Vợ ba – một tác phẩm nghệ thuật thô sơ của điện ảnh Việt.
Tại sao mình nói nó thô sơ? Vì có lẽ nó vi phạm vào những chuẩn mực của phê bình nữ quyền trong điện ảnh, mà điều này thì điện ảnh...
Tại sao mình nói nó thô sơ? Vì có lẽ nó vi phạm vào những chuẩn mực của phê bình nữ quyền trong điện ảnh, mà điều này thì điện ảnh Hollywood đã bị phê bình rất nhiều.
Trước hết, mình sẽ nói về lợi thế của bộ phim: một bộ phim chất lượng trong số vô vàn những bộ phim không chất lượng của điện ảnh Việt. Cá nhân mình không hiểu rõ hết ý đồ của bộ phim, và cảm nhận được vẻ đẹp hình ảnh của bộ phim.
Bộ phim này được một nữ đạo diễn quay, và nó được phản ánh theo góc độ của một người nữ nói về phụ nữ là khá phù hợp. Vì chúng ta đã biết lịch sử điện ảnh thế giới đa phần phụ nữ dù có được đóng vai chính cũng phải thể hiện theo ý muốn của đạo diễn (mà đạo diễn đa phần là nam).
Từ đấy mình đã tổng hợp lý thuyết Male’s Gaze để phê bình về các bộ phim khác:
Male’s Gaze (nhãn quan nam giới) là hình ảnh miêu tả phụ nữ, thế giới (người đồng tính, chuyển giới, vạn vật,…) thông qua nghệ thuật thị giác (truyền thông, game show, tranh ảnh,…) và văn học, thông qua góc nhìn của nam giới dị tính.
Học thuyết này được phát triển bởi Mulvey Laura từ việc nghiên cứu về phim ảnh Hollywood khi đa phần đạo diễn là nam giới, họ đã dùng cơ thể phụ nữ để câu kéo ánh nhìn của khán giả mục tiêu (nam giới).
Từ đó, phụ nữ trở thành đối tượng tình dục thụ động để thỏa mãn người xem là nam giới.
Dần dần việc này sẽ phát triển thành định kiến, phụ nữ trở thành một món quà, một đồ chơi tình dục cho nam giới thỏa mãn, việc này được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh về định kiến nam giới ở Việt Nam dành cho phụ nữ.
Lật lại trong phim Vợ ba, mình tin đạo diễn Nguyễn Phương Anh đủ khả năng biết về Male’s Gaze nhưng có vẻ như cô đã dính bẫy.
Các cảnh Mây quỳ gối đến với chồng thể hiện sự thấp kém dần sẽ bị đi vào nhận thức của mọi người.
Cảnh Mây phơi bày cơ thể trong cảnh mây mưa như dâng hiến cái nhìn cho nam giới.
Cảnh Mây hôn vợ hai của chồng như một trong những điều dễ nhận thấy của các đạo diễn Hollywood. Vừa tạo được sự câu view vì đã mang một cộng đồng thiểu số là đồng tính nữ vào, vừa mang tính nhục dục để thỏa mãn đàn ông.
Nó giống như research của Pornhub khi phần lớn phim khiêu dâm đồng tính nữ phục vụ cho nam giới dị tính.
Việc bộ phim được nhiều giải thưởng quốc tế, có lẽ vì đây là một sự ham muốn đến từ các nhà làm nghệ thuật về các địa hạt đã từng bị khước từ nghệ thuật. Nghệ thuật điện ảnh ở Việt Nam phát triển không tốt bằng nước ngoài, từ đó sẽ bị phán xét bởi post-colonial gaze (ánh mắt phán xét của hậu thuộc địa); và đương nhiên các nhà phê bình quốc tế khó có thể hiểu hết tính dân tộc thể hiện trong tác phẩm này. Thêm vào đó, bộ phim mang đúng yếu tố lai căng giữa sex Việt và sex Tây.
Link Funfreedom tổng hợp: https://www.facebook.com/FunfreedomFeminist/videos/269351657316706/
Bên cạnh đó, mình sẽ dùng lý thuyết về visual culture studies (nghiên cứu văn hóa thị giác) tiếp tục để phê bình bộ phim.
Trong cuốn sách Gender Advertisments (Giới trong quảng cáo) của Erving Goffman, ông đã chỉ ra rằng việc cơ thể phụ nữ bị vật hóa (Sexual Objectification) trên truyền thông, trên các bức ảnh quảng cáo để trở thành một cái nhìn thỏa mãn nam giới, và trở thành một hình ảnh tái hiện một người phụ nữ chuẩn mực.
Người phụ nữ trong trường hợp này, bị bóc tách tối đa cơ thể; cô phơi bày cái đẹp ra để tạo ra một khuôn mẫu phụ nữ.
Vật hóa phụ nữ trong tranh ảnh được thể hiện qua một vài góc độ:
- Cắt cơ thể phụ nữ ra để so sánh phụ nữ với sản phẩm (những miếng hamburger được ẩn dụ bằng hình ảnh mông của phụ nữ; những nắp chai rượu được so sánh với cúc áo ngực của phụ nữ thể hiện phụ nữ mời gọi đàn ông hãm hiếp mình,…)
- Phụ nữ phục tùng đàn ông (những tư thế phụ nữ nằm bò, cúi xuống dưới đàn ông,… hoặc cảnh nhiều người đàn ông cưỡng hiếp tập thể phụ nữ (cảnh tạo dáng ảnh cho nhiều nhãn hàng))
- Phụ nữ được nhi đồng hóa (phụ nữ trở thành trẻ em gái, non nớt, dễ điều khiển để làm tăng sự ham muốn của đàn ông).
- Phi nhân tính hóa phụ nữ (phụ nữ được tạo thành những kẻ không phải người, giống như trong bộ phim tài liệu nổi tiếng Miss Representation (quyền lực bị đánh cắp))
Trong tác phẩm Ways of seeing (những cách thấy), John Berger cho chúng ta thấy những bộ môn nghệ thuật thị giác như điện ảnh, tranh ảnh thương mại, quảng cáo sử dụng một liên văn bản, một hệ hình của nghệ thuật tư bản phương Tây.
Tức là, các các posing tạo dáng của các người mẫu Việt Nam bị ảnh hưởng bởi phương Tây, và nghệ thuật tranh ảnh phương Tây bị ảnh hưởng cụ thể bởi nghệ thuật tranh sơn dầu (mà đích thị được tạo ra từ tư bản).
Trong tranh sơn dầu, ba chủ đề chính được ưa chuộng thể hiện bản chất của tư bản: sự chiếm đoạt, sự giàu có, đó là: gia súc, nô lệ và đàn bà. Vì vậy, ba chủ đề này được yêu thích. Đàn bà trở thành vật sở hữu của đàn ông.
Từ đó, Berger đưa ra một nhận định trong các sản phẩm nghệ thuật thị giác, rằng đàn ông ngắm nhìn đàn bà, đàn bà ngắm cảnh đàn ông đang ngắm nhìn mình.
Đàn bà trở thành một thị cảnh bị quan sát, đàn ông trở thành vật chủ quan sát.
Tất nhiên, những lý thuyết trên đã dẫn đến cái mà chúng ta vẫn thường ngụy biện: rằng nghệ thuật có quyền khước từ xã hội; nghệ thuật tiểu tư sản có thực sự kết thúc với cái chết của tác giả như Blanchot hay Barthes nói? Nghệ thuật tiểu tư sản đã ám ảnh đến địa hạt phim ảnh Việt Nam, nơi đàn ông có quyền sở hữu đàn bà.
Tất nhiên, việc mình phê bình bộ phim, đúng ở góc nhìn nữ quyền; rằng bộ phim không những không nữ quyền mà còn tăng thêm định kiến về nữ giới cho khán giả (dù thực sự mục đích bày ra cho người khác rằng đây là một bộ phim nữ quyền từ việc người phụ nữ có thể ngoại tình trong một xã hội đa thê, đến cả cảnh cuối của đứa bé gái tự cắt tóc mình vì không muốn trở thành đàn bà).
Ngoài ra, bộ phim cũng có nhiều cái thú vị, có thể nói như mở ra một thể loại phim thử nghiệm mới của người Việt, dù đi sau rất nhiều trên thế giới.
Nhưng trên hết, thử nghiệm phải đi cùng với việc chấp nhận bị phê bình, nhất là nó mang danh viết về phụ nữ nhưng không đề ra được bất cứ giá trị nữ quyền nào, mà còn khắc sâu thêm định kiến về nữ giới đối với cái nhìn của nam giới.
tùng nghiêm, Funfreedom - Tính nữ đỉnh cao
Link bài viết facebook: Vợ ba - tùng nghiêm
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất