Trước nay có nhiều người lôi ví dụ Ethiopia chống Ý ra làm ví dụ cho "châu Phi lạc hậu vẫn đánh được thực dân".
Kỳ thực, nếu đọc kỹ càng lịch sử Ethiopia bấy giờ, bạn sẽ biết thực ra Ethiopia chẳng đến mức lạc hậu như vậy, kể cả vũ khí. Một mặt, tôi sẽ có bài viết về cách các chiến binh đánh thuê Nga đã giúp quân đội Ethiopia trong các cuộc chiến tranh như thế nào (không riêng gì với Ý). Đó sẽ là bài viết về Nikolay Leontiev.
Nhưng mặt khác, tư duy của các chỉ huy, lãnh đạo Ethiopia cũng không phải dạng vừa. Bài hôm nay kể về một khía cạnh khác, nơi vua Menelik II đã lợi dụng và cuối cùng xỏ mũi người Ý để không những bảo toàn độc lập cho Ethiopia, mà còn đem lại lợi ích cá nhân lớn cho ông.
Một khía cạnh khác nữa, nói về cách Ethiopia xâm chiếm các quốc gia láng giềng, để trở thành 1 "đế quốc" đúng nghĩa, sẽ được trình bày trong một bài khác tiếp theo.
Hoàng đế Menelik II của Ethiopia
Hoàng đế Menelik II của Ethiopia
Menelik II vốn dĩ thậm chí không phải người nước Ethiopia. Ông là hoàng tử của nước Shoa (Шоа - do mình đọc các nguồn qua tiếng Nga nên viết theo họ) cạnh nước Ethiopia bấy giờ.
Nước Ethiopia bấy giờ là của vua Tewodros II, một chiến binh dũng mãnh, đã đem quân đánh chiếm các láng giềng xung quanh. Vua nước Shoa (tức bố của Menelik II) là Haile Melekot bị thua trận, ốm mất, con trai Menelik II kế vị phải đầu hàng, làm chư hầu cho Ethiopia.
Nhưng tới năm 1867, vua Tewodros II của Ethiopia vì tham vọng quá lớn, đã gây chiến với người Anh, thua trận mà phải tự vẫn. Từ đó, Menelik II từ địa vị chư hầu đã phất cờ quật khởi, chiếm đoạt toàn thiên hạ Ethiopia, về sau còn dời hết dân chúng thủ đô Ethiopia về vùng đất Shoa của mình lập thủ đô mới, đó chính là thủ đô Addis Abeba của nước Ethiopia ngày nay.
Vị trí tỉnh Shoa (Шоа) trên bản đồ Ethiopia thời chiến tranh Lạnh
Vị trí tỉnh Shoa (Шоа) trên bản đồ Ethiopia thời chiến tranh Lạnh
Chiến binh người Shoa qua tranh vẽ phương Tây
Chiến binh người Shoa qua tranh vẽ phương Tây
Haile Melekot - vua của nước Shoa và cha của Hoàng đế Menelik II
Haile Melekot - vua của nước Shoa và cha của Hoàng đế Menelik II
Hoàng đế Tewodros II của Ethiopia tự sát vì thua trận - đánh dấu Menelik II vươn lên chiếm lấy đất nước Ethiopia
Hoàng đế Tewodros II của Ethiopia tự sát vì thua trận - đánh dấu Menelik II vươn lên chiếm lấy đất nước Ethiopia
Thế nhưng có ai hỏi, Menelik II tài thánh thế nào mà một tay đoạt được thiên hạ? Thì Menelik II không có tài thánh, nhưng ông có trí thánh.
Biết được người Ý có tham vọng chiếm Ethiopia, Menelik II đã đề nghị liên minh với họ, làm nội gián để lật đổ vua của Ethiopia bấy giờ - vốn là các hậu duệ của vua Tewodros II. Để làm điều này, người Ý đã cung cấp nhiều súng đạn, trang bị hiện đại cho quân của Menelik II để đánh lại quân hoàng gia Ethiopia.
Tới năm 1899, Menelik II đã đánh bại quân của các hoàng thân cũ, thống nhất Ethiopia dưới tay của mình, và như đã nói dời đô về quê hương Shoa. Cùng năm đó, ông ký Hiệp ước Đồng minh với Ý, sử gọi là Hiệp ước Uchchalla (Уччальский договор). Theo đó, Ý và Ethiopia thiết lập quan hệ liên minh về nhiều mặt, cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao,... Đơn cử như việc Ý cấp cho Ethiopia số tiền 4 triệu lira để mua vũ khí.
Văn bản điều khoản số 17 của hiệp ước Hiệp ước Uchchalla - viết bằng tiếng Ý và tiếng Amharic
Văn bản điều khoản số 17 của hiệp ước Hiệp ước Uchchalla - viết bằng tiếng Ý và tiếng Amharic
Thủ tướng Ý Francesco Crispi và Hoàng đế Ethiopia Menelik II - những người ký hiệp ước  Uchchalla.
Thủ tướng Ý Francesco Crispi và Hoàng đế Ethiopia Menelik II - những người ký hiệp ước Uchchalla.
Ơ thế thằng Ý bị ngu hay sao mà cho dễ thế?
Dĩ nhiên là không. Ý cũng đòi một số quyền lợi cho mình, đáng chú ý nhất là điều 17 trong hiệp ước. Về cơ bản, Ý muốn thiết lập chế độ bảo hộ ở Ethiopia, nên điều 17 quy định các cố vấn Ý sẽ được quyền tác động với vua Ethiopia trong mọi vấn đề quan trọng.
Nhưng, ngặt nỗi ở chỗ, phía Ethiopia đòi viết hiệp ước bằng 2 thứ tiếng khác nhau. Phía Ý thì viết ở phía mình, trong đó điều 17 ghi "vua Ethiopia ĐỒNG Ý nghe theo cố vấn Ý" (nguyên văn tiếng Ý là từ "consente", tài liệu tiếng Nga tôi đọc dịch là соглашается).
Trong khi đó, hiệp ước phía Ethiopia ghi là "vua Ethiopia CÓ THỂ nghe theo cố vấn Ý" (tài liệu tiếng Nga tôi đọc dịch là может).
Thế nên khi người Ý đòi vua Ethiopia phải thực thi hiệp ước, tức chấp nhập quyền bảo hộ của người Ý, thì Menelik II lôi bản tiếng bản ngữ ra cãi, bảo chỉ là "có thể" thôi. Người Ý giận điên, cãi không lại nên gây chiến tranh xâm lược Ethiopia.
Nhưng Menelik II không phải tay vừa, ngay từ trước đó đã liên hệ với người Nga, được người Nga cấp vũ khí, huấn luyện, thậm chí lính Nga như của Nikolai Leontiev trực tiếp đến đánh hộ. Nên nhớ rằng, vũ khí Ý cấp cho Menelik II hồi trước, lại thêm 4 triệu lire mua vũ khí vẫn đầy trong kho. Quân đội Ethiopia vì vậy mà chẳng thua kém quân Ý bao nhiêu, đã thế lại có lợi về quân số, địa hình, khí hậu,... nhờ vậy đánh bại được Ý.
Vai trò của Nikolai Leontiev với người Ethiopia thế nào, hãy chờ bài lần sau, hẹn gặp lại các bạn.