Các điểm chính trong bài:
+ Nếu bạn có những tưởng tượng tình dục mà không muốn thực hiện ngoài đời, đây là chuyện bình thường.
+ Tưởng tượng tình dục có thể giúp một người khám phá sự tò mò hoặc ghê tởm về tình dục.
+ Một số tưởng tượng tình dục tốt nhất không nên thành hiện thực, chẳng hạn những tưởng tượng liên quan đến vấn đề thiếu sự đồng thuận hoặc vi phạm pháp luật.
Một người có tưởng tượng về tình dục không đồng nghĩa họ hứng thú với việc thực hiện nó ngoài đời. Một phần lý do sinh ra tưởng tượng là để ta khám phá một sở thích, một sự tò mò, thậm chí có cả kinh tởm. Nếu ai đó nghe về một hành động tình dục gây ra cảm giác ghê tởm trong họ, có thể họ sẽ tự tạo một kịch bản mà ở đó, họ là người tham gia vào chính hành động mình thấy ghê tởm ấy. Lý do một phần là để xác nhận họ không quan tâm đến hành vi tình dục như vậy và một phần để cố gắng hiểu tại sao người khác lại thấy hành vi này hấp dẫn.
Nguồn: @iam.line
Nguồn: @iam.line
Tương tự với tưởng tượng vì tò mò. Họ muốn xem đây có phải là hành vi tình dục làm mình thấy hứng thú và quan tâm không. Nếu đúng như vậy, họ có thể tạo động lực để thực hiện ngoài đời. Nếu không, động lực sẽ bị chặn đứng.
Chúng ta có thể thấy quá trình này cũng giống với khái niệm “I” và “Me” (cái tôi) của nhà xã hội học người Mỹ George Herbert Mead. “I” chỉ hình thức thuần khiết của bản ngã, trong trường hợp ở bài viết này là những ham muốn hoặc thôi thúc. “Me” là hình thức xã hội của bản ngã. Trong mọi hành vi của mỗi người luôn có sự thương lượng nội bộ giữa “I” và “Me”.
Ví dụ, “I” muốn lừa dối vợ để ngoại tình với một cô nàng nóng bỏng. “Me” cảnh báo nếu làm như vậy, I sẽ làm tổn thương vợ mình, cuộc hôn nhân có thể đi đến hồi kết khiến I thấy tội lỗi, rồi bị gia đình, bạn bè kỳ thị. Bất chấp mong muốn bốc đồng của “I”, “Me” như một tảng đá chặt đứt quá trình chuyển từ mong muốn sang hành động. Những cuộc trò chuyện như vậy giữa “I” và “Me” xảy ra liên tục trong thế giới nội tâm của chúng ta vào những lúc ta tỉnh táo.

Nếu bạn có những tưởng tượng về hành vi tình dục bạn sẽ không thực hiện ngoài đời, đó là điều hoàn toàn bình thường.

Một người có thể mơ tưởng về việc làm tình với người không phải vợ/chồng mình nhưng không thực hiện vì không muốn làm tổn thương bạn đời hoặc phải đối mặt sự kỳ thị. Một người khác tưởng tượng bản thân tham gia vào hành vi bạo dâm và khổ dâm (S&M), nhưng sẽ không muốn trải nghiệm trong thực tế vì sợ đau hoặc không thích chịu bị nhục nhã, giày vò.
Bất kỳ ai lướt qua các web khiêu dâm trên mạng đều có thể bắt gặp điều gì đó mới mẻ, kích thích họ về mặt tình dục. Nhưng điều này không có nghĩa họ muốn thực hiện ngoài đời. Ngoài ra, chúng ta tưởng tượng thì ổn áp nhưng khi áp dụng vào thực tế lại không được “sướng” như tưởng tượng.
Trong cuốn “Tell Me What You Want” (2018), Justin Lehmiller lưu ý điều quan trọng là phải thừa nhận ham muốn của bạn chứ không phải trốn chạy và lẩn tránh chúng. Tuy nhiên, theo Lehmiller, “Không phải tất cả tưởng tượng đều có thể hoặc nên thực hiện, và nếu bạn không muốn hành động theo những gì mình tưởng tượng thì chẳng sao cả – tôi không muốn để bạn có cảm giác mình phải làm nô lệ cho ham muốn của riêng mình” (2018: 231).
Nguồn: @stylistfoolish
Nguồn: @stylistfoolish

Tóm lại là

Việc sống trong những tưởng tượng về tình dục có thể cải thiện đáng kể đời sống tình dục của một người và góp phần tăng cường hạnh phúc trong chuyện ấy. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn cần chuyển những gì trong đầu thành sự thật.
Tưởng tượng tình dục cho phép chúng ta xem xét những gì mình có thể thích hoặc chắc chắn không thích. Tưởng tượng cũng giúp ta hiểu rõ hơn về sở thích tình dục của người khác. Và tưởng tượng có thể chỉ vui trong thế giới của chính nó.
Trong tâm trí, bạn kiểm soát sự tưởng tượng. Bạn quyết định những gì sẽ xảy ra, như thế nào, ở đâu, khi nào và với ai. Bạn xây dựng một bối cảnh một cách hoàn hảo theo kịch bản bạn tạo ra. Nhưng trong thế giới thực, không gì đảm bảo được như vậy.
References
Lehmiller, Justin. (2018). Tell Me What You Want. New York, NY, Da Capo Press.
Wahl, D.W. (2020). Speaking through the silence: Narratives, interaction, and the construction of sexual selves. Iowa State University. Proquest Publishing.
.Ngưn.