Vài thứ hay ho (1)
Chỉ là vài thứ nho nhỏ hay hay, mình muốn ghi lại và chia sẻ với các Nhện :)

1. Tuần trước mình có đi hội thảo và tiện gặp lại hàn huyên với mấy người bạn cũ từ thời còn làm nghiên cứu sinh. Có bà chị người Hy Lạp ngồi tỷ tê hết chuyện lạm phát giá cả leo thang đến phải nhanh chóng mua gấp nhà ngay không lãi suất cho vay chính phủ nó lại nhảy vọt thì bỏ mie. Được một hồi, bả quay ra hỏi mình thế dạo này ra sao, công việc thế nào, rồi thì có còn đi Toastmasters hay không. Mình mới bảo mình vẫn đi, đợt tháng 3 cũng có thi nói, nhưng lại fail rồi. Nhớ lại cái vụ ấy tự dưng thấy buồn buồn, vì bản thân đã đặt khá nhiều kỳ vọng vào bài nói ấy, và mình tin nếu giám khảo khách quan hơn thì mình phải thắng, nhưng …
Anw, bả mới tủm tỉm cười, và bảo mình thực ra FAIL là một cụm viết tắt đấy, mình có đoán được là gì không? Ngẩn người 1 lúc mình bảo mình chịu, thế là bả mới nói: “FAIL thực ra là viết tắt của Fantastic Attempt In Learning”.
Nghe cái tự dưng tâm trạng thấy đỡ hẳn!
Tự hứa từ giờ nhất định mỗi lần fail sẽ phải nhắc bản thân vụ này, để có tâm trạng mà nhìn lại và học hỏi từ chính mỗi cái Fantastic Attempt In Learning quý giá ấy của cuộc đời.
***
2. Hôm thứ 7 rồi ở buổi sinh hoạt định kỳ của 1 clb public speaking khác, mình có nói về cái nghịch lý khá khó hiểu: đôi khi chúng ta đối xử cực tốt, cực nice với người lạ nhưng lại đối xử chẳng ra gì với người thân bạn bè. Cái này thực ra đã làm mình lăn tăn từ khá lâu rồi, nhưng vẫn chưa tìm được ra lời giải thích nào thỏa đáng một chút (ngoài lề: chẳng hiểu sao mình bị cái tật tin rằng bất cứ cái gì, dù kì lạ khó hiểu đến đâu đi chăng nữa, nếu nghĩ kỹ, chúng ta cũng sẽ tìm ra ít nhất một lời giải thích hợp lý cho nó. Nhiều lúc đau đầu phết với nó).
Chỉ đến khi mình đọc được cuốn "Debt – The first 5000 years" của David Graeber gần đây, thì mình mới tìm được lời giải thích thỏa đáng. Thực ra cái này trông thế mà lại có hẳn yếu tố lịch sử di truyền của nó đấy nhé. Đó là ngày xưa, khi xã hội chưa được hình thành và khuôn khổ như bây giờ, thì thực ra mỗi một trường hợp gặp người lạ là một lần có thể coi như đối mặt sinh tử của bạn. Vì ngày ấy, chỉ có 2 tình huống: hoặc người lạ ấy sẽ thích bạn và kết giao, hoặc nếu không rất có thể hắn/ả đó sẽ tìm cách tiêu diệt bạn ngay lập tức. Chính cái sự rõ ràng/đẩy lên thái cực này, trớ trêu, lại thu hẹp những lựa chọn hành động của một người, để hoặc là bạn phải xử tên người lạ ấy trước, hoặc là bạn phải đối xử cực kỳ tốt, thậm chí tốt hơn với người thân trong gia đình hay những người bạn quen biết, với hy vọng kẻ lạ kia cũng sẽ làm tương tự như thế với bạn.
Anw, cái thông điệp chính của bài nói của mình là việc, khi ta nghĩ kỹ về cái nghịch lý này, mình tin nó có thể khiến một người nhìn lại thái độ của bản thân, cách mình đối xử với những người thân bạn bè xung quanh. Với chính trường hợp của mình, nhiều khi việc gọi về cho bố mẹ thường xuyên lại trở thành thứ mình không còn coi trọng, đôi khi còn lướt cả Facebook khi đang gọi, rồi đôi lúc lại dễ dàng cảm thấy bực bội, phiền nhiễu với những câu hỏi của mẹ về chỗ này chỗ nọ. Khi nhìn lại và thấy điều ấy, bản thân thực sự cảm thấy khá thất vọng. Vậy nên, thứ mình đang cố áp dụng là dừng lại hoàn toàn mọi hoạt động và chuẩn bị một chút trước mỗi lần gọi về, và mình cảm thấy điều này giúp ích rất nhiều nên muốn chia sẻ với mọi người.
Nhưng điểm đặc biệt nhất là sau bài nói của mình, ông David bạn mình mà mình có nhắc đến trong bài viết trước, tự dưng đứng lên khen lấy khen để bài nói của mình, xong bảo có một thứ ông cũng muốn chia sẻ mà bài nói của mình khiến ông nhớ đến, đó là:
WE NEVER DARE TO TALK TO PEOPLE THE WAY WE TALK TO OURSELVES Dịch: CHÚNG TA SẼ CHẲNG BAO GIỜ DÁM NÓI VỚI NGƯỜI KHÁC THEO CÁCH MÀ TA THƯỜNG NÓI VỚI CHÍNH BẢN THÂN MÌNH

Câu này chẳng hiểu sao khiến mình ấn tượng mãi.
Có lẽ từ giờ sẽ phải cẩn thận hơn nữa với những lời mình tự nói với bản thân, hay thậm chí chỉ là nghĩ trong đầu thôi.
***
3. Mình đã đôi lần đề cập đến cái tỷ lệ gần 50% số cặp kết hôn sẽ dẫn đến ly dị. Thực sự con số ấy rất sốc và nghe tiêu cực thấy ớn.
Nhưng gần đây khi đọc “30 lessons for living”, mình được biết một số liệu thống kê nữa cực kỳ, phải nói là cực kỳ thú vị. Đó là: có đến 75% số người ly dị sẽ tái hôn. Tức là ngay cả những người đã chịu đựng quá nhiều đau khổ trong hôn nhân đến nỗi phải đi đến quyết định đường ai nấy đi ấy cũng vẫn không mất đi niềm tin vào hôn nhân.
Cái thông số này, có lẽ đủ để có đến 10 giây mỉm cười, add thêm vào cho đủ cái 5 phút hạnh phúc vui vẻ mỗi ngày như cặp đôi "anh Gu chị Mi Jeong" của My liberation notes.
Nhân tiện, một chiếc MV OST khá tâm đắc của MLN, chúc mọi người một tuần làm việc thật hiệu quả nhé :)

Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Amanda1206
Gần đây e cũng hay khó chịu với gia đình vì những điều nhỏ nhặt nên e cũng đang rất suy nghĩ về vấn đề này, tự cho m một vài lý do, và nay lại thấy một lý giải rất hay và em thấy hợp lý nhất, cũng như biết đến hai câu nói rất hay, cảm ơn anh ạ
.

- Báo cáo
Nguyễn thành
Em xin pheps bổ sung thêm một ý tiêu cực trong ý tích cực 15s của anh ạ. Đó là cứ 4 cặp tái hôn thì có 3 cặp sẽ lại li hôn sau 2 năm.🥲
- Báo cáo

Nga Levi

Chúc anh tuần mới vui vẻ nha :D
- Báo cáo

Andy Luong

Thanks Nga. You too em
tối về sẽ email em, mai check nhá 


- Báo cáo

Cuong ND
cảm ơn anh vì chia sẻ bổ ích và tích cực đầu tuần 

- Báo cáo

Andy Luong

You're welcome em 

- Báo cáo

Maximute
[Đã xóa]

Myhangu
Ý tác giả thì chị không biết, nhưng chị đọc cmt của em cũng muốn lanh chanh :))) Vì chị cũng là một người rất dễ tính và thân thiện với người ngoài (do nhiều người nhận xét nha chị không tự nhận :)) ), nhưng lại rất hay cau có khó tính khó chịu với người thân.
Em đang suy nghĩ với người lạ thì cố ý tứ cẩn thận, với người thân thì có thể dễ dàng thoải mái "láo toét", để xả cảm xúc cá nhân. Thì, em có thể nghĩ lại theo hướng là, cách mình "xả" như vậy có thật sự tốt không? Tốt cho cảm xúc cá nhân em (tại thời điểm đó) nhưng có tốt cho người thân không, hay có khiến mọi người hiểu sai về tình cảm và suy nghĩ của em không. Đúng là gia đình hay những người thương yêu mình, sẽ thường chấp nhận mình dù mình xấu tính như thế nào. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta được tự do thoải mái xấu tính và vô tư làm họ buồn đúng không? ^^ Đã cố gắng cẩn thận với người ngoài rồi, thì gia đình hay người thân quen, là những người quan trọng với mình, càng nên cẩn thận chứ ^^
Nhưng đó là suy nghĩ của chị. Còn em thì khác cũng nên. ở từng thời điểm, khi em xác định rõ tầm quan trọng của ai để ưu tiên (gia đình hay ai đó), và xác định rõ sự tác động của hành động của mình (lời nói hay thái độ của mình có làm tổn thương hay phiền lòng họ?), thì em sẽ khít khao và nghiêm túc hơn trong thực hành. Mình có thể hiểu là nghiêm khắc và kỷ luật hơn, chứ không hẳn là gò ép. Rõ là lỡ thôi, chứ chính mình cũng không muốn mình như vậy với người nhà mà đúng không?
Thực ra chị nghĩ, mọi hành động thường là do suy nghĩ mà ra, nên khi mình cẩn thận trong từng suy nghĩ, thì sẽ biểu hiện ra hành động. Nên chị nghĩ chúng ta nên xây dựng và nắn chỉnh suy nghĩ, tư tưởng cốt lõi từ bên trong trước. Xây dựng sao mà em thấy em đối xử với mọi người theo hướng phù hợp nhất với mong muốn và suy nghĩ của em có thể là được. Chúc em vui. :D
Tiện tay nên bình luận rông dài không biết sắp xếp ý như thế nào cả. Soạn đến đây mới nhận ra tự dưng xưng chị như thật. Xin lỗi nếu chị nhầm ngôi =)))
- Báo cáo

Andy Luong

Thanks Mon trả lời hộ anh nhá :D
Thích cái ý: "Thực ra chị nghĩ, mọi hành động thường là do suy nghĩ mà ra, nên khi mình cẩn thận trong từng suy nghĩ, thì sẽ biểu hiện ra hành động. Nên chị nghĩ chúng ta nên xây dựng và nắn chỉnh suy nghĩ, tư tưởng cốt lõi từ bên trong trước. Xây dựng sao mà em thấy em đối xử với mọi người theo hướng phù hợp nhất với mong muốn và suy nghĩ của em có thể là được" của em thế :D
- Báo cáo

Andy Luong

Hi em, sr mấy hôm a bận quá nên giờ mới trả lời được nhé.
Thực ra anh cực kỳ tán thành cái suy nghĩ bộc lộ con người thật, cảm xúc thật của mình ra mà em nói ấy, vì anh nghĩ nó rất quan trọng mà. Chỉ là mình cần học cách để bộc lộ thôi.
Còn đoạn "phải cẩn thận hơn nữa với những lời mình tự nói với bản thân, hay thậm chí chỉ là nghĩ trong đầu thôi" em hiểu hơi sai ý một chút rồi. Vì từ cái câu mà ông David nói, tức là ở đây ý chỉ sự trì triết tiêu cực mà mỗi người thực ra lại cực kỳ hay áp đặt lên chính bản thân mình ấy. Vậy nên ý của anh phải cẩn thận hơn tức là cẩn thận hơn trong việc phán xét chính mình cơ, và anh nghĩ cái này cũng cần phải để tâm một chút.
- Báo cáo