Hệ thống ngân hàng quốc doanh có phải là một nghịch lý?
Nếu ngươi cho một người trong dân Ta, một người nghèo ở với ngươi vay tiền, thì ngươi không được xử với nó như chủ nợ, không được bắt...
Nếu ngươi cho một người trong dân Ta, một người nghèo ở với ngươi vay tiền, thì ngươi không được xử với nó như chủ nợ, không được bắt nó trả lãi.Sách Xuất Hành 22:24
Lãi suất âm: Ngân hàng trung ương “đuổi” khách gửi tiền!
Bấy lâu nay, một sinh viên theo học ngành kinh tế hay một người dân gửi tiền hoặc vay tiền từ hệ thống ngân hàng cũng đều cho rằng nguyên tắc hoạt động cơ bản của ngân hàng là ngân hàng trả lãi suất thấp hơn cho người gửi tiền và sau đó mang đi cho vay với lãi suất cao hơn. Sự chênh lệch lãi suất giúp chi trả các chi phí cho hoạt động của ngân hàng và sinh ra lợi nhuận. Tính logic của hệ thống này rất đơn giản và như là một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu tín dụng!
Tuy nhiên hẳn các bạn đã nghe đến khái niệm “lãi suất tiền gửi âm”, có nghĩa người gửi tiền sẽ phải trả phí cho các khoản tiền tiết kiệm, ngược với quy tắc thông thường của kinh tế học. Dĩ nhiên, lãi suất âm chỉ được đề xuất với các ngân hàng, trong khi chúng ta, những người dân, tiếp tục trả lãi suất dương.
Trong trường hợp này, người gửi tiền chính là các ngân hàng. Giống như người dân bình thường mở tài khoản gửi tiền tại các ngân hàng, các ngân hàng sẽ gửi những khoản tiền không sử dụng tại các ngân hàng trung ương như Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ). Thông thường họ sẽ nhận được một khoản lãi suất nhỏ.
Nhưng với lãi suất âm, thay vào đó các ngân hàng trung ương sẽ thu phí giữ tiền của các ngân hàng thương mại. Ý tưởng này nhằm khuyến khích các ngân hàng sử dụng tiền một cách có hiệu quả hơn, cho vay tiêu dùng hoặc cho vay kinh doanh. Lãi suất âm được cho là gây biến động khắp các nền kinh tế bằng việc hạ thấp chi phí cho vay đến mọi người – có khả năng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện tại ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đang áp dụng chính sách này.
Đây không phải là điều “nghịch lý” duy nhất của hệ thống ngân hàng quốc doanh hiện tại. Trong nội dung bài viết: Hệ thống ngân hàng quốc doanh có phải là một nghịch lý? chúng ta sẽ bóc trần sự thật đằng sau cánh cửa “lấp lánh” hệ thống ngân hàng quốc doanh trên toàn thế giới. Và sự thật đó nằm chính ngay ở lãi suất.
Lịch sử tiền tệ và sự ra đời hệ thống ngân hàng quốc doanh
Để hiểu về hệ thống ngân hàng quốc doanh, chúng ta cần phải điểm qua lịch sử tiền tệ. Trước đây, loài người sản xuất ra các loại hàng hoá và trao đổi trực tiếp với nhau. Sau này số lượng hàng hóa trao đổi nhiều hơn nên người ta mới phải dùng đến tiền tệ - một vật trung gian trong trao đổi mua bán. Và vàng & bạc được chọn để làm tiền tệ vì tính khan hiếm và có nhiều tiện ích của nó. Thêm vào đó, một đặc tính rất quan trọng của vàng là không ai chế tạo được vàng, chỉ có mỗi cách đào lên. Thế nên quyền lực tiền tệ không thuộc về một ai cả mà được phân phối cho toàn bộ người dân!
Dưới chế độ vàng & bạc làm tiền tệ, không hề có khái niệm ngân hàng trung ương hay ngân hàng quốc doanh. Khái niệm ngân hàng trung ương là một khái niệm gắn liền với việc tập trung tuyệt đối quyền lực tiền tệ vào trong tay chính phủ - một khái niệm thế giới mới sản sinh trong hơn 100 năm trở lại đây.
Để đạt được mục đích tập trung hóa tiền tệ của mình, ban đầu chính phủ tạo ra cái gọi là “bản vị vàng” (gold standard), nghĩa là khi người dân gửi vàng cho chính phủ họ sẽ nhận được một tờ giấy ghi đúng số vàng tương ứng và có thể mang tờ giấy này ra rút vàng bất cứ lúc nào. Ngân hàng trung ương được lập nên để phát hành và quản lý những tờ giấy này, về mặt thuật ngữ ngân hàng đây là giấy nợ ngân hàng (bank note). Chữ “Note” ở đây nghĩa là một khoản nợ. Nó là một giấy nhận nợ IOU (I owe you) mà các ngân hàng trung ương hứa hẹn sẽ hoàn trả đúng số vàng & bạc ghi trên tờ giấy nợ ngân hàng.
Người dân dùng những tờ giấy nợ ngân hàng (bank note) này lâu ngày thành quen, vì tiện hơn là đi đâu cũng phải mang theo bịch vàng, nên quên mất là nó chỉ "tượng trưng" cho vàng! Kế đó, chính phủ tiến hành bước tiếp theo là xóa bỏ "bản vị vàng", nghĩa là khi người dân mang tờ giấy bạc đến ngân hàng quy đổi thì họ chỉ có thể đổi lấy một tờ giấy bạc ngân hàng khác, một khoản mà ngân hàng trung ương nợ khác (IOU) chứ không phải là số vàng & bạc tương ứng ghi trên tờ giấy nợ ngân hàng (bank note) nữa. Đơn cử khi các bạn mang một tờ 1 USD hay 20.000 VNĐ đến hệ thống ngân hàng ở Mỹ hoặc Việt Nam quy đổi, bạn chỉ có thể nhận được tờ 1 USD và 20.000 VNĐ tương ứng.
Chúng ta sẽ điểm lại lịch sử việc loại bỏ “bản vị vàng” trên quy mô toàn cầu với tâm điểm là Ngân hàng quốc doanh của Hoa Kỳ - Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). FED nắm giữ quyền phát hành đồng tiền được trao đổi mua bán nhiều nhất vào lúc này: đồng đô – la Mỹ.
Giai đoạn 1: Ra đời vào năm 1913, FED là ngân hàng trung ương thứ 3 của Hoa Kỳ. Theo đạo luật Cục dự trữ Liên Bang năm 1913 (the Federal Reserve Act), FED được độc quyền in những tờ giấy bạc của Cục dự trữ Liên Bang (Federal Reserve Notes). Dĩ nhiên ban đầu những tờ giấy bạc này đều được đảm bảo bởi vàng hoặc bởi những đồng tiền luật định (lawful money).
Dòng chữ Federal Reserve Note xuất hiện trên hầu hết các tờ đô-la Mỹ
Giai đoạn 2: Cuộc Đại khủng hoảng năm 1929 – 1933 (the Great Depression) nổ ra và dân chúng ồ ạt đến hệ thống ngân hàng của FED để rút vàng. Đương nhiên FED không có vàng để trả và tất yếu phải có sự can thiệp của chính trị. Năm 1933, tổng thống F.D. Roosevelt ký Đạo luật khẩn cấp ngân hàng năm 1933 (the Emergency Banking Act of 1933) và sắc lệnh 6102 (Executive Order 6102) tuyên bố tạm ngừng hoạt động các ngân hàng trên toàn quốc để ngăn chặn một cuộc rút tiền gửi đột biến từ những khách hàng thiếu niềm tin vào nền kinh tế. Ông cũng cấm các ngân hàng trả bằng vàng hay xuất khẩu nó.
Giai đoạn 3:
Mọi chuyện chưa dừng lại ở đây. Ngày mùng 5 tháng 4 năm 1933, Roosevelt ra lệnh đổi tất cả những đồng tiền vàng và chứng nhận sở hữu vàng có mệnh giá hơn 100 USD sang loại tiền tệ khác. Theo đó, mọi người phải đổi lại toàn bộ tiền vàng, vàng thỏi, chứng nhận sở hữu vàng cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED trước ngày mùng 1 tháng 5 với mức giá 20,67 USD cho mỗi ounce (29,35 gam). Đến mùng 10 tháng 5, chính phủ đã thu lại 300 triệu USD tiền vàng và 470 triệu USD chứng nhận sở hữu vàng.
Giai đoạn 4:
Thỏa thuận khét tiếng Bretton Woods.
Vào năm 1941, tại khách sạn Mount Washington ở Bretton Woods, New Hampshire. Cuộc tụ họp lịch sử bao gồm 730 đại biểu từ 44 quốc gia đồng minh… đã ra đời một thỏa thuận "Bretton Woods". Theo đó, về cơ bản, tất cả các loại tiền tệ được gắn liền với đồng dollas Mỹ và được chốt lãi suất cố định với vàng... Tức là đồng dollars Mỹ hoàn toàn chuyển đổi thành vàng với lãi suất cố định là 35 đô-la một ounce trong cộng đồng kinh tế toàn cầu.
Giai đoạn 5: Hoa Kỳ xù nợ
Dưới thời tổng thống Johnson, cuộc chiến Việt Nam đã khiến nợ quốc gia là 354 tỷ USD. Đến thời tổng thống Richard Nixon cuộc chiến vẫn chưa kết thúc đã khiến chính phủ Mỹ mắc nợ thêm 121 tỷ đưa tổng số nợ lên 475 tỷ USD, một con số kỷ lục khổng lồ thời đó! Nợ tăng lên này, cộng với các khoản nợ khác phát sinh từ một loạt các chính sách tài khóa và tiền tệ nghèo nàn khiến cho nhiều quốc gia lo ngại về lượng dự trữ vàng của Mỹ. Các quốc gia bắt đầu yêu cầu Hoa Kỳ để đổi đô-la lấy vàng. Dĩ nhiên Hoa Kỳ phải chơi bài “cùn”. Ngày 15 tháng 8 năm 1971, Tổng thống Richard Nixon tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không còn chuyển đồng đô la sang vàng nữa và hoàn toàn từ bỏ bản vị vàng. Hệ thống bản vị vàng trên toàn cầu đã hoàn toàn bị loại bỏ.
Bước 2: Người dân mang 10 tỷ USD giấy nợ ngân hàng đem vào lưu thông trao đổi mua bán hàng hóa. Những tờ giấy nợ ngân hàng hiện đang đi vào lưu thông, chuyển từ người đi vay ban đầu sang người khác, như trả lương cho lao động, để đổi lấy nguyên vật liệu, như thuế, … Vòng đi vòng lại, qua hết tay người này rồi đến người khác, nhưng 10 tỷ USD giấy nợ ngân hàng (bank note) vẫn là một khoản nợ mà người dân mắc nợ ngân hàng trung ương với lãi suất 5%.
Bước 3: Đến ngày trả nợ cả khoản tiền gốc 10 tỷ USD và khoản tiền lãi 10 tỷ USD × 5% = 500 triệu USD. Câu hỏi đặt ra là hệ thống ngân hàng chỉ in ra 10 tỷ USD giấy nợ ngân hàng, thì người dân lấy đâu ra khoản tiền 500 triệu USD để trả nợ ngân hàng? Chỉ có 2 cách để người dân trả nợ. Một là họ đem vàng & bạc thật, hoặc những tờ tiền giấy nợ ngân hàng (bank note) mà trước đây có thể đem đến ngân hàng trung ương đổi lấy vàng & bạc thật tương ứng để trả nợ. Nhưng khi không còn vàng & bạc hoặc những chứng chỉ vàng & bạc thì những người đi vay lấy đâu tiền trả nợ ngân hàng?
Câu trả lời đó là cách thứ hai: phải có một người nào đó vay 500 triệu đô- la từ hệ thống ngân hàng quốc doanh với lãi suất 5% để kinh doanh làm ăn, sau đó qua quá trình giao dịch mua bán đưa cho những người vay 10 tỷ đô – la khoản tiền 500 triệu đô - la để trả nợ. Thực tế thì sẽ có nhiều người đến vay ngân hàng quốc doanh với các số tiền khác nhau và có thể nhiều hơn 500 triệu nhưng phải luôn có ai đó đến vay ngân hàng thì các khoản trả nợ lãi suất mới được thanh toán. Và đó chính là bản chất của hệ thống ngân hàng quốc doanh: người dân phải mắc những món nợ mới để trả những món nợ cũ tạo ra một quá trình nợ tái nợ không có điểm dừng.
Người dân phải đến hệ thống ngân hàng quốc doanh vay mượn tiếp để trả khoản nợ tạo ra quá trình nợ chồng nợ không có điểm dừng.
Thực chất ban đầu những tờ giấy nợ ngân hàng (bank note) đã là khoản nợ mà ngân hàng trung ương nợ người dân. Tuy nhiên khi không còn quy đổi ra vàng & bạc được nữa thì ngân hàng trung ương đã xù nợ với toàn bộ người dân và mỗi tờ giấy bạc ngân hàng trung ương in ra đã ghi thêm một khoản nợ trên người dân rồi!
Theo báo cáo Giám sát nợ toàn cầu năm 2017 của Viện Tài chính Quốc tế - The Institute of International Finance (IIF), khối nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 217 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2017, tương đương 327% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thế giới. Nói cách khác, chúng ta có thể nắm giữ không tiêu dùng từng sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra trên toàn bộ hành tinh trong năm nay, năm sau và năm sau nữa và vẫn không đủ để trả hết nợ! Đây là các khoản vay của các hộ gia đình, các chính phủ, các doanh nghiệp và các công ty tài chính. Hình thức đi vay của các quốc gia là phát hành trái phiếu chính phủ, của giới kinh tế tư nhân là vay nợ ngân hàng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Số nợ đã tăng từ mức 149 nghìn tỷ USD năm 2007 (tương đương 276% GDP) lên mức 217 nghìn tỷ USD thời điểm hiện tại!
Khối nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 217 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2017, tương đương 327% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thế giới.
Theo các bạn chúng ta có thể trả hết món nợ này không! Câu trả lời là không bao giờ! Vì bản chất của hệ thống tài chính – ngân hàng là phải vay nợ mới để trả nợ cũ tạo một quá trình vay nợ không có điểm dừng. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, tất cả đều được xây dựng trên cùng một nguyên tắc.
Nhưng một thông tin rất đặc biệt mà tôi muốn nhắn gửi với các bạn. Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) không phải là sở hữu của chính phủ Hoa Kỳ. FED đóng vai trò rất quan trọng trong việc loại bỏ bản vị vàng trên thế giới và nó thuộc sở hữu tư nhân nhé (a corporation independent privately owned) các bạn! FED gồm 12 ngân hàng FED khu vực và mỗi ngân hàng đều thuộc sở hữu tư nhân.
Khi cả thế giới hỏi tại sao Mỹ lại sử dụng một tổ hợp ngân hàng tư nhân để in tiền thì lý do được dùng để biện minh là chính phủ không đủ khôn ngoan! Và nếu chính phủ được phép in tiền, họ sẽ tạo ra quá nhiều và gây bất ổn cho thị trường. Do đó FED sẽ gồm nhiều bên sở hữu để có thể kiểm tra “chéo nhau” trong việc in tiền. Tuy nhiên lời hứa của FED với thành tích in tiền vô tiền khoáng hậu của họ thì thật là mâu thuẫn với nhau. Đồng đô - la đã bị giảm giá trị tới 96% từ năm 1913 khi FED được thành lập. Tức là gần như sắp mất hết giá trị! Khoản tiền 2000 đô - la ngày nay chỉ mua được món đồ trị giá có 100 đô - la của năm 1913! Khoảng những năm 1990, cung tiền đô - la Mỹ là 7 tỷ đô - la, hiện nay cung tiền đô – la Mỹ là khoảng 13.291 tỷ đô – la! FED đúng là “phét”!
Sức mua của đồng đô-la Mỹ từ tháng 1/1913 đến nay.
Cổ đông lớn nhất của FED là ngân hàng Dự trữ Liên Bang của New York [53% cổ phần]. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ mà FED thực hiện sẽ chịu sự tác động lớn nhất của Ngân hàng Dự trữ Liên Bang New York, bởi FED chủ yếu giao dịch với các ngân hàng và định chế tài chính lớn tại New York. Ngân hàng Dự trữ Liên Bang New York được điều hành bởi một hội đồng quản trị và thống đốc do các cổ đông chứ không phải các chính trị gia bầu ra, mà những cổ đông này lại do các ngân hàng lớn ở New York kiểm soát (Citibank và J.P. Morgan Chase nắm đa số cổ phần). Kết quả là dường như có một “FED bên trong FED” do các ngân hàng ở New York khống chế và tuân theo các mục tiêu của họ, bao gồm cả việc cấp tín dụng dễ dàng cho các gói giải cứu khi cần thiết. FED được chi phối bởi các nhà tài phiệt phố Wall là hậu duệ của J.P.Morgan, Rockefeller, đại diện của gia tộc Rothschild...
Kể từ khi thành lập đến nay, FED chưa bao giờ bị chính phủ kiểm toán vì năm 1975 dự luật H.R.4316 cho phép chính phủ kiểm toán FED được đưa ra Quốc hội, nhưng dự luật không qua được vì không đủ số phiếu. Thậm chí CIA (Cục tình báo Trung ương Mỹ) cũng đã báo cáo rất ít về các hoạt động bí mật của FED trước Quốc hội Mỹ.
Vậy sau tất cả những thông tin có được các bạn có thể rút ra kết luận gì. Liệu có một nhóm người đang điều khiển kinh tế thế giới bằng việc kiểm soát hệ thống ngân hàng trung ương trên thế giới hay không? Câu trả lời dành cho các bạn?
Xã hội không dùng tiền mặt (Cashless Society)
Sự thiết lập toàn cầu đang gia tăng thúc đẩy quan niệm điều được gọi là "xã hội không có tiền mặt (cashless society)" - một thế giới trong đó tất cả các thanh toán và giao dịch sẽ được tiến hành điện tử, tạo ra một kỷ lục vĩnh viễn cho các chính phủ để kiểm tra và theo dõi theo ý chí người dân. Nhiều chính phủ từ Châu Phi và Châu Á đến Châu Âu và Châu Mỹ đang làm việc rõ ràng để đạt được mục tiêu đó, và trong những tháng gần đây, thậm chí còn nhiều nỗ lực hơn nữa. Các lực lượng và tổ chức đầy quyền lực toàn cầu bao gồm Liên hợp quốc cũng đang giúp đỡ. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cảnh báo rằng tác động của sự lôi kéo thay đổi như vậy sẽ là cơn ác mộng cho sự tự do và sự riêng tư cá nhân.
Những người ủng hộ chính sách cưỡng chế thực thi của chính phủ nhằm loại bỏ đồng tiền vật chất biểu dương một loạt các lợi ích thực tế tiềm năng và hình dung được. Trong số đó là có thể giảm cướp có vũ trang, trốn thuế, thương mại thị trường chợ đen, chi phí in và đảm bảo tiền mặt, và nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, các nhà phê bình cảnh báo những nguy hiểm và kế hoạch Orwellian có thể được tung ra trong một thế giới mà các chính phủ ngoài sự kiểm soát có thể giám sát mọi nghĩa vụ mua bán, giao dịch, và hoạt động kinh tế. Dưới ánh sáng của vụ scandal nghe lén được phơi bày của NSA gần đây, hiển nhiên là các khả năng lạm dụng và giám sát toàn bộ là rất rõ ràng.
Tổng thống Mỹ hứa thay đổi hoạt động do thám sau scandal nghe lén
(Tin Nóng) Trước sự phẫn nộ của dư luận quốc tế về việc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) nghe lén toàn thế giới, kể cả các nguyên thủ quốc gia, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 24.10 hứa rằng sẽ thay đổi quy trình do thám của NSA.tinnong.thanhnien.vn
(Tin Nóng) Trước sự phẫn nộ của dư luận quốc tế về việc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) nghe lén toàn thế giới, kể cả các nguyên thủ quốc gia, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 24.10 hứa rằng sẽ thay đổi quy trình do thám của NSA.tinnong.thanhnien.vn
Khi các cuộc tranh luận về những lợi ích được dẫn chứng gây tranh cãi đang diễn ra, nhiều chính phủ và các ngân hàng trung ương vẫn đang nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào tiền mặt giữa các công dân và doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng, như họ công khai thừa nhận, là kết thúc cuối cùng cho tất cả các giao dịch tiền mặt, được cho là mở ra một thế giới an toàn tuyệt vời và phát triển thương mại số. Mặt tối của vấn đề hiếm khi được thảo luận, nhưng khi bước tiến hướng tới một "xã hội không có tiền mặt" tăng tốc, những người chỉ trích đang ngày càng phát ra tiếng báo động.
Tất nhiên, những người ủng hộ xóa bỏ tiền mặt đã cố gắng miêu tả kế hoạch như là một hiện tượng tự nhiên và hữu cơ được dẫn dắt bởi tự nó – có lẽ là một loại "tiến hóa" trong xã hội loài người. Trong chương trình tuyên truyền của CNN ngày 2 tháng 7 năm 2014, mục tin tức thậm chí đã bao gồm một đồ thị có nội dung "Sự tiến hóa của một xã hội không có tiền mặt", làm nổi bật cách các quốc gia đang trên đường xóa bỏ hoàn toàn tiền bạc. Rõ ràng là Hoa Kỳ ở điểm "đỉnh điểm" trong khi Canada, Bỉ, Pháp, Thụy Điển và các nước khác "gần như không có tiền mặt". Các quốc gia khác hiện đang ở giai đoạn "bắt đầu" hoặc "chuyển tiếp".
Tuy nhiên, trong thực tế, "những xu hướng" hầu như không thể tự diễn ra. Các doanh nghiệp lớn đã đóng một vai trò quan trọng. Trong khi đó, các chính phủ, phần lớn dẫn dắt mưu đồ với ngân quỹ của người đóng thuế. Những nền tảng gây tranh cãi và liên quan chặt chẽ đến túi tiền đã góp phần vào việc thu hút và xây dựng một số điều trông có vẻ là sự hỗ trợ của công chúng. Ví dụ, vào tháng 9 năm 2012, quỹ Ford Foundation, quỹ tài trợ mọi thứ từ "công lý sinh sản" cho đến các kế hoạch "phát triển bền vững", đã công bố cái gọi là "Tốt Hơn Liên Minh Tiền Mặt (Better Than Cash Alliance)".
Trên trang web của mình, kế hoạch được mô tả như sau: "Better Than Cash Alliance hợp tác với các chính phủ, cộng đồng phát triển và khu vực tư nhân để trao quyền cho người dân bằng cách chuyển từ tiền mặt sang thanh toán điện tử". Các tổ chức tham gia hợp tác chặt chẽ là CIA, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Quỹ Bill & Melinda Gates, ngân hang Citibank, …
Liên Hợp Quốc cũng là tâm điểm của âm mưu này, với Quỹ Phát triển Vốn Liên Hợp Quốc (the UN Capital Development Fund) phục vụ như là "Ban thư ký" của liên minh. Các đơn vị khác của Liên Hợp Quốc tham gia vào chương trình này bao gồm Chương trình Lương thực Thế giới và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP). Nhiều chính phủ và các cơ quan chính thức cũng được liệt kê trên website của liên minh, bao gồm các cơ quan chính phủ ở Malawi, Colombia, Kenya, Afghanistan, Peru và Philippines. Một số cơ quan viện trợ tư nhân trên danh nghĩa cũng tham gia.
Một chiến thuật quan trọng trong kế hoạch này bao gồm việc có các chế độ hợp tác cung cấp phúc lợi điện tử. "Chúng tôi tin rằng công nghệ là một công cụ trung tâm trong nỗ lực tập thể của chúng tôi để mở rộng cơ hội kinh tế, xã hội và chính trị cho cả những người nghèo nhất và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội", ông chủ của Ford, ông Luis Ubiñas, tuyên bố liên minh chống lại tiền mặt. “Chuyển động khu vực công, tư nhân và phát triển từ tiền mặt sang thanh toán điện tử là bước đầu tiên để giúp đỡ các gia đình không chỉ tiếp cận được một hệ thống tài chính chính thức, mà còn để tiết kiệm và xây dựng tài sản tài chính vĩnh viễn.”
Trên trang web của mình, Quỹ Phát triển Vốn của Liên hợp quốc cũng tự hào về các kế hoạch đang diễn ra của mình để tấn công tiền mặt. "Đưa sự chuyển đổi sang thanh toán điện tử trên quy mô toàn cầu và đảm bảo rằng những lợi ích này được tối đa hóa có thể được thúc đẩy bởi một tổ chức chuyên dụng để cung cấp vận động toàn cầu, chia sẻ kiến thức, hợp tác và hướng dẫn về các thực hành hiệu quả". Mục tiêu của kế hoạch, Liên Hợp Quốc bổ sung, là "khuyến khích các chính phủ, các tổ chức phát triển và khu vực tư nhân cam kết chuyển đổi kỹ thuật số và tạo điều kiện cho việc dịch các cam kết này thành hành động."
Trên khắp thế giới, sự dịch chuyển thực sự đang diễn ra. Vào tháng 5 năm 2014, dưới hình thức ngăn chặn trốn thuế và thị trường chợ đen, chính quyền Israel đã trở thành nước mới nhất tham gia vào việc thúc đẩy việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế. Là một phần của âm mưu gây tranh cãi về loại bỏ cơ bản các giao dịch tiền mặt ở Israel, một ủy ban được dẫn dắt bởi Bộ truởng bộ tham mưu của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, ông Harel Locker, cuối cùng đã tiết lộ kế hoạch ba bước của mình. Trong số các chiến thuật khác, nó sẽ cấm các giao dịch tiền mặt của các doanh nghiệp và cá nhân trên một ngưỡng nhất định, với giới hạn vốn đã thấp đã được giảm tục. Vi phạm sẽ là một tội ác.
Trong Thế Giới Thứ Ba, kế hoạch chống tiền mặt dường như tạo ra những cuộc xâm nhập lớn. Ví dụ vào ngày 1 tháng 7 ở Nigeria, cái được gọi là "chính sách không có tiền mặt" - một âm mưu năm 2012 của Ngân hàng Trung ương Nigeria (CBN) và Ủy ban các Ngân hàng nhằm cắt giảm số tiền vật chất hiện trong lưu thông - đã có hiệu lực trong 30 tiểu bang khác. Theo kế hoạch, việc rút tiền mặt từ ngân hàng cho cá nhân và doanh nghiệp đang bị hạn chế. Lệ phí rất lớn để sử dụng tiền mặt cũng sẽ có hiệu lực.
Một cách riêng biệt, ngân hàng trung ương Nigerian và các ngân hàng thương mại cũng đưa ra một kế hoạch mới to lớn để thu thập dữ liệu sinh trắc học về khách hàng. “Chúng tôi đã mở màn chiến dịch Giám Định Số Hóa Ngân Hàng hôm nay, thời gian biểu cho biết trong vòng 18 tháng, mỗi công dân sẽ phải đăng ký,” ông Lamido Sanusi, chủ tịch ngân hàng trung ương phát biểu trong khi tiết lộ âm mưu đăng ký sinh trắc học. "Đây là một ngày mà chúng ta sẽ nhớ vì nhiều lý do, không phải cho nơi chúng ta ở đâu nhưng cho nơi chúng ta có thể nhận được từ đây. Không ai có thể ăn cắp danh tính này trừ việc đánh cắp ngón tay của tôi. "
Xu hướng này không phải là mới. Như The New American báo cáo trong năm 2010, các nhà chức trách Thụy Điển từ lâu đã làm việc cận lực tiến tới mục tiêu xoá bỏ đồng tiền vật chất - và tất cả sự riêng tư và ẩn danh về kinh tế bằng cách khuếch trương. Những người nổi tiếng, ngân hàng, quan chức, lãnh đạo lao động và nhiều người khác đều đang kích động một lệnh cấm hoàn toàn về tiền mặt. Thụy Điển tiếp tục là một "xã hội không có tiền mặt" hơn bất kỳ quốc gia nào khác, với khoảng ba phần trăm các giao dịch được tiến hành bằng tiền mặt.
Tuy nhiên, Thụy Điển không phải là nước duy nhất. Năm 2012, The New American nhấn mạnh một hệ thống thanh toán điện tử được các nhà chức trách Canada gọi là "tốt hơn tiền mặt" và "tiến hóa của đồng tiền". The Royal Canadian Mint đứng sau kế hoạch gây tranh cãi này, tổ chức một cuộc thi để phát triển ứng dụng - "sức mạnh bộ não tốt nhất của Bắc Mỹ” điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử khác để thực hiện các giao dịch nhỏ, tất cả trừ việc giao dịch bằng tiền mặt. Theo kế hoạch, người sử dụng được cho là có thể sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác để thực hiện các giao dịch thậm chí rất nhỏ, tất cả trừ việc thực hiện bằng tiền mặt.
Quả thực, trên toàn thế giới, các kế hoạch tương tự đang được tiến hành. Đồng thời, việc gắn chíp lên người đã và đang được công khai thúc đẩy trong nhiều năm, với mục tiêu cuối cùng mỗi người "được gắn chíp" và có thể sử dụng các thiết bị như ID, thẻ tín dụng, và nhiều hơn nữa. Vào năm 2012, chính phủ Hoa Kỳ công khai tuyên bố kế hoạch bắt đầu gắn chíp lên quân đội, được cho là vì mục đích "y tế". Các tù nhân cũng thường được coi là "thị trường" tiềm năng. (target "market")
Tất nhiên, với các Kitô hữu và những ai yêu mến Kinh Thánh sẽ cảnh báo về những lời tiên tri của Sách Khải Huyền. Chương 13 Sách Khải Huyền đã mô tả một chế độ siêu độc tài thống trị thế giới vào thời kỳ tận cùng của thời gian dưới sự lãnh đạo của tên phản Ki-tô. Với hệ thống định danh trên toàn cầu, tên Phản Ki-tô sẽ kiểm soát mọi giao dịch mua bán và toàn bộ nền kinh tế. Thời đại của hắn sẽ vô cùng ngắn ngủi trước thời điểm Chúa Jesus tái lâm nhưng tai họa mà hắn gieo rắc trên loài người là không gì sánh được.
[KHẢI HUYỀN CHƯƠNG 13 : 16 - 18]Nó bắt mọi người: kẻ bé và người lớn, giàu và nghèo, tự do và nô lệ, ai ai cũng phải xin thích tự nơi tay hữu hay trên trán họ, khiến không ai có thể mua bán mà lại không thích tự tên Mãnh thú, hay mã số tên nó. Tinh khôn là ở đây! Ai có trí, hãy tính xem mã số của Mãnh thú. Vì đó là mật mã của một người, và mã số đó là 666.
Nếu trong tương lai gần, các bạn bị bắt buộc gắn chíp lên người để có thể tham gia vào các giao dịch kinh tế các bạn lựa chọn như thế nào? Khải huyền chương 14 : 9 đã nói rất rõ hình phạt cho những ai thờ lạy Mãnh Thú và nhận dấu của Mãnh Thú: "Phàm ai thờ lạy Mãnh thú và tượng của nó, cùng chịu thích tự trên trán hay nơi tay mình, thì sẽ phải uống rượu lôi đình của Thiên Chúa không pha, rót đầy chén thịnh nộ của Người. Nó sẽ bị hành hình trong lửa diêm sinh, trước mặt các thánh Thiên thần và trước mặt Chiên Con." Sự lựa chọn là ở các bạn!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất