Xin chào, cả thế giới.
Tôi là Callum Hudson-Odoi.
Và tôi sẽ nói thật lòng nhé. Giờ đây, tôi đang buồn thối ruột. Chắc mọi người đã nghe tin rồi, tôi đã bị thương ở gân gót chân mấy tuần trước tại Bridge. Thế là hết mùa từ sớm. Mọi thứ bị huỷ hoại luôn. Nhưng mà đừng có lo! Tôi sẽ trở lại, mạnh hơn bao giờ hết. Tôi hứa với bạn đấy. Tôi sẽ trở lại sớm thôi!
Giờ thì tôi đang có nhiều thời gian rảnh, và chỉ có thể ngồi chỗ nọ chỗ kia rồi suy nghĩ. Thế nên, khi không ra sân được nữa, tôi nghĩ tôi sẽ kể mọi người nghe một chút về câu chuyện của tôi.
Bắt đầu thế nào nhỉ?
Bạn bè gọi tôi là Cal.
Vị kem tôi thích nhất là vani.
Bộ phim tôi thích nhất là The Intent, cả phần 1 và phần 2. K
Khi tôi còn bé, thứ khiến tôi sợ nhất là con búp bê Chucky trong mấy phim kinh dị.
Tôi thích nghĩ về bản thân như là một người thực tế. Tôi thích sự thoải mái vô lo. Tôi yêu gia đình và bạn bè mình, và tôi có niềm đam mê lớn với bóng đá.
À, có lần nọ, tôi từng chạy té khói vì tưởng con công kia định đuổi tôi.
Để tôi giải thích nhé. Khi tôi còn bé, tôi được trao học bổng tại một trường tên là Whitgift, ở Croydon, phía Nam London. Whitgift không phải là một ngôi trường phổ thông. Ngay từ giây phút bạn bước qua cổng trường, bạn cảm giác như đến với thế giới khác vậy. Vào ngày đầu tiên ở đó, tôi nhớ là mình đã thấy cái sân bóng to oành và bố lái xe đưa tôi đi ngang qua nó. Nhưng cái sân bóng không trông giống như mấy cái sân bóng trong trường học khác đâu nhé. Nó trông giống mấy cái sân ta thường thấy trên TV cơ, xịn và mịn. Tôi tự nhủ, "Chắc là sẽ khác lạ lắm đây."
Không phải khác lạ theo kiểu của mấy con thú quý hiếm, nhưng vẫn là khác lạ.
Bạn thử tưởng tượng cái vibe Henry VIII ấy. Thư viện lớn, thực sự lớn với những cuốn sách còn lâu đời hơn cả ngôi nhà tôi đang ở hồi đó. Họ còn có cả mê cung. Thực lòng với Chúa, ở đó thực sự có mê cung ấy, và bạn có thể chạy vòng vòng trong đó như Harry Potter hoặc tương tự ấy. Các bạn học trường khác của tôi sẽ trêu tôi về vụ đấy. "Cal's đi Hogwarts học rồi," kiểu thế. Nhưng thực tình, tôi nói gì được chứ? Trường của tôi còn có chuột túi wallaby và hồng hạc đi loanh quanh trong khuôn viên cơ.
Bọn nó cứ tản bộ thế thôi.
Và rồi con công này nữa. Đấy là lần đầu tôi thấy nó.
Mấy ông bà ơi.
Thế này nhé, tôi là một thằng nhóc đến từ Nam London, tôi không biết con công trông như thế nào trừ lúc nó ở trên sách truyện. Thế là tôi dã ở đó, một thằng nhóc đang tìm đường, và tôi thấy con chim kia đang nhìn tôi.
Nó săm soi tôi. Con chim ấy nó nhìn vào mặt tôi chằm chằm, như kiểu muốn moi cả số bưu chính của tôi ra vậy.
Tôi thì kiểu, Ủa? Cái gì dzậy?
Và rồi nó dần bước đến tôi. Thận trọng.
Thế là tôi lại, "Whoa, chú mày định làm gì thế?"
Tôi cố thoái lui. Rõ là bạn không thể láo nháo với một con chim rồi.
Rồi nó phi về phía tôi! Ức nó phập phồng như kiểu nó định đu lên người tôi ấy.
Và tôi cũng không nói dối được, tôi đã chạy té khói. Không chỉ lần đó. Gần như hôm nào tới trường tôi cũng phải chạy trốn con công ấy.
Sam Robles/The Players' Tribune
Sam Robles/The Players' Tribune
Yo! Callum Hudson-Odoi, cầu thủ ĐTQG Anh, sợ công. Thật là cái cuộc đời.
Tôi đến được Whitgift nhờ vào tấm hộ chiếu là bóng đá, và chính bóng đá cũng đưa tôi vòng quanh thế giới nữa. Bóng đá thế giới của tôi. Kể Từ Ngày Đầu Tiên. Chính là vậy. Vào ngày tôi ra đời, chú Sonny đến bệnh viện và cho tôi một quả bóng đá. Rồi chú nói với tôi, "Ngày nào đó, bóng đá sẽ là cuộc sống của cháu, mong là vậy."
Không áp lực gì đâu nhé.
Bố tôi, Bismark (Bố đừng cáu vì con gọi tên bố như thế này nhé), là một tiền vệ chơi cho một đội ở Ghana, tên là Hearts of Oak (những trái tim của cây sồi/ làm bằng gỗ sồi). Trong nhiều năm bố đã làm tất cả những gì có thể để giúp tôi chơi bóng, từ việc xin về sớm để đón tôi từ trường rồi đưa tôi đi tập. Bố xem mọi trận tôi đã chơi. Đôi khi, nếu quay phim được, bố sẽ xem lại hai đến ba lần để hai bố con có thể xem xét xem tôi nên làm gì để cải thiện hơn nữa. Thực tế, bố còn có một kiểu huýt sáo cực đặc biệt để khiến tôi chú ý mỗi trận tôi đá ở giải trẻ - mỗi khi nghe thấy tiếng đó tôi hiểu là bố đang cố cho tôi vài lời khuyên.
Mẹ tôi, Jenny, cũng góp phần. Bà sẽ làm mấy phần bữa trưa và bữa tối đặc biệt - không phải là mấy món cho có như sandwich đâu nhé. Ta đang nói về cơm jollof, khoai lang nghiền, cơm với canh, chuối mễ với gà nướng barbecue - mấy món giúp tôi không bị đói sau khi chơi bóng ấy.
Ký ức xa xưa nhất tôi nhớ được là khi tôi chơi bóng quây ở nhà với bố và anh trai tôi, Bradley. Bóng quây khác với thứ bóng đá bạn chơi trên mặt sân đẹp đẽ ở Whitgift hay trên TV. Bầu không khí căng thẳng hơn nhiều. Hàng rào quây có nghĩa là không có góc hay ném biên, nên là bạn cứ chơi miết. Một khi bạn chơi dưới ánh đèn sân bóng quây thì việc chơi dưới ánh đèn ở Ngoại hạng Anh không còn đáng sợ nữa.
Đùa đấy. Ngoại hạng Anh vẫn khó vãi chứ. Nhưng nếu bạn chơi bóng quây mà lớn lên, bạn sẽ hiểu rằng việc xỏ háng quan trọng không kém gì việc ghi bàn. Đó là bóng đá thuần tuý. Chúng tôi chơi trong một công viên ở gần một chỗ gọi là Cavendish. Đấy là một sân bóng với 2 cầu môn rộng và thấp cho lứa nhỏ tuổi, và đèn công suất lớn ở quanh sân, để mọi người có thể chơi khi trời đã tối, chơi quanh năm được. Bạn có biết mấy sân cỏ nhân tạo, mà đá xong đến mấy ngày cát vẫn dính trong giày không? Đấy, đấy là sân bóng của tôi.
Mọi người trong vùng gọi đó là "Công viên Cá sấu" vì hai nguyên do.
1. Trong đó có một cái bể đề chèo thuyền với mấy con cá sấu nhựa bên trong. Hè đến có cả đống trẻ con đến đấy chơi.
2. Thực sự có mấy đứa thú vật chơi bóng ở đó luôn. Khi đến Công viên Cá sấu, sẽ có rất nhiều cầu thủ liên tục ra vào sân bóng vì họ thích bầu không khí mà cái rào quây mạng lại và cách mà nó khiến cuộc đấu trở nên đặc biệt. Lúc đó tôi 6 hay 7 tuổi gì đó, chơi dưới ánh đèn công suất lớn vào một tối thứ Hai, và trong lòng nghĩ Oh, Chúa ơi, con đang ở Wembley.
Công viên Cá sấu là nơi tôi học chơi bóng kiểu người-lớn.
Tôi sẽ ra đó từ 4h chiều, sau khi tan học, cho đến khi tối trời và bố mẹ gọi tôi về ăn cơm. Đấy là nơi tôi học hết các kỹ năng của mình: cách dẫn bóng qua người khi một-đối-một; cách chuyền cú quyết định để đồng đội ghi bàn; và cách đóng một cú 27m ngay sau khi bóng nảy đến chân. Cái rào quây không cho bạn thời gian để chạm bóng thêm lần nữa. Khi bạn chơi với đám săn mồi, không bơi vội là chìm ngay.
Có lần nọ, chắc là khi tôi 8 tuổi, tôi đến đó vào một tối thứ Tư với bố, sau khi đi học về. Thứ Tư là hôm diễn ra Champions League, nên hẳn bạn biết là trong đầu tôi sẽ phát đi phát lại đoạn nhạc của giải... THIS IS THE CHAAAAAMP-EE-ONSSSSSSS... cứ ong ong trong đầu vậy! Tôi muốn được bước vào sân và thể hiện mình. Mỗi khi tôi vào trong rào quây, trên sân toàn các cầu thủ lớn hơn. Lúc đó, khi bạn còn nhỏ và muốn quậy sân bóng, bạn phải chứng tỏ mình. Và mấy đứa lớn hơn, chúng không biết tôi định làm gì.
Vì vậy nên khi người ta chọn đội, tôi bị bỏ lại.
Tôi nhớ là mình đã nghĩ, ồ, được thôi. Không muốn chọn tôi á? Ừ thì tôi chờ bên ngoài vậy.
Thế nên tôi đứng ngoài rào quây xem mọi người đá, cố hết sức để không chiếm chỗ mọi người, và chờ đến lượt mình, khi trong đầu vẫn đang phát nhạc Champions League.
Chờ khoảng 10 phút có người bảo tôi, "Được rồi, Callum, vào sân đi. Tôi muốn cậu chơi cho đội tôi." Và tôi có thể thấy sắc mặt mọi người lúc tôi vào sân - lũ lớn hơn rõ ràng đã nghĩ là, Cả nhà ơi, sao mình lại chọn thằng nhóc này? Nó làm gì được?
Nhưng để tôi kể bạn nghe... Lúc tôi có bóng thì sao? Đến GIỜ DIỄN rồi! Giờ-CHO-diễn! Tôi chỉ đi bóng qua tất cả và ghi bàn thôi. Trận cầu đó... đôi khi bạn chỉ cảm nhận được mọi thứ thôi, và không ai tắc bóng được từ chân bạn cả. Đội tôi thắng trận đầu, và rồi ngay sau đó đám lớn tuổi hơn bắt đầu nói, "Không, chẳng công bằng gì cả. Chơi lại đi. Chia đội khác. Tao muốn Callum trước nhé."
Họ gọi tôi là Killer Cal sau trận đó.
Nah, tôi đùa thôi. Chẳng ai gọi tôi thế cả.
Họ gọi tôi là "Calteck" cơ, do anh họ Darren của tôi ấy. Anh ấy đặt biệt danh đó cho tôi khi chúng tôi chơi bóng trong công viên với đám bạn và tôi chuyền dài cho anh ấy. Tôi chuyền bóng bay theo quỹ đạo cong từ giữa sân và ông anh bảo, "Dềề! Chú mày đấy à? Cal dùng cái teck đó"
Thế là tôi dính với cái biệt danh từ đó.
Tôi đã in nó lên giày. Callum dùng kĩ thuật. Cal dùng teck. Calteck. Nó trở thành câu thần chú mỗi khi tôi chơi bóng. Dù đó là trận cầu ở Whitgift, Chung kết Giải trẻ FA, hay là giải U-17 World Cup ở Ấn Độ.
Nhân tiện, giải đó á? Bồ tèo ơi... Ấn Độ mở tiệc nhân dịp đó luôn. Bạn chưa từng thấy thứ bóng đá như thế bao giờ. Kì WC đó có những khán đài cháy vé - cháy vé kiểu chuẩn mực ấy. Tôi đang nói về những sân vận động sức chứa 60,000 người vào xem mấy đứa choai choai sút bóng. Ấn Độ thực sự tuyệt cú mèo. Họ rất yêu bóng đá, và tôi ước là mình có thể ra sân tại đó khi chơi cho đội tuyển quốc gia. Tôi ghi bàn đầu tiên cho tuyển Anh trong trận thắng 4-0 trước Chile trong vòng bản... và đám đông sau đó thì sao?
Woiii... tiếng họ oà lên.
Bạn sẽ nghe thấy tiếng đám đông vỡ oà và không thể nghe được tiếng gì khác. Không gì khác luôn. Người bạn thân nhất của tôi trong chuyến đi đến Ấn Độ là Jonathan Panzo. Chúng tôi cùng xuất thân từ đội trẻ Chelsea, và trong trận cầu cậu ấy sẽ gào thét để hướng dẫn tôi, nhưng tôi chịu không nghe ra nổi.
(Nhân tiện, Panzo là một cầu thủ. Bạn thử để ý cậu ấy nhé. Người đâu vui tính vãi. Chẳng cần nói gì mà mỗi nhướng mày thôi đã làm bạn cười lăn rồi.)
Cảm giác khi chơi bóng ở Ấn Độ rất vô thực: có những tiếng ồn, nhưng cũng có người hâm mộ 0 và SỨC NÓNG. Một khi bạn đã quen với mọi thứ, khi ở trong phòng thay đồ, bạn sẽ có cảm giác là cả đội sẽ giành được bất cứ thứ gì. Tôi có list nhạc này trong điện thoại hồi đó, và nó có mọi thứ giúp tôi lên tinh thần trước mỗi trận đấu- Drake, Roddy Ricch, Yxng Bane, rồi thể loại Afrobeats. Tôi nghe một lúc, để lên tinh thần. Có bài này thuộc thể loại Afrobeats , "Iskaba" của Wande Coal, bạn nghe xong thì sẽ cảm thấy bầu không khí lúc đó chúng tôi cảm thấy ở Ấn Độ. Cả bọn suýt nữa thì nhảy múa trên sân luôn.
Lần duy nhất tôi không nghe bài đó là trước trận chung kết gặp Tây Ban Nha. Lúc đấy nghiêm túc thực sự. Chúng tôi đã từng thua họ, trong trận chung kết U-17 châu Âu, và đội muốn kiếm lại thứ gì đó. Trận chung kết WC đó thực ra kì cục lắm. Thậm chí khi cả đội đang bị dẫn 2-0, vẫn có ngọn lửa này. Cái cảm giác kì cục khi bạn vừa cáu vừa ngạc nhiên vì đang thua, nên phải kéo cả đội và dẫn bóng về nửa sân kia để sửa sai. Giống như khi Sergio Gómez Martín ghi bàn thứ hai cho Tây Ban Nha sau 30 phút, nhưng ngay trước khi hết hiệp 1 Rhian Brewster ghi bàn cho tuyển Anh, và chúng tôi kiểu, Oi, đỡ rồi đó.
Có thể vì đám đông, nhưng hôm đó chúng tôi có nhiều năng lượng hơn Tây Ban Nha. Và khi nhận ra điều đó, chúng tôi chơi theo bài và đánh bại họ.
Tôi sẽ không bao giờ quên hôm đó:
28 tháng 10, 2017
Anh 5 - 2 Tây Ban Nha
TUYỂN ANH VÔ ĐỊCH U-17 WORLD CUP
Jan Kruger/FIFA/Getty Images
Jan Kruger/FIFA/Getty Images
Ngay khi hết trận, tôi vớ lấy điện thoại và gọi về nhà. Gọi cả nhà ấy. Tôi sẽ không ở đó nếu như không được nhiều người giúp đỡ như vậy. Mẹ tôi, bố tôi, anh tôi, Bradley, chị tôi, Anthea, anh họ tôi Delvin, Lokesh, Rocky, Daniel và Darren - tất cả mọi người. Dù cho tôi làm gì trong đời, thì đây là một bài tập nhóm, và tôi phải cảm ơn nhóm đã đưa tôi đến đây - chính là tuyển Anh đội của tôi.
Tôi cũng đã làm điều tương tự khi tôi nhận ra mình được gọi cho tuyển Anh vào tháng Ba. Thực tình, khá là buồn cười ấy. Tôi đang ở Bristol vào cuối tuần đó khi tôi được gọi lên đội U-21 lần đầu. Tôi nhớ là đang check-in khách sạn, lấy một ít đồ ăn, chơi bóng bàn với Ryan Sessegnon, thì BÙM!
HLV đội U-21, Aidy Boothroyd, kéo tôi sang một bên và bảo, "Callum, tôi muốn nói chuyện với cậu."
"Chắc là mình chưa làm gì sai đâu nhỉ? Mình mới tới mà."
Tôi nói thật nhé, tôi nghĩ là mình toi rồi. Chúng tôi đi lên văn phòng của ông ấy và suốt dọc đường tôi chỉ nghĩ, Chắc là mình chưa kịp làm gì sai đâu nhỉ? Mình mới tới mà.
Kiểu, tôi không nghĩ là mọi thứ sẽ như vậy. Tôi có chơi một chút ở NHA và C2, nhưng lúc đó tôi nghĩ là mình sẽ bị mắng vì mặc cái áo không đúng đắn lắm trong khách sạn hoặc tương tự.
Rồi Aidy hỏi tôi, "Tôi có cả tin tốt lẫn tin xấu. Cậu thích cái nào trước?"
Tôi mới bảo, "Em muốn nghe tin xấu và em muốn nghe tin tốt. Chỉ cần bảo em cái nào là cái nào thôi. Em chả quan tâm."
"OK, tin tốt là cậu được gọi lên tuyển."
"Còn tin xấu là đến hè cậu sẽ về đây với chúng tôi."
Việc tôi đá cho U-21 vào mùa hè còn chằng phải tin xấu, nhưng mà cái cách tôi kể với cả nhà về tin tốt kia thì sao? NGHE NHÉ. Đầu tôi kiểu brừm. Lên tuyển. Tuyển Anh luôn.
Tôi nhanh chóng tạm biệt Ryan và một số đồng đội U-21 khác rồi lập tức gọi video về cho gia đình, khi họ đang chuẩn bị để tôi di chuyển từ Bristol đến St. George. Tôi gọi từng người một.
Khi tôi gọi mẹ, mẹ bảo mẹ rất tự hào về tôi.
Chị tôi? Cũng y hệt, toàn là tiếng bả la hét khi cầm máy.
Anh tôi lúc đó đang ở nước ngoài nên tín hiệu hơi tệ. Nhưng khi anh hiểu ra thì anh lập tức phi xuống hồ bơi vì tự hào.
Bố tôi á?
Bố chẳng tin tôi.
Thật ấy. Bố bảo, "Không thể nào. Sao con được chọn? Con vừa đến Bristol mà. Sao con đi từ Bristol đến St. George nhờ HLV được? HLV nào? Aidy Boothroyd?
Buồn cười vãi. Đến khi bố hiểu ra rồi, ông cười toét miệng. Đó chính là lý do tôi chơi bóng. Tôi muốn làm gia đình tôi tự hào. Tất cả mọi người.
Còn về trận đấu?
Tôi vẫn cười khi nghĩ về nó.
Sam Robles/The Players' Tribune
Sam Robles/The Players' Tribune
Tôi, một thằng nhóc từ Nam London, ở Wembley. Tôi ra sân từ băng ghế dự bị trong hiệp 1 trận với Séc, vì vậy nên tôi ngồi nói chuyện với mọi người, tận hưởng bầu không khí. Callum Wilson, Tom Heaton, Jack Butland, James Ward-Prowse và Ross Barkley, chúng tôi đều ngồi đó tận hưởng bầu không khí. Ross được vào sớm, và tôi nghĩ là mấy người kia sẽ lơ tôi, nhưng họ rất thân thiện.
Rồi sau khoảng 60 phút, Steve Holland túm lấy tôi và bảo, "Đi! Đi ra khởi động và ở ngoài đó. Đừng có vào lại đấy."
Trong đầu tôi lập tức hiểu ra.
Tôi đang khởi động và thấy một vài fan Chelsea bảo tôi vẫy tay với họ... và cái NỤ CƯỜI khi đó của tôi chứ lik. Callum Hudson-Odoi, vào sân cho tuyển Anh trong một trận đấu đầy tính cạnh tranh? Còn ở Wembley? Một trận đấu tuyệt vời. Một thời khắc tuyệt vời.
Sau đó tôi cảm ơn Gareth Southgate vì đã cho tôi vào sân. Ông ấy là một người vĩ đại, rất bình thảnh với mọi thứ. Ông ấy thực sự tốt bụng và thực lòng muốn cả đội làm tốt. Ông không bao giờ cao giọng, và không bao giờ chỉ trỏ kiểu "Anh phải làm thế này thế kia," bởi vì ông ấy tin bạn. Ông ấy không muốn bạn phải trở thành thứ bạn không muốn, và bạn không đối xử mọi người khác nhau dựa trên ngoại hình hay xuất thân của họ.
Tôn chỉ của ông ấy là, "Chơi bóng, thể hiện bản thân, vui vẻ trên sân. Đừng nghĩ là các cậu không cần phải gây ấn tượng với ai bởi các cậu đang chơi cho tuyển Anh, chơi như cách thường chơi ấy."
Ông ấy nói chuyện với bạn nữa. Luôn là, "Cậu thấy sao? Có đang tận hưởng chứ? Cậu cần gì không? Cần gì thì bảo tôi."
Ông ấy không cố thành bạn của bạn. Đôi khi ông sẽ kéo bạn qua một bên và bảo bạn là cần cải thiện điều gì, và tôi rất trân trọng điều đó. Nhưng thứ đặc biệt về ông ấy là, khi ông ấy bảo "Cần gì thì bảo tôi," ông ấy thực sự làm vậy. Thực sự ấy.
Việc này thực sự giúp ích rất nhiều sau trận gặp Montenegro. Một vài cầu thủ bị cổ động viên đội bạn ca mấy bài phân biệt chủng tộc. Lộn tùng phèo hết lên, nhưng cuối trận Gareth nói chuyện riêng với chúng tôi, và hỏi "Các cậu ổn không? Các cậu muốn phía ta làm gì không? Tôi, với các thành viên khác, các cậu cần gì từ chúng tôi không? Cần nói chuyện, ngồi xuống và lên tiếng không?"
Và tôi biết ông thực sự muốn làm vậy.
Tôi không muốn nói quá nhiều về điều đó, nhưng những hành động phân biệt chủng tộc mà tôi, Raheem, Danny Roé và một số cầu thủ khác phải chịu đựng là không thể chấp nhận được. Phải nghe mấy câu kiểu, "Mày là con khỉ," hay "Ooh-ah-ah." Mấy cái đó, với tôi thì ... tại sao vậy? Sao phải làm mấy điều xấu xa đó? Sao bạn có thể nói chuyện một cách phân biệt về chủng tộc của ai đó, hay phân biệt đối xử với họ vì họ có màu da khác chứ?
Những hành động phân biệt chủng tộc mà tôi, Raheem, Danny Roé và một số cầu thủ khác phải chịu đựng là không thể chấp nhận được.
Nhưng dù sao thì, mấy câu hát hò đó đã phản tác dụng. Khi họ hát nó trong trận đáu, nó không làm tôi phân tâm, mà thay vào đó khiến tôi có thêm động lực để đánh bại họ và đảm bảo đội sẽ thắng.
Tôi rất tôn trọng Raheem khi mà anh ấy ghi bàn, ăn mừng và post bài trên instagram sau đó. Nhưng dù sao, không nên có cầu thủ nào phải trải qua những phân biệt chủng tộc và cách đối xử mà Raheem phải trải qua. Điều đó là không đúng đắn.
Chúng ta có thể làm ơn tìm cách nào đó để dừng điều đó xảy ra với môn thể thao này, và trong cả cuộc sống không? Mọi người chỉ cần chấm dứt mấy trò phân biệt chủng tộc? Tôi chỉ muốn sống cuộc đời của tôi. TÔi chỉ muốn chơi bóng và làm cho gia đình tôi tự hào.
Đó là tôi.
Tôi là Callum Hudson-Odoi.
Bạn bè gọi tôi là Cal, và anh họ Darren gọi tôi là Calteck.
Tôi học cách chơi bóng nhờ vào mấy đứa nhai người ở Công viên Cá sấu.
Món tôi thích ăn nhất là cơm jollof mẹ nấu. Hoặc là chuối mễ của mẹ. Ăn với gà nướng barbecue ấy.
Tôi là tuyển thủ quốc gia Anh, và một lần nọ, khi còn bé, tôi chạy té khói vì bị con công rượt.
Đừng quá lo về chấn thương của tôi. Tôi sẽ trở lại. Tôi mới bắt đầu sự nghiệp thôi, và tôi không thể chờ thêm cho những bước sau này.
Đến giờ-CHO-diễn rồi.