Vinmart - phân tích cơ cấu tổ chức
Công ty Vinmart, thuộc loại hình công ty lép vốn, tức là chịu sự kiểm soát trực tiếp từ công ty mẹ (tập đoàn Masan). Từng công ty trách...
Công ty Vinmart, thuộc loại hình công ty lép vốn, tức là chịu sự kiểm soát trực tiếp từ công ty mẹ (tập đoàn Masan). Từng công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc tập đoàn Masan có nhiều cách thức tạo dựng cơ cấu tổ chức, vận hành khác nhau phụ thuộc vào đặc thù của mỗi ngành. Trong đó, công ty Vinmart sử dụng cách thức cơ cấu tổ chức ma trận, và sau đây mình xin một phân tích một phần trong mô hình tổ chức ma trận trong kỹ thuật của Vinmart nhằm làm rõ sự vận hành chung nhất của công ty này.
Giám đốc Vinmart có nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát các công việc chung nhất của các Phó Giám đốc có liên quan đến một chức năng nhất định, chẳng hạn như kỹ thuật, maketing, tài chính, thực phẩm. Tiếp đó là các Quản lý Dự án giám sát phần công việc liên quan trực tiếp dự án (sản phẩm, thị trường, khách hành, tài chính,vv của dự án). Nhóm người này sẽ vận hành các đội đa chức năng, trong đó, các thành viên của dự án A,B đến từ các phòng chức năng cùng làm việc để phát triển một sản phẩm nhất định nào đó. Sau đây là những đặc trưng, ưu nhược điểm chính của ví dụ.
Những đặc trưng của kiểu tổ chức ma trận, ví dụ cụ thể qua công ty Vinmart, đó là:
- Công ty được chia thành nhiều phòng ban khác nhau với quyền hạn và trách nhiệm ngang nhau
- Thống nhất trong quản lý và tập trung nhân lực cho các khâu quan trọng
- Giải quyết nhanh chóng những vấn đề bất thường xảy ra
- Có thể sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của tổ chức
- Tạo sự thích nghi hơn của tổ chức với môi trường thường xuyên biến đổi
- Dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong tổ chức do “lỗ hổng quyền lực”
Ưu điểm
- Kết hợp năng lực của nhiều nhà lãnh đạo, quản lý. Việc kết hợp các kiến thức chuyên môn sâu lại với nhau để giải quyết vấn đề quả thực là một ý tưởng tuyệt vời. Từng đội có thể sẽ cần phải nhờ đến những lời khuyên của cả chuyên gia về sản phẩm và các giám đốc phụ trách từng chức năng.
- Tập trung nguồn lực vào khâu xung yếu là các dự án. Để linh hoạt, nhanh chóng hoàn thành dự án tổ chức ma trận đã phối hợp, huy động nguồn lực từ các bộ phận chức năng đề thực hiện các dự án
- Tạo điều kiện đáp ứng với những thay đổi môi trường nhờ sự linh hoạt của quản lý dự án. Cấu trúc ma trận cũng phá vỡ các hiệu ứng "silo"[1] mà một số doanh nghiệp sử dụng cơ cấu quản lý truyền thống gặp phải. Khi bạn dành phần lớn thời gian để làm việc với những người từ các phòng ban khác nhau, bạn sẽ có thể chia sẻ thông tin và xây dựng các mối quan hệ công việc tốt đẹp - thường là với những người mà bạn có thể sẽ chẳng bao giờ gặp trong các trường hợp khác.
- Các cá nhân tự do sáng tạo. Khi được quản lý tốt, một cơ cấu quản lý ma trận cũng có thể đem đến cho mọi người cảm giác bản thân được trao quyền cá nhân nhiều hơn. Bạn rất có thể sẽ được tham gia vào việc giải quyết các vấn đề phức tạp, đạt được các mục tiêu đầy tham vọng, và đưa ra quyết định then chốt. Tất cả những điều này sẽ làm cho bạn cảm thấy cực kỳ hài lòng với công việc mình đang làm.
Nhược điểm
- Sự không thống nhất mệnh lệnh do trùng lặp lãnh đạo. Trong ví dụ này, khi nhân viên hoàn thành đề án thì rất lung túng không biết trình lên trưởng phòng nào trước và sau khi trình lên qua các phòng khác nhau sẽ dẫn tới việc các hướng chỉ đạo không thống nhất giữa các nhà quản lý.
- Có thể gây mâu thuẫn giữa những nhà lãnh đạo. Từ sự không thống nhất sẽ gây ra các mâu thuẫn là không thể trước khỏi. Mâu thuẫn là tốt trong sự phát triển, nhưng cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn lớn trong tổ chức vì nó có thể gây sụp đổ tổ chức.
- Có thể gây tốn kém. Việc trình dự án lên các nhà quản lý phải qua nhiều khâu giám sát gây ra tình trạng mất thời gian, tốn kém chi phí.
Đề xuất phương thức quản lý
- Mâu thuẫn giữa những nhà lãnh đạo, đây là vấn đề cần phải giảm thiểu đi mức độ. Ví dụ, mâu thuẫn có thể gây ra hiềm khích cá nhân dẫn tới xung đột và tổ chức sụp đổ, tình trạng này cần xóa bỏ. Cần phải xây dựng các thành viên trong tổ chức hoạt động theo lợi ích chung, gắn bó họ với tổ chức như gia đình. Nếu làm được vậy, những mâu thuẫn này dễn tới kết quả tích cực hơn, làm cho tổ chức ngày càng thành công. Đề xuất thêm các chuyến đi du lịch giữa các thành viên trong tổ chức để hàn gắn tình cảm, và tạo các “slogan” đậm tính triết lý sâu sắc giúp hàn gắn tổ chức vững mạnh.
- Sự không thống nhất giữa các ý kiến của các nhà lãnh đạo và không thể tránh khỏi. Vì họ có từng chuyên môn, lĩnh vực khác nhau nhưng cùng tham gia vào các khâu giám sát dự án nên chỉ đạo của họ rất khác nhau. Để giảm tình trạng này, tổ chức phải cần tới một nhà lãnh đạo có tiếng nói, uy tín, đa tài giúp giải quyết mâu thuẫn giữa họ. Đề xuất rằng tổ chức cần tuyển lựa những nhà lãnh đạo có tố chất bẩm sinh, tiếp tục đem đi rèn luyện ở các lĩnh vực.
- Sự tốn kém gây ra trong việc nhân viên trình dự án lên lãnh đạo. Đề xuất, phải áp dụng, phân chia phương thức tập quyền, phân quyền đúng chỗ để dự án có thể triển khai nhanh nhất mà ít tốn chi phí.
Chú thích:
[1] Hiệu ứng "Silo" là trạng thái tâm lý của nhóm người trong bộ tập thể cùng chung mục đích nhưng ở bộ phận khác nhau thường có xu hướng không muốn hợp tác và chia sẻ thông tin với những nhóm người khác trong cùng một công ty.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất