Phụ trách ảnh: Phạm Google
Phụ trách ảnh: Phạm Google
Con người cực kỳ khôn ngoan nhưng cũng cực kỳ ngu xuẩn. Nó khôn ngoan đến cái mức độ là nó còn tạo ra được trí thông minh nhân tạo (AI), nhưng nó cũng ngu xuẩn ở chính chỗ nó làm ra cái đấy. Mà nó vẫn thích làm ra những cái đấy cơ ... - Bác Trịnh Lữ, số Have a sip mới nhất
Đọc bài của Husky trước tại:
Một điểm mình thấy khá hay, và muốn copy lại từ bài viết của Husky, đó là:
Người chê cười bạn thất nghiệp hôm nay, vài tuần sau cũng có thể rơi vào cảnh giống bạn
Đúng như Husky viết, mọi người chắc đều sẽ phải làm quen với một thứ bình thường mới, đó là bạn có thể bị thay thế bởi AI và mất việc bất cứ lúc nào mà thôi.
Tuy nhiên, ở trường hợp của mình, điều mà mình không ngờ là vấn đề này, dù mình đã khá là bình thản đối mặt với nó, thì lại không thể được hiểu bởi bố mẹ. Cả Tết vừa rồi, đi đâu mẹ mình cũng chỉ nhắc đi nhắc lại một câu: “Chỉ mong sao cho nó ổn định”. Và thực ra mình vẫn chưa nghĩ được cách nào để mẹ hiểu, giờ chữ “ổn định” đã chẳng còn ổn định nữa rồi.
...
Anw, ý mình là, có lẽ càng có tuổi, người ta sẽ càng khó chấp nhận thực tế này hơn. Điều này chắc cũng tương tự như quan điểm chính trị, khi những nhà nghiên cứu như Jonathan Haidt đã chỉ ra rằng có một số lượng không nhỏ những người theo chủ nghĩa tự do (liberalism) đã chuyển sang theo đảng bảo thủ từ tuổi trung niên. 2 nguyên nhân chính được nêu ra là: (1) khi lớn tuổi chúng ta sẽ khó thay đổi hơn, vậy nên chúng ta sẽ thích hợp với những đường lối chính của đảng bảo thủ - gìn giữ những thứ cũ, hơn là tự do tân tiến; và (2) chúng ta có nhiều trách nhiệm hơn (với gia đình), nhiều cái để mất hơn, vậy nên tư tưởng cũng tự nhiên mà bảo thủ hơn.
Hình như lại hơi lan man rồi :|
Quay lại với vấn đề chính, thực ra việc AI thay thế con người không phải là điều quá mới mẻ. Những hội thảo kinh tế học lớn (như hội thảo của Royal Economic Society ở UK, hay hội thảo của American Economic Association (AEA) ở Mỹ, đã có panel discussion về chủ đề này từ 3 năm trước khi mình tham dự.
Và có vẻ các nhà kinh tế có một sự đồng thuận rằng khi vấn đề này trở nên nghiêm trọng (đo bằng chỉ số thất nghiệp), thì bắt buộc chính phủ sẽ phải sử dụng đến Universal Basic Income, để đảm bảo điều kiện sống cho người dân. Mình khá bất ngờ khi vấn đề này thậm chí còn được tán thành nhiều hơn ở Mỹ, nước mà chủ nghĩa cá nhân thống trị, và thuế má hay những bổ trợ xã hội không được coi trọng (bằng các nước châu Âu).
Vì chỉ khi được đảm bảo về cuộc sống (dù thất nghiệp), thì mới không loạn. Và khi đó thì mọi người mới có điều kiện để thực sự khám phá cơ hội từ thất nghiệp, qua sáng tạo, qua việc dành nhiều thời gian hơn cho các vấn đề lớn của thế giới như biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế ở Việt Nam, với chế độ hiện thời thì mình không có mấy tin tưởng rằng UBI sẽ sớm được sử dụng trong 10 20 năm tới (ngay cả khi các nước phát triển có bắt đầu áp dụng và thành công trước đó).
Vậy nên nếu nhìn nhận vấn đề này theo xã hội học, mình nghĩ điều đầu tiên sẽ xảy ra là tỷ lệ sinh giảm sâu hơn nữa trong 5 10 năm tới. Và chỉ khi người ta cảm thấy tin tưởng hơn vào các điều kiện sinh sống, ăn ở, thì tỷ lệ sinh mới tăng lại mà thôi.
Phụ trách ảnh: Phạm Google
Phụ trách ảnh: Phạm Google
Đó là nhìn nhận mọi thứ một cách vĩ mô toàn diện.
Còn về vi mô, tất nhiên, mọi thứ vẫn luôn phức tạp hơn những thứ có thể tóm gọn trong một bài viết. Ví dụ, Husky chưa nói, nhưng có một vài ngành nghề đang thực sự thu lợi và nở rộ vì AI. Điển hình nhất có thể kể đến là kiểm soát an toàn an ninh mạng. Các tập đoàn và công ty lớn vẫn đang miệt mài tuyển dụng đội ngũ bảo vệ dữ liệu của họ từ bên trong.
Thêm vào đó, bật mí một chút là trong dự án nghiên cứu kinh tế mới đây mình làm (theo dạng freelancer cho Microsoft) về Agentic AI (dạng AI có thể tự ra quyết định trong doanh nghiệp), thì nhu cầu về nhân viên kiểm định chất lượng quyết định của AI, cũng như tìm ra những biện pháp đối phó nếu AI sai sót cũng là rất cao. Vậy nên những người có tư duy hệ thống, chiến lược chắc chắn sẽ có đất dụng võ trong tương lai gần.
Kết
Túm lại, chúng ta đang sống trong một giai đoạn chuyển giao, và tương lai có vẻ chưa bao giờ bất định như bây giờ.
Vậy nên mình lại tắt laptop và đọc Khắc Kỷ vậy ha!