Ngành công nghiệp thời trang - vốn được cho là thế giới riêng tư và lấp lánh của phụ nữ vẫn tồn tại những người đàn ông giữ vai trò lãnh đạo ngay từ đầu. Đằng sau những bộ cánh lộng lẫy đến từ các thương hiệu thời trang may đo cao cấp là bàn tay và khối óc tuyệt mĩ của những NTK nam. Họ làm trang phục cho phụ nữ với tất cả sự yêu mến, thấu hiểu và trân trọng. 
person holding plastic while standing on wall
Ảnh: Karina Tess
Trong suốt thế kỷ XX, một số nhà thiết kế nữ đã ghi dấu ấn của họ trên bản đồ thời trang thế giới. Trong số đó phải kể đến 4 cái tên biểu tượng Jeanne Lanvin, Coco Chanel, Donna KaranJil Sander. Vài năm trở lại đây, những người phụ nữ phủ sóng hầu hết các lĩnh vực, như một cuộc diễu hành mạnh mẽ cho sự ngang nhau với nam giới về vai trò và vị trí trong công việc. Nhiều phụ nữ sáng lập các thương hiệu tên tuổi chính là tuyên ngôn mang thời trang tiến xa hơn khi phụ nữ sẽ định nghĩa thời trang cho phụ nữ.
Gabriela Hearst, Marina MosconeMarine Serre là ba trong số những người phụ nữ đã xây dựng thành công thương hiệu thời trang theo cách riêng của họ. Mỗi người một khoảng trời riêng nhưng lại giao nhau ở những điểm chung cụ thể: thời trang không chạy theo mùa, đóng góp vào ngành thời trang bền vững thông qua sử dụng các chất liệu thân thiện môi trường, hoặc đơn giản là nhấn mạnh vào quần áo sử dụng lâu bền. Mỗi người mỗi tầm nhìn đặc biệt về thời trang, khiêu khích và phá bỏ những giới hạn, từ đó họ trở thành người tiên phong định nghĩa thời trang cho phụ nữ.
Tất cả quần áo và giày dép của Marina Moscone.  Hoa tai và vòng đeo tay của Saskia Diez.  Vòng cổ, của riêng stylist.  Nhẫn của Laura Lombardi.

MARINA MOSCONE
----
Khi Marina Moscone lên ba tuổi, cô nói với bố mẹ rằng cô sẽ trở thành một nhà thiết kế thời trang. Khi cô bảy tuổi, cô nói với họ rằng cô sẽ rời quê nhà Vancouver chuyển đến thành phố New York để theo học trường thiết kế Parsons. Một thập kỷ sau, cô đã biến ước mơ năm 3 tuổi trở thành hiện thực. Cô thừa nhận mình là một người đầy tham vọng và tràn đầy sự tự tin.
Và chính những phẩm chất đó, tham vọng, kỷ luật, và sự quyết đoán đã đưa Moscone đến kinh đô thời trang New York hoa lệ trong những năm đầu của thiên niên kỷ. Niềm tin trong cô về tương lai rực rỡ của nhãn hiệu xa xỉ của mình lớn hơn bao giờ hết, kể cả khi thời cuộc có thể thay đổi nhanh đến chóng mặt. Cô nói: "Tôi đã kiên trì trên hành trình này một thời gian rất dài. Thật sự quá dài cho mọi sự cố gắng. Tôi chắc chắc rằng trong tôi chưa bao giờ có suy nghĩ dừng lại cả.''
Dưới bàn tay dẫn dắt của Moscone và chị gái Francesca, tinh thần của thương hiệu lấy cảm hứng những thứ xa rời văn hóa hiện đại: Family Heritage (nền tảng di sản). Từ nền văn hóa Ý của cha mình - nơi gắn với sự tiêu dùng xa xỉ, Moscone sử dụng các phương pháp may đo truyền thống của Ý để tạo ra các thiết kế và cho ra đời loại vải của riêng mình. Toàn bộ quá trình sản xuất chất liệu diễn ra tại các nhà máy Ý thuộc sở hữu của các hộ gia đình ở đó qua nhiều thế hệ. 
Đặt yếu tố truyền thống sang một bên, thương hiệu của Moscone luôn xem người phụ nữ hiện đại là trung tâm của mọi sự sáng tạo. Từ những tác phẩm nghệ thuật trừu tượng đến những người bình dị trong cuộc sống cá nhân, ý tưởng có thể đến từ tất cả mọi thứ mà cô dành thời gian quan sát và cảm nhận, Moscone chú trọng những thiết kế đẹp, tinh tế, hiện đại và đa năng. Những người khách hàng có thể mặc chúng trong các buổi sự kiện quan trọng hoặc cũng có thể dùng làm trang phục đi làm mà không bao giờ cảm thấy đơn điệu.
Tôi nghĩ đó là cách mà người phụ nữ hiện đại muốn ăn mặc. Và tôi nghĩ đó cũng là cách chúng ta lựa chọn phong cách cho chính mình. Phụ nữ hiện đại đảm đương rất nhiều vai trò ngoài xã hội, vì vậy những thứ bạn đang khoát lên người phải là thứ khiến bạn mạnh mẽ và tự tin hơn bao giờ hết.'' -Moscone-
Sự hiện đại của nhãn hiệu cũng thể hiện trong chính các thiết kế. Bộ sưu tập bao gồm các form dáng dài, nếp xếp gấp tinh tế; kết cấu thanh lịch; và các loại vải dày dặn tạo cảm giác mạnh mẽ,...khiến người mặc có cảm giác mọi yêu cầu khắt khe đều được mang lên bàn cân một cách khéo léo và tỉ mỉ. Đó cũng là lời hứa của Moscone, trang phục do cô tạo ra có thể mặc trong hầu hết mọi tình huống. 
Look 18 - Fall Winter 2020 from Marina Moscone
Sau khi tốt nghiệp Parsons trong thời kỳ suy thoái kinh tế, Moscone có được công việc đầu tiên tại một công ty nhiếp ảnh và định hình phong cách cá nhân, nơi cô bắt đầu được đào tạo như một chuyên viên tư vấn và nhà sản xuất. Cô tiếp tục làm giám đốc thiết kế cho nhà thiết kế thời trang người Mỹ - Peter Som trong vài năm. Cuối cùng, cô đã ra mắt thương hiệu Marina Moscone cùng với chị gái vào năm 2016. Với kinh nghiệm làm việc qua hàng loạt vị trí, cô có cái nhìn toàn cảnh về ngành công nghiệp thời trang khi vừa là một người kinh doanh thời trang vừa là một người làm sáng tạo trong thời trang. Kết quả là, khi thị trường bán lẻ đã hạ nhiệt, Moscone vẫn rất tự tin vào khả năng của mình để dẫn dắt tương lai thương hiệu vượt qua cơn bão.
Không chỉ tạo những trang phục đẹp, chất liệu vải tự nhiên thân thiện với môi trường cũng là mục tiêu mà Moscone hướng tới trong suốt quá trình kinh doanh. Mỗi bộ sưu tập là một sự tiến hóa với cấp độ hoàn thiện nhất và cũng là sự tiến bộ của chính cô. 
''Tôi không làm quần áo sử dụng một lần rồi vứt đi. Tôi làm ra những thứ mà bạn có thể mua 2 món đồ trong hôm nay, 10 năm sau quay lại bạn vẫn lựa chọn mua thêm 2 món từ chúng tôi. Và thật tốt đẹp làm sao khi tôi luôn nuôi niềm tôi hy vọng rằng bạn có thể mặc chúng cùng nhau bất kể thời gian bao lâu. Thời trang trong đức tin của tôi không phải là một phần của văn hóa vứt bỏ (throwaway culture).'' 
Tất cả quần áo và giày dép của Gabriela Hearst.  Nhẫn của Laura Lombardi.

GABRIELA HEARST
----
Đã hơn mười lăm năm kể từ khi Gabriela Hearst chuyển đến New York, nhưng tinh thần quê hương vẫn rõ nét trong mọi thiết kế mà cô sản xuất cho nhãn hiệu cùng tên ra đời vào năm 2015. Thời trang phản ánh lối sống chậm rãi, cẩn trọng trái ngược hoàn toàn với nhịp sống điên cuồng và hồi hả của thành phố nơi bấy giờ cô gọi là ''nhà''. Đối với Hearst, ranh rới giữa chậm rãi và điên cuồng đã tạo ra một bức tường vững chãi chắn ngang sự sang trọng với thế giới ngoại lai thời trang. Đó là sự sang trọng mà cô xem như một lời cam kết để tạo ra những bộ quần áo đẹp và đáng mơ ước. Cô tập trung vào tìm nguồn cung ứng nguyên liệu xanh, xây dựng và phát triển sâu rộng giá trị đạo đức  và giá trị khác trong kinh doanh.
Bốn năm sau, những thế hệ kế thừa của ngành công nghiệp thời trang dường như cũng bắt kịp Hearst, điều này ngược lại càng đẩy cô tiến xa hơn nữa vì cô hiểu mình đang đi đúng hành trình. Trong BST Fall-winter năm 2019, cô tập trung vào cashmere (len) được tái chế từ những chiếc áo choàng sang trọng và các loại sơ mi đắt tiền. Từ đó, cô tạo ra những chiếc áo khoác ấm áp đồng thời mô phỏng dáng vẻ và cảm giác chất liệu gần giống như lông thú. Lấy cảm hứng từ nữ diễn viên ballet Maya Plisetskaya, cô đã gửi ra chiếc áo khoác ngoài form dài, những chiếc váy với màu sắc nổi bật khó có cơ hội lỗi cho bất kỳ ai. Những thiết kế thanh lịch sẽ của cô là một lời nhắc nhở rằng sự đối lập của thời trang nhanh (fast fashion) không chỉ được đánh dấu bởi chất lượng xây dựng và sự lựa chọn hướng đi bền vững, mà còn bởi sự chú trọng vào tính phi thời gian (timelessness). Có nghĩa là thương hiệu từ chối chạy theo xu hướng. Hearst đã chứng minh một lần nữa rằng quần áo của cô đều được thiết kế và sản xuất để linh hoạt vượt qua sự thay đổi của các mùa (seasons in fashion).
Tất cả quần áo và giày dép của Marine Serre.
MARINE SERRE
----
Không phải mọi nhà thiết kế trẻ đều có thể xây dựng đặc trưng thương hiệu chỉ trong vài năm ngắn ngủi, nhưng đó chính xác là những gì Marine Serre đã đạt được kể từ năm 2016 khi tốt nghiệp trường La Camoust (là một trường nghệ thuật thị giác nổi tiếng được thành lập bởi Henry van de Velde tại Brussels vào năm 1926). Logo thương hiệu có biểu tượng mặt trăng lưỡi liềm với dụng ý về sự tưởng tượng, khám phá và một phần liên quan đến Hồi giáo. 
Từ lúc đạt giải thưởng LVMH năm 2017, sự nghiệp của Serre không ngừng thăng hoa khi bộ sưu tập tốt nghiệp“Radical Call for Love” của cô được bán tại Broken Arm ở Paris. Thời điểm làm việc tại Balenciaga, cô đã thực hiện BST của riêng mình trình diễn tại Paris Fashion Week và đã thu hút những người hâm mộ thời trang nổi tiếng bao gồm Beyoncé và Dua Lipa. Gần một nửa các thiết kế Spring 2019 của cô được chế tác từ các loại vải tái chế (upcycled fabrics) và bộ sưu tập mới nhất của cô cho Fall 2019 góp thêm tiếng nói vào vấn nạn tàn phá môi trường, hình dung ra một thế giới khô hạn, xung đột bất tận và rất ít người sống sót. Với áo khoác da cứng cáp, áo khoác phồng được xử lý chi tiết tỉ mỉ và những bộ váy neon chắp vá hỗn loạn, cô thể hiện một cái nhìn trực diện đầy ảm đạm và u buồn với thực tại khốc liệt nơi chúng ta đang phải đối mặt.
Mặt trái của ngành công nghiệp thời trang chính là sự tiêu thụ quá mức và chất thải trong quá trình sản xuất sản xuất. Sự sống còn của ngành công nghiệp này phụ thuộc vào việc thuyết phục người mua sử dụng áo sơ mi trắng trong hai năm liên tiếp. Nhưng Serre là một người trẻ tiên phong đi đến những nơi chưa có bước chân người để tìm giải pháp thay thế. Năm ngoái, cô đã tái cấu trúc bộ sưu tập của mình thành White, Gold, Red, and Green Lines; tập trung vào các phần cốt lõi, thiết kế thử nghiệm, thời trang cao cấp gắn liền với thời trang bền vững và vấn đề tái chế. Bằng cách này, người phụ nữ 27 tuổi người Pháp đang tái định nghĩa thời trang, chứng tỏ mình là người có kinh nghiệm với những one-off red-carpet dresses một cách nguyên bản và nhất quán. 
Bài viết lược dịch tổng hợp từ The Last Magazine.