Chúng ta “đọc” được gì ở những người có gu thẩm mỹ kém?
Trong các vấn đề liên quan đến thiết kế và trang trí thì điều cấm kỵ chính là chê bai ai đó có gu thẩm mỹ kém. Bởi gu thẩm mỹ là chuyện của cá nhân. Chẳng ai có thể đưa ra một tiêu chuẩn chính xác nào để đánh giá đâu là “có gu” hay “kém sang”.
Nhưng nói thì nói thế chứ trên thực tế, chúng ta bắt gặp không ít cách ăn mặc, lối bài trí “thái quá” tới mức đôi mắt chúng ta từ chối nhìn tiếp. Liệu có cơ chế tâm lý nào ẩn đằng sau những gu thẩm mỹ như vậy không? Liệu chúng ta có thể “đọc” được gì từ người sở hữu thị hiếu mà chúng ta ngầm đánh giá là kém sang?
<i>Nguồn ảnh: Faculty of Arts - The University of Melbourne</i>
Nguồn ảnh: Faculty of Arts - The University of Melbourne
Để trả lời hai câu hỏi này, chúng ta cần xem xét lý thuyết đền bù trong nghệ thuật. Tất cả chúng ta đều có phần mất cân bằng trong nội tâm nên thường bị thu hút bởi những phong cách nghệ thuật giúp bù đắp hoặc “sửa chữa” những phần chúng ta còn thiếu.
Điều này giải thích tại sao những người mang trong mình sự hỗn loạn, vô kỷ luật thường bị thu hút bởi các món nội thất thanh bình, tối giản. Tương tự, những người hay tiếp xúc và bị áp bức bởi nhịp sống nhanh vội của xã hội hiện đại thường bị thu hút bởi phong cách mộc mạc, tự nhiên.
Điều khiến một người mang gu thẩm mỹ kém đến mức thái quá là do họ bị mất cân bằng rất lớn và đang nỗ lực tìm cách bù đắp, cũng theo chiều hướng gay gắt hơn.
<i>Nguồn ảnh: Kogo Gallery</i>
Nguồn ảnh: Kogo Gallery
Những người từng trải qua cảnh nghèo đói tột cùng, nếu có cơ hội, sẽ thích mang phong cách lòe loẹt, lấp lánh ánh vàng. Những người có cuộc sống quá khắc nghiệt thì hay ưa chuộng các món đồ chơi nhồi bông khổng lồ, có màu sắc rực rỡ hoặc là những món trang sức ủy mị.
Gu thẩm mỹ kém có thể làm đau đôi mắt chúng ta nhưng một khi đã hiểu nguồn gốc của nó thì phản ứng phù hợp nên là cảm thông.
Cái “kém” trong gu thẩm mỹ không nằm ở con người mà là những khó khăn họ từng trải qua và giờ đây họ đang tìm cách bù đắp thông qua lối ăn mặc hay cách bài trí của mình. Chúng ta có chế nhạo hay mở khóa học rèn con mắt thẩm mỹ cũng không có ích gì bởi vấn đề không phải là do họ thiếu thông tin. Gu thẩm mỹ của họ đến từ một chấn thương được tạo ra bởi một thế giới nội tâm bị phá vỡ và mất cân bằng nghiêm trọng.
Vì vậy, giải pháp để không còn cái gọi là gu thẩm mỹ kém, theo nghĩa rộng, sẽ nằm ở chính trị nhiều hơn. Một người sẽ có gu thẩm mỹ tốt nếu cảm thấy được đánh giá cao, được tôn trọng đúng giá trị của mình, được sống đủ đầy, được đối xử tử tế và khoan dung.
Lược dịch thông tin từ The School Of Life.
.Ngưn.