Đã bao nhiêu lần bạn nhận được lời chào mời mua 1 món hàng với các “ưu đãi” vô cũng hấp dẫn và bạn cảm thấy rất vui vẻ vì bản thân vừa kiếm được một “món hời”? Tuy nhiên, bạn có thực sự được ăn một “bữa trưa miễn phí”, hay bạn đã phải ngầm trả một khoản phí cho “bữa trưa” đó mà không hề hay biết?
(Nguồn ảnh: Internet)
(Nguồn ảnh: Internet)

Các khoản vay lãi suất 0% không hề miễn phí

Các bên cung cấp thường đưa ra các gói vay mua sản phẩm, dịch vụ với lãi suất 0% nhằm kích cầu từ khách hàng. Đối với những khách hàng còn lưỡng lự trong việc “xuống tiền” mua sản phẩm, dịch vụ do chi phí cao, một gói cho vay với lãi suất 0% như một “món hời” khiến họ cảm thấy rằng mình có thể “mua trước, trả sau” mà không mất một đồng lãi nào. Nhưng trên thực tế, các gói cho vay ưu đãi này có thực sự miễn phí?
Đầu năm nay, mình đăng kí một gói tập 12 tháng tại 1 cơ sở thể hình lớn ở Hà Nội. Mức giá mình được báo cho gói tập này là 15 triệu đồng. Mình có đôi chút lưỡng lự trong việc quyết định mua gói tập này bởi mức giá của nó khá cao để mình có thể “trả liền một cục” tại thời điểm đó. Nhận thấy sự do dự của mình, nhân viên tư vấn “hỗ trợ” mình bằng cách đưa ra 2 sự lựa chọn:
1.       Nếu mình thanh toán ngay lập tức toàn bộ chi phí gói tập vào thời điểm đó, mình sẽ được chiết khấu 10% trên giá trị gói tập (khi đó giá trị gói tập còn 13.5 triệu đồng)
2.       Trung tâm thể hình sẽ cung cấp gói vay "lãi suất 0%": cho phép mình tập không cần trả phí trong suốt thời hạn của thẻ tập và thanh toán toàn bộ giá gói tập (15 triệu đồng) khi thẻ hết hạn.
(Nguồn ảnh: Internet)
(Nguồn ảnh: Internet)
Nghe chừng lựa chọn 2 có vẻ rất “ưu đãi” với các khách hàng có nguồn lực tài chính hạn chế. Tuy nhiên, một vài phép toán cho thấy lãi suất bạn cần phải trả trên thực tế cao hơn rất nhiều con số 0%.
Đối với lựa chọn số 2, ta có thể “translate” theo nghĩa sau: Trung tâm thể hình cho bạn vay 13tr500 đồng (số tiền bạn cần phải trả ngay nếu lựa chọn lựa chọn số 1) và bạn cần phải hoàn trả cho trung tâm thể hình 15 triệu đồng sau 12 tháng. Vậy trên thực tế, lãi suất bạn đã phải trả trong trường hợp này là:
Đây là mức lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay của ngân hàng hiện nay (từ 6% - 9%).

Lãi suất 1%/tháng không đồng nghĩa với lãi suất 12%/năm

Bạn vừa lên năm nhất Đại học và muốn mua 1 chiếc máy tính xách tay để phục vụ việc học. 1 chiếc máy tính có giá 15 triệu đồng và bạn chưa đủ tiền để thanh toán ngay lập tức, vì vậy bạn có ý định vay ngân hàng với lãi suất 12.4%/năm để chi trả cho chiếc máy tính.
(Nguồn ảnh: Internet)
(Nguồn ảnh: Internet)
Trong lúc đó, một người bạn của bạn đã đề nghị cho bạn vay với lãi suất “ưu đãi” hơn ngân hàng, chỉ 12%/năm và tiền lãi được tính lại hàng tháng, mỗi tháng tiền lãi sẽ là 1% so với dư nợ tháng trước đó (12%/12 = 1%). Trên thực tế, lời đề nghị của người bạn đó có thực sự “ưu đãi” hơn không?
Đối với trường hợp 1, bạn đi vay ngân hàng, số tiền bạn cần hoàn trả sau 1 năm sẽ là:
15,000,000 + 12.4% x 15,000,000 = 16,860,000 đồng
Đối với trường hợp 2, bạn đi vay người bạn, số tiền bạn cần hoàn trả sau 1 năm sẽ là:
15,000,000 x (1 + 12%/12)^12 = 16,902,375 đồng
Tại sao đi vay lãi suất 12%/năm lại phải hoàn trả nhiều tiền hơn đi vay với lãi suất 12.4%/năm? Đó là sự khác biệt giữa việc tính lãi suất trên cơ sở hàng năm và trên cơ sở hàng tháng. Ta có bảng tính dư nợ hàng tháng:
Có thể thấy trong cách tính lãi dựa trên cơ sở hàng tháng, bạn phải trả thêm một khoản “lãi trên lãi” hàng tháng, khiến hình thức tính lãi này không hề có lợi cho người đi vay.
Ta có một phép toán nhỏ để “bóc trần” lãi suất thật người bạn cho bạn vay mua máy tính trong trường hợp trên:

Cảnh giác với một số loại phí “nhỏ nhặt”

(Nguồn ảnh: Internet)
(Nguồn ảnh: Internet)
Tiếp tục với ví dụ vay mua máy tính trong phần trên. Sau một số phép tính nhỏ, bạn quyết định vay lãi suất 12.4%/năm tại ngân hàng A thay vì vay người bạn. Trong lúc đó, ngân hàng B lại chào khoản vay lãi suất 10%/năm, người đi vay phải trả thêm phí đi vay là 3% trên khoản vay. Liệu khoản chào vay của ngân hàng B có lợi cho bạn hơn không?
Đối với trường hợp 1, bạn vay ngân hàng A, số tiền bạn cần trả sau 1 năm là:
Đối với trường hợp 2, bạn vay ngân hàng B, số tiền bạn cần trả sau 1 năm là:
Như vậy, lãi suất thực tế của ngân hàng B là :
Vậy khoản phí đi vay 3% nhỏ nhoi có thể đánh lừa bạn, khiến bạn phải đi vay với một lãi suất thực tế cao hơn rất nhiều lãi suất được niêm yết.
Qua đây ta có thể thấy, khi đứng trước 1 "món hời" từ trên trời rơi xuống, ta cần phải hết sức cảnh giác và phải phân biệt rõ lãi suất niêm yết và lãi suất thực hưởng (EAIR - lãi suất thực sự mà bạn phải trả cho 1 "món hời").
Không có bữa ăn trưa nào là miễn phí