Bước ra khỏi vùng an toàn... Nghe có vẻ cao thượng, một lời kêu gọi sáo rỗng dành cho những kẻ mộng mơ. Nhưng đối với một người đã nếm trải tận cùng sự phản bội, quay lưng, rồi đổ vỡ và trên tất cả là gánh trên vai trọng trách chứng tỏ bản thân, nó mang một ý nghĩa nghiệt ngã. Vậy, hãy nhìn nhận "bước ra khỏi vùng an toàn" Dưới con mắt của một kẻ đã chấp nhận đánh đổi tất cả, một kẻ hiểu rằng chỉ có bóng tối mới là thứ ánh sáng tàn bạo nhất.
Silco - Arcane League of Legends Season 2
Silco - Arcane League of Legends Season 2
Bước ra khỏi vùng an toàn - một motif muôn thuở và tràn đầy sức sống, không đơn thuần là sự thay đổi về mặt địa lý hay hoàn cảnh sống. Nó là hành trình sâu thẳm vào nội tâm của mỗi nhân vật hay cá nhân, nơi những giới hạn bản thân và ranh giới an toàn bị thách thức, những tiềm năng ẩn dấu bị khơi dậy, và những bài học xương máu về cuộc đời được khắc ghi. Từ những trang lịch sử cổ đại - nơi các anh hùng vượt qua những khắc nghiệt để khẳng định bản lĩnh như trường hợp của Vladimir Lenin và hành trình đấu tranh cho Đảng Cộng Sản Liên Xô. Rồi đến những tác phẩm hiện đại, nơi con người giằng xé giữa an phận và khát vọng đổi thay, bước ra khỏi vùng an toàn luôn là ngòi bút - nơi các nhà văn, đạo diễn khắc họa về sự trưởng thành, sự khám phá hay sự thay đổi. Gần đây nhất có lẽ là hành trình từ một kẻ coi tình cảm là thứ cần bị loại bỏ đến chấp nhận yêu thương người con gái nuôi Jinx (Powder) của Silco từ Arcane
Vladimir Lenin
Vladimir Lenin
Bước ra khỏi vùng an toàn như những cánh cổng đầu tiên báo hiệu sự thay đổi trong suy nghĩ. Hiểu theo nghĩa thường thấy nhất là dám làm những điều mà bản thân chưa từng dám nghĩ tới. Có thể đơn giản như ăn hết một chiếc bánh mà không lo tăng cân, hoặc cao cả hơn thì có việc mạo hiểm đầu tư kinh doanh trứng khoán hay chấp nhận tin tưởng ai đó một lần nữa sau những mất mát. Đó là những điều vốn đều không quá lớn lao và cũng rất dễ hiểu nhưng xã hội không quá đón nhận. Có lẽ cũng là điều dễ đoán, theo một nghiên cứu tâm lý học "vùng an toàn" (Comfort Zone) con người là loài sinh vật vốn từ khi còn là một bào thai yếu ớt đã được bao bọc. "Phần lớn" Chúng ta khi sinh ra cũng lớn lên trong sự che chở của cha mẹ. Qua đó cũng không khó hiểu khi tỉ lệ người hướng nội và trầm cảm hiện nay lại cao đến vậy. Loài người vốn là sinh vật luôn sợ hãi với những gì mình không hiểu rõ mà. Thế nhưng liệu phải luôn ở trong vùng an toàn lúc nào cũng là điều tốt? Liệu khi không dám hành động, chúng ta có nhận ra mình tài năng đến cỡ nào? Ngay cả những tỉ phú như Jack Ma (bị đại học từ chối nhiều lần) hay những người vĩ đại như Cristiano Ronaldo (dùng ghế đánh giáo viên) cũng từng phải trải qua nỗi sợ hãi, nhưng điều khiến họ trở nên vĩ đại là lòng dũng cảm và quan trọng hơn hết là dám mạo hiểm thử sức vì mục tiêu.
Cristiano Ronaldo
Cristiano Ronaldo
Lý thuyết trên tập trung vào tầm quan trọng của mối quan hệ giữa trẻ em và người chăm sóc ban đầu trong việc hình thành sự an toàn và tự tin. Trẻ em được nuôi dưỡng trong môi trường an toàn, được đáp ứng nhu cầu đầy đủ thường có xu hướng khám phá thế giới và đối mặt với những điều mới mẻ. Taylor Swift thuộc dòng dõi hoàng gia và lớn lên trong sự ủng hộ và bao bọc của gia đình và như chúng ta vẫn thấy, Taylor Swift vượt ra khỏi vùng an toàn (những sân khấu nhỏ) và trở thành một trong những ca sĩ vĩ đại nhất của thời đại.
Taylor Swift
Taylor Swift
Ngược lại, những đứa trẻ có trải nghiệm gắn bó không an toàn có xu hướng trở nên lo lắng và thay đổi. Jeffrey Dahmer dù được mệnh danh là con quỷ của nước Mỹ, nếu nhìn theo một khía cạnh khác, Dahmer có thật sự xấu xa? Giống như hầu hết trường hợp khác, tuổi thơ của những sát nhân tâm thần đều không tốt đẹp. Dahmer không ngoại lệ, tuổi thơ hắn từng bị cha mẹ bỏ rơi một mình trong suốt 1 tháng. Cũng chính do đó mà Jeffrey bị ám ảnh bởi sự an toàn và bỏ rơi. Ban đầu chỉ là phanh thây những xác động vật nhằm thỏa mãn cảm xúc. Dần dần, Dahmer trở nên mất kiểm soát, hắn thể hiện tình yêu và giữ nạn nhân ở lại bằng những cách "biến thái" nhất như quan hệ tình dục với xác chết, phân xác nạn nhân và giữ lại những bộ phận hắn yêu thích làm đồ chơi tình dục. Cậu bé Konerak thậm trí đã bị hắn ta khoan sọ rồi đổ acid ăn mòn trực tiếp vào não khi còn sống. Sau cùng, nạn nhân bị uống máu rồi Dahmer ngấu nghiến từng bộ phận. Gã sát nhân cho rằng chỉ có như vậy, những người hắn yêu mới mãi ở lại. Những hành động như vậy đối với chúng ta có lẽ là đang đi ngược lại hoàn toàn các tiêu chuẩn đạo đức, thậm trí là có phần bệnh hoạn. Nhưng khi đứng ở vị trí của Dahmer - một kẻ bị ám ảnh bởi việc được "yêu", có lẽ đó là cách duy nhất để hắn cảm thấy an toàn. Chính những ám ảnh từ cha mẹ góp phần không nhỏ tạo nên một sát nhân biến thái. Nói cách khác, Dahmer đã không thể bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân.
Jeffrey Dahmer
Jeffrey Dahmer
Đôi khi "vượt ra khỏi vùng an toàn" Cũng không hẳn là điều tốt đẹp. Không thể phủ nhận nó giúp chúng ta khai phá gần những toàn bộ tiềm năng. Nhưng đôi khi cũng có thể khiến ta dần lạc lối rồi đi trật mục đích ban đầu. Ngay cả chúa tể Lucifer cũng từng là thiên thần. Một số tài liệu cho rằng Lucifer đố kỵ với tình yêu của Chúa với loài người và vị trí của họ. Nhìn theo một góc độ khác, hành động phản chúa của hắn cho thấy hắn đã dám bước ra khỏi vùng an toàn mà thay đổi một bộ máy tưởng chừng bất bại. Thế nhưng cũng chính điều đó dẫn đến những hành động sai lệch. Đáng buồn thay, đã chẳng có ai chỉ cho hăn một con đường đúng đắn hơn.
Lucifer
Lucifer
Tại sao loài người chúng ta không nhiều khi dám đối mặt với những sự thật hiển nhiên như "vùng an toàn nhất" Cũng chính là vùng nguy hiểm nhất? Tại sao sự thật luôn là điều chúng ta muốn tìm nhưng lại không đủ dũng khí mà tìm kiếm. Một tên cướp ngân hàng không ngại thực hiện những phi vụ nguy hiểm nhưng lại chẳng bao giờ dám làm điều tưởng chừng đơn giản như tin tưởng một ai đó. Một tên trùm giáo phái máu lạnh - sẵn sàng tàn sát cả một gia đình và một phụ nữ đang mang thai trong vụ án Sharon Tate như Charles Manson lại chẳng bao giờ đặt niềm tin tuyệt đối vào những tín đồ của mình. Liệu những quy luật mà xã hội tự vẽ ra và vận hành bấy lâu nay có thật sự là đúng đắn? Loài người là sinh vật tiêu chuẩn kép như thế sao? Chúng ta cứ nghĩ mình là những chú cừu trắng thánh thiện, nhưng lại chẳng kẻ nào có gan thừa nhận bên trong mình cũng có chú cừu đen.
Charles Manson
Charles Manson
Có bao giờ là công bằng khi 16,6% dân số Ấn Độ thuộc tầng lớp Dalit (2011) chỉ có thể chen chúc nhau trong những khu ổ chuột, những mái nhà xập xệ. Chỉ có thể làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu và hít thở khí độc. Còn tầng lớp đáng lẽ phải được xem là trong sạch như giáo viên, cảnh sát và chính phủ luôn muốn gạt bỏ cái gai mang tên Dalit. Họ có thể làm bất kì điều gì, thậm trí là bắn chết dân Dalit chỉ vì không cảm thấy thoải mái. Đó gọi là công bằng mà xã hội này hằng theo đuổi sao? Có lẽ chính hoàn cảnh sống khắc nghiệt như vậy đã vô tình tạo nên dân Dalit cam chịu và yếu đuối như chúng ta vẫn thấy. Những câu hỏi trên cũng không bao giờ có thể có một câu trả lời chính xác hoàn toàn đâu. Câu trả lời sẽ đúng với ít nhất những kẻ tin vào lý tưởng mình theo đuổi.
Zaun - Arcane League of Legends
Zaun - Arcane League of Legends
Vậy đấy, "bước ra khỏi vùng an toàn" Dưới lăng kính của một kẻ đã mất gần như tất cả. Không phải một khẩu hiệu hoa mỹ. Nó là một mệnh lệnh sinh tồn, một sự lựa chọn giữa chìm sâu trong bóng tối và vươn lên tìm ánh sáng. Bước ra khỏi vùng an toàn là bước vào một cuộc chiến không khoan nhượng, nơi kẻ chiến thắng viết nên lịch sử và kẻ thất bại mãi chìm vào lãng quên.