Vòng tròn Ngôn Ngữ - Con đường xây dựng Kho Từ Vựng của bạn ^^!
Thêm 1 bài thuộc chủ đề Ngôn Ngữ học và con đường học Ngôn Ngữ. Tuy nhiên, bài này thuộc kiểu Tổng Quát phân tích cách nhìn của mình,...
Thêm 1 bài thuộc chủ đề Ngôn Ngữ học và con đường học Ngôn Ngữ.
Tuy nhiên, bài này thuộc kiểu Tổng Quát phân tích cách nhìn của mình, không phải kiểu hướng dẫn chi tiết các bước.
Tuy nhiên, bài này thuộc kiểu Tổng Quát phân tích cách nhìn của mình, không phải kiểu hướng dẫn chi tiết các bước.
Có những đoạn nói sẽ thiên nhiều hơn về việc học Ngoại Ngữ, nhưng về cơ bản thì cả tiếng Việt cũng nằm trong "sơ đồ tổng quát" đó, vậy nên mình sẽ gọi chung là "Ngôn Ngữ" nhé, giải thích chút để người đọc không bị rối ạ.
Mục lục:
I) Giới thiệu khái niệm: Vòng tròn Ngôn Ngữ II) Các phương pháp học Từ vựng
I) Giới thiệu khái niệm: Vòng tròn Ngôn Ngữ
** Nhắc lại một chút các kiến thức:
- Thứ tự tiếp xúc với Ngôn ngữ một cách tự nhiên: Nghe - Nói - Đọc - Viết - Mối quan hệ, sự tương hỗ giữa 4 kĩ năng - Học đều các kĩ năng ...
mình đã trình bày trong bài: Tổng Quan về Cách xây dựng Plan học tiếng Anh
rùi nhé!
** Như vậy, sau khi đã học Ngôn Ngữ được 1 thời gian (không nói tới các bạn chưa học tý nào nhé), chúng ta thường sẽ nảy ra 1 số câu hỏi như:
- Tổng số Từ vựng mình đã biết là bao nhiêu nhỉ? Bao nhiêu từ là nắm chắc? - Khả năng Đọc của mình đã đủ nhanh chưa? (so sánh tương quan nội dung tài liệu không quá khó so với vốn từ vựng đã biết) - Tớ không Nghe được đoạn này, đoạn kia dù đọc script thấy đâu có khó đâu nhỉ? File nghe nhanh quá à? - Tớ Nghe hiểu rất ổn, nhưng sao mình không Nói lại cho đối phương được vậy? - Tui Nói ổn, nhưng chỉ ở mức khá cơ bản và thô, cách dùng từ chưa được tự nhiên cho lắm. - Tớ Đọc ổn, Nói Nghe đều OK, tại sao Viết thấy zắc zối và khó mượt quá.
[...]
⇒ Câu hỏi mình muốn đưa ra là:
- Làm thế nào để phát hiện và cải thiện các phần yếu kém của mình trong các kĩ năng một cách hiệu quả nhất? (lại xin hẹn trong 1 bài viết khác để tránh lệch "mạch viết chính" của bài này)
- Có lý thuyết hay sơ đồ gì tổng quát đứng đằng sau tất cả các câu hỏi này hay không?
Mình xin đưa ra Sơ đồ trước nhé, mình gọi cái này là: Vòng Tròn Ngôn Ngữ
Hãy tưởng tượng, đây thực sự là những vòng tròn trong Não bạn nhé ^^! Vòng tròn trước bao trọn vòng tròn sau theo thứ tự: Đọc - Nghe - Nói - Viết, càng đi vào trong là càng khó, level càng cao
Để thuận tiện cho việc lấy ví dụ, thì hãy chọn 1 từ hơi học thuật tý (để cả bên tiếng Việt cũng dễ liên tưởng nữa) ví dụ:
Phát triển bền vững (Sustainable Development) - PTBV
Phát triển bền vững (Sustainable Development) - PTBV
https://en.wikipedia.org/wiki/Sustainable_development
#Level 0: Nếu chưa hề tiếp xúc với từ này (ví dụ thui nha: các cô chú ở thế hệ trước hay các em học sinh cấp 1, cấp 2 ... chẳng hạn) thì nó sẽ thuộc nhóm "Từ điển" (nằm ở rìa ngoài của "Vòng Tròn Đọc")
*~*~*
#Level 1: Lần đầu tiên tiếp xúc (tạm xét thông qua việc Đọc nhé), từ vựng này sẽ đi từ nhóm "Từ điển" vào trong "Vòng Tròn Đọc"
⇒ Có thể bạn nhớ được ngay từ này (hoặc sau 1 vài lần tiếp xúc) nhưng vẫn chưa hiểu được nghĩa của nó, không sao, giây phút này nó đã nằm "yên vị" trong Vòng Tròn Đọc - thuộc "sở hữu" của bạn cái đã.
⇒ Lúc này khi đọc các tài liệu có xuất hiện của từ PTBV, bạn sẽ không cảm thấy xa lạ nữa, biết là nội dung mình đọc đang nói về 1 cái ABC nào đó, là cái "ABC-chưa biết nghĩa" này chứ không phải cái "XYZ-chưa biết nghĩa" kia
(tạm thời mình không muốn bàn đến chuyện "đoán nghĩa các từ mới" dựa trên cấu tạo từ hay dựa vào bối cảnh để xác định lớp nghĩa của từ nhé ^!^)
*~*~*
#Level 2: Kể từ ngày đầu quen em, à nhầm biết đến từ PTBV, vào 1 ngày đẹp trời, bạn vô tình nghe thấy Crush nói ra từ này hoặc thậm chí là 1 ông chuyên gia xa lắc xa lơ trên Tivi nói ra chẳng hạn, trong đầu bạn sẽ ngay lập tức xảy ra 1 phản ứng kết nối:
"À, từ này mình biết, mới học hôm nọ, nghĩa là gì gì đó, kiểu như, đại khái là ..."
⇒ Tức là lúc này bạn đã có thêm 1 trải nghiệm với từ vựng này nữa - Listening experience - Trải nghiệm thông qua Nghe.
⇒ Thông tin từ tai, truyền lên Não, và được liên kết mọi thứ trong đó (mà có liên quan) đến từ PTBV. Bây giờ, PTBV không còn là 1 từ vựng cô đơn được bạn học trong sự im lặng như bao từ im lặng khác cùng buổi với nó, mà đã được thêm liên kết:
(Hôm đó, người đó nói từ này trong bối cảnh này [câu văn/đoạn văn/bài giảng] như thế này ...)
⇒ Thêm 1 liên kết là thêm 1 sự bền chặt, bạn đã nhớ thêm và sâu hơn từ vựng này. Từ vựng này đã đi vào, hiện diện tại khu "Vòng Tròn Nghe"
Lưu ý:
- Có thể 1 từ mới lại được bạn tiếp xúc lần đầu thông qua Nghe, bạn sẽ vẫn thấy khó ơi là khó, vẫn chả biết là người kia đang nói hươu vượn ABC gì đấy, thì có thể coi như tương đương với việc tiếp xúc qua Đọc. - Thực tế thì tùy từng từ vựng mà khoảng cách giữa Đọc lần đầu và Nghe lần đầu sẽ rất gần hoặc tương đối xa - Just a true story ^^! (đấy là còn trong TH bạn biết là mình đang nghe được từ gì rồi đó - hoặc dễ Nghe hơn là với tiếng Việt - Ngôn ngữ nghe thế nào thì viết thế ấy - không bị nhầm sang Từ vựng khác)
Èo, có đơn giản 2 bước siêu eazy kia thui mà ông tác trình bày lâu quá vậy? Sorry nhé, tớ luôn muốn viết đủ ý và trình bày lô-gic các kiến thức nhất
có thể, sang ngay level tiếp theo ngay nhé ^^!
có thể, sang ngay level tiếp theo ngay nhé ^^!
#Level 3: Sau khi đã tiếp nhận "thụ động" thông qua Nghe và Đọc nhiều lần, thêm công sức học tập và trao đổi, rùi bạn cũng hiểu chính xác nghĩa của từ vựng này rùi, 1 ngày trời đẹp nào đó, bạn có cơ hội nói, thuyết trình, thậm chí chỉ là chém gió ... đúng đoạn hay và liên quan đó ... giây phút ấy cũng đến ... lần đầu tiên em nó được đi qua đầu môi của bạn, bạn được "diễn giải", thực sự sử dụng và "làm chủ" từ vựng ấy, bạn biết cách dùng trong các bối cảnh liên quan một cách tương đối chính xác!
⇒ Lúc này cứ có cơ hội liên quan đến chủ đề cần nói là từ vựng này sẽ được bật ra thôi, easy như bao vòng tròn khác! Lúc này từ PTBV lại tiếp tục chu du vào sâu hơn nữa, đến "Vòng Tròn Nói"
Có thể có bạn cho rằng thế ngay tại thời điểm biết đến từ vựng này ở Vòng Tròn Đọc, tui cứ thế Nói thì có được tính không? ⇒ Rất tiếc là không, vì hành động của bạn đơn giản là Đọc (read) khác với Nói (speak/talk)
*~*~*
#Level 4: Vòng tròn cuối rùi đây
Mình cùng chậm lại 1 chút, và nhìn lại list câu hỏi về Ngôn Ngữ ở đầu bài nhé ^!^
** Theo thời gian học tập chăm chỉ, bạn bắt đầu thu được nhiều từ vựng hơn, các từ vựng được đi dần qua các vòng tròn Đọc, Nghe, Nói và tin buồn là hầu hết chúng bị dừng ở Nghe và Nói (xét trên tỷ lệ từ vựng đến Vòng Tròn Nói trên tổng số từ vựng đã đi qua Vòng Tròn Đọc)
⇒ Phần nào giải thích được câu hỏi: Tại sao mình Đọc ổn, Nói Nghe đều OK, mà vẫn cảm thấy khó nhằn trong viết quá? Chả biết bắt đầu như thế nào? Viết cứ bị ngượng tay?
⇒ À thì phải rồi, Viết cũng là 1 kĩ năng như 3 ông kia thôi, bạn luyện ít thì nó đương nhiên cùi, luyện Viết thì khó, ngại và đòi hỏi nhiều công sức hơn quá nhiều so với 3 ông kia, nên thường mọi người kĩ năng Viết là kém nhất ^!^
⇒ Chẳng có bí quyết gì ở đây cả? Bắt đầu viết từ đơn giản đến phức tạp thôi, từ nhật kí nè, đến blog, đến các bài research ...
(hẹn chi tiết về kĩ năng Viết ở 1 bài viết khác nhé ^^!)
(hẹn chi tiết về kĩ năng Viết ở 1 bài viết khác nhé ^^!)
⇒ Rồi 1 ngày rất đẹp trời, chữ PTBV cuối cùng cũng được bạn viết/gõ chữ xuống, đương nhiên là trong 1 câu văn/đoạn văn đàng hoàng rùi (chứ gạch đầu dòng theo kiểu check từ mới thì chả có tẹo ý nghĩa gì cả), em nó sẽ được nằm ngay ngắn và ngoan ngoãn trong "Vòng Tròn Viết" của bạn!
⇒ Lúc này, xin chúc mừng bạn, Não của bạn đã thực sự sở hữu từ vựng này ở cấp cao nhất! Ta có thể thấy công sức học, biết, hiểu, sử dụng 1 từ vựng nó tốn nhiều công sức đến như nào, cũng như phần nào hình dung được khái niệm HỌC SÂU - Deep learning ở con người.
Giả sử target của bạn là sử dụng 1000-2000 từ thông thạo ở mức Viết chẳng hạn, bạn sẽ tự truy ngược lại để ước lượng thời gian và công sức mà mình sẽ phải đầu tư cho nó!
Giả sử target của bạn là sử dụng 1000-2000 từ thông thạo ở mức Viết chẳng hạn, bạn sẽ tự truy ngược lại để ước lượng thời gian và công sức mà mình sẽ phải đầu tư cho nó!
P.S: - Ủa, chẳng phải cũng có người Viết rất giỏi mà lại Nói kém hay sao? Ừ thì đúng rồi, họ học lệch đó mà, nhưng điều này sẽ ngày càng ít do thế hệ trẻ bây giờ ngày càng năng động nhé! - Tại sao Nghe lại bao trọn Nói, vì đơn giản là bạn cũng là người Nghe toàn bộ lời nói của chính mình, 1 lần tự Nói là 1 lần Nghe thêm. - Viết siêu học thuật thì sao, vẫn là kiến thức của chính mình thôi, bạn sẽ diễn đạt được chúng bằng ngôn ngữ Nói của mình.
Mình mô tả lại 4 vòng tròn nhé, vòng tròn trước bao trọn vòng tròn sau theo thứ tự: Đọc - Nghe - Nói - Viết. Như vậy đây chính là Lí thuyết về Vòng Tròn Ngôn Ngữ của mình ^^!
========================================
II) Phương pháp học Từ vựng
PS: Ban đầu thì cũng chỉ định viết mỗi phần Lí thuyết Vòng Tròn thôi, xong thấy bài như vậy hơi cụt ý, nên lại bonus thêm phần Phương pháp học Từ vựng (nhưng vẫn nhìn từ góc độ Tổng Quát nhé ^^!)
Các cách mà bạn hay làm khi "cày" từ vựng là gì nhỉ?
- Chép từ mới vào sổ từ vựng (có xem lại nhiều lần) - Sử dụng file Excel để tổng hợp và tra cứu cho tiện. - Học qua Flash card này (có thể là bằng giấy bìa cứng hoặc qua phần mềm, trang web online rất tiện như: Memrise.com ...) - In file Excel ra để check-list học dần mỗi ngày. - Ai biết lập trình thì có thể đưa hết vào Database, khỏi cần dùng Excel thủ công ở trên, sau đó học xong từ nào cũng check-list như là học trên giấy này, thậm chí là code ra rất nhiều function để giúp cho việc nhớ từ tốt hơn. - Học từ mới kết hợp âm thanh phát âm chuẩn của người Bản xứ. - Ngoài việc ghi lại từ mới và nghĩa tiếng Việt tương ứng, còn ghi cả giải thích nghĩa bằng tiếng Anh (ví dụ: từ điển Anh-Anh) - Mỗi khi học 1 từ thì học kèm cả ví dụ, cách sử dụng của nó nữa. - Thông kê, phân loại thành từ vựng theo chủ đề, từ gần nghĩa - trái nghĩa, hoặc là từ vựng theo cấp độ từ dễ -> khó - Học qua đa dạng các loại tài liệu khác nhau (Sách, Làm bài tập, đọc Tin tức, blog, xem YouTube, phim, nghe nhạc, giao tiếp, thuyết trình ...) - Học cưỡng ép NHỒI TỪ (hiểu đơn giản là mỗi ngày bạn nạp cố định 1 lượng từ (có thể lên tới 100 từ 1 ngày), và tụng kinh chúng!) ⇒ Đừng quan tâm liệu mình có nhớ hết được không? Quên thì sao? ... vớ vẩn ... Vì chắc chắn bạn sẽ quên, nhưng mục đích của việc nhồi từ cưỡng ép là để cho bạn đẩy giới hạn bản thân của mình lên cao nhất có thể, không dễ thỏa hiệp và bỏ cuộc (hôm nay được 80 từ rùi, không cố được nữa, bỏ ... *slap slap*) [nếu có dịp mình sẽ phân tích điều này kĩ hơn trong 1 bài viết khác]
Mình kể ra rất nhiều như vậy, nhằm để cover hết tất cả các trường hợp mà bạn có thể nghĩ ra trong quá trình học của mình.
⇒ Bạn có thể chọn học 1 hoặc 1 vài cái, thậm chí là tất cả các phương pháp trên, không ai cấm bạn cả, đúng không nào?
NHƯNG, sự hiệu quả thì sao nhỉ??? - 1 câu hỏi siêu to khổng lồ!!!
⇒ Về cơ bản chỉ có ngần ấy cái thôi, đừng quá mong chờ về những sự sáng tạo, truyền cảm hứng, học ít được nhiều, học mà chơi, chơi mà học, hack Não 1500 từ siêu tốc, phương pháp học của người Do T, cố tình biến phiên âm tiếng Anh thành các từ tiếng Việt, chơi trick, tips để liên tưởng này nọ ... xin lỗi, bộ NÃO nó không được cấu tạo để làm màu và chứa đựng các sự tạp nham như vậy!!!
Câu nói quá kinh điển "Học nhiều quên nhiều, học ít quên ít, không học không ... (à mà thôi ^^!)"
** Câu chuyện rất đơn giản như sau thôi:
- Bạn cứ học cái bạn thích, thật tuyệt vời!!!
⇒ Bản thân khi cơ thể bạn đang thích/hứng thú, nó đã giúp quá nhiều trong việc ghi nhớ Từ vựng rồi!
⇒ Bản thân khi cơ thể bạn đang thích/hứng thú, nó đã giúp quá nhiều trong việc ghi nhớ Từ vựng rồi!
- Nếu tui chả thích thì phải làm sao giờ?
⇒ Chọn học lúc cơ thể ở trạng thái tốt nhất: Khi mới ngủ dậy [tốt nhất của tốt nhất đấy], khi tâm trạng đang vui, khi hoàn thành đúng tiến độ công việc ...
⇒ Chọn học lúc cơ thể ở trạng thái tốt nhất: Khi mới ngủ dậy [tốt nhất của tốt nhất đấy], khi tâm trạng đang vui, khi hoàn thành đúng tiến độ công việc ...
- Nếu tui chẳng có đủ thời gian rảnh
(vì còn phải đi làm full-time, chỉ có thể tranh thủ thì sao? tui không có cả 2 lợi thế kể trên)
(vì còn phải đi làm full-time, chỉ có thể tranh thủ thì sao? tui không có cả 2 lợi thế kể trên)
⇒ Thì phải bật chế độ "Cưỡng ép, Kỉ luật" lên thôi!
⇒ Bạn tự nhận là mình không có thời gian, vậy xin bạn đừng có chọn chế độ "Cảm hứng + Hứng thú + Thích"
⇒ Bạn tự nhận là mình không có thời gian, vậy xin bạn đừng có chọn chế độ "Cảm hứng + Hứng thú + Thích"
⇒ Đặt deadline nghiêm túc 1 ngày 10 từ, hay 30 phút học, từ đó tính ra với mục tiêu cần đạt được thì tốc độ hiện tại là nhanh hay chậm ... để điều chỉnh
(Tạm vậy nhé, vì nói thêm là lại sang chủ đề: Lập kế hoạch và tuân thủ Deadline ^^!)
Trong đống trên thì mình "nể" nhất chính là thí sinh ở cuối: NHỒI TỪ - 100 từ 1 ngày! - Thật đáng sợ! (được nhắc đến trong Săn học bổng - Vương Quyên, Hana Lexis ... bản thân mình đã thử và chỉ set được target là 60 từ 1 ngày thôi @@) Lí thuyết thì bao giờ cũng dễ hơn thực hành mừ ^^!
Chúc các bạn học Ngôn Ngữ vui nhé (nếu không thích Ngoại ngữ thì cải thiện tiếng Việt xem sao, nhiều cái hay và thú vị lắm đó)
.
English Zone
/english-zone
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất