ lúc bắt đầu. Khi Twilio thành lập, họ đã quyết định sao chép những giá trị cốt lõi của Microsoft. Jeff Lawson nhớ lại tại Union Square, ông đã bị thách đố bởi một vài CEO khi gọi một nhân viên ngẫu nhiên tại Twilio và yêu cầu họ đọc thuộc về năm giá trị cốt lõi, và sau đây là những gì đã xảy ra:
“Cô ấy (người đã trả lời điện thoại) nói rằng: “dễ dàng, đơn giản,…”. Tôi đã nhạc nhiên và cảm thấy thật sự thú vị, vì cô ấy lẽ ra phải mô tả đội ngũ của chúng tôi, nhưng trên thực tế cô ấy đã mô tả sản phẩm. Bạn sẽ không mô tả người của chúng tôi đơn giản và dễ dàng như vậy. Những giá trị đó không thể hiện được sản phẩm, khách hàng của chúng tôi, những gì chúng tôi xây dựng, cách chúng tôi tạo lập nó, cách chúng tôi tương tác với nhau hàng ngày, hoặc cách chúng tôi nói chuyện với khách hàng.
Những gì cô ấy nhìn thấy chỉ là một lát cắt nhỏ, chứ không phải bức tranh tổng thể. Vì thế chúng tôi đã quyết định tổng hợp tất cả các giá trị bao gồm tất cả những gì chúng tôi đã làm.”
Rand Fishkin, CEO & Founder Moz, đã xác định văn hoá, bàn luận lý do các công ty thuê và sa thải nhân viên theo cách sau:
“Nếu bạn đang cố hình dung giá trị thực sự của văn hóa doanh nghiệp, hãy nhìn vào các quyết định ảnh hưởng đến lợi nhuận, rủi ro, hoặc danh dự của giám đốc điều hành, liệu điều đó có trái ngược với các giá trị doanh nghiệp. Bạn muốn biết sứ mệnh và tầm nhìn của công ty không? Hãy nhìn vào những gì họ đã cố ý chọn không làm, mặc dù nó có thể tạo ra lợi nhuận. Và nếu bạn đang tìm kiếm lý do tại sao một công ty tuyển dụng và sa thải, hãy nói chuyện với các nhà quản lý về sự thể hiện của những nhân sự họ đã tuyển không chính thống, và người họ hối tiếc nhất vì đã phải sa thải (và tại sao).
Tôi ước rằng những giá trị, sứ mệnh và tầm nhìn, và những quyết định của con người là phi lý trí, nhưng thường thì, ngay cả ở Moz đôi khi, các hành động còn ảnh hưởng lớn hơn những gì có trong sứ mệnh doanh nghiệp hoặc danh sách giá trị cốt lõi.”
Tony Hsieh, CEO của Zappos (bên trái, nguồn ảnh Ethan Miller/Getty Images) đã xác định văn hóa của công ty theo cách sau:
“Nhiều công ty có giá trị cốt lõi, nhưng họ lại không thực sự cam kết với những điều ấy. Nó thường nghe giống như những gì bạn đọc trong một thông cáo báo chí. Chúng có thể được thuyết giảng trong buổi định hướng, nhưng sau đó nó chỉ là một banner vô nghĩa trên bức tường hành lang.”
Nhiều công ty và cá nhân đã quên đi định nghĩa của văn hoá doanh nghiệp và định hình nó dựa trên những bữa nhậu cuối tuần với sếp, vài câu tán tỉnh văn phòng, hay những buổi nghỉ mát cuối năm. Việc tạo ra một bầu không khí tuyệt vời không thể lấp đầy khoảng trống văn hoá, nó sẽ phá hủy việc kinh doanh và đưa ra những quyết định tuyển dụng tồi tệ. Nó cũng tạo ra những ý tưởng sai lệch về văn hoá làm việc, kiến thức văn hóa và ảnh hưởng đến công việc của nhân sự.
Vậy còn bạn, bạn sẽ xác định văn hóa khởi nghiệp của bạn như thế nào?
Tất cả sẽ được hướng dẫn qua 12 session trong Chương trình huấn luyện khởi nghiệp Topica Founder Institute khóa 6 dự kiến khai giảng vào 1/7/2017.
Đăng kí tìm hiểu chương trình Topica Founder Institute — khóa 6 tại đây: http://topi.ca/tfibatch6j