Dịch từ bài "The VAR conundrum and questioning human rationality" của
Sam Iyer Sequeira trên Medium.com (click vào tựa đề trên để truy cập link gốc)


VAR là một hiện tượng. Một hiện tượng giống như một giai đoạn chuyển tiếp mà môn thể thao trải qua. Khi mà thế giới xoay quanh công nghệ và công nghệ ngày một phổ biến hơn thì có vài công nghệ được đón chào hơn những công nghệ còn lại. Những tranh cãi diễn ra với VAR giống như tranh cãi về công nghệ của xã hội. Công bằng và cảm xúc. FIFA World Cup thật sự là sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh, 32 đội chiến đấu cho danh hiệu đội bóng hay nhất thế giới. VAR mấy ngày nay trở thành chủ đề “nóng”, bởi chính vì có nhiều quả penalty so với kì World Cup trước, và có nhiều khoảng dừng hơn trong trận đấu.
 
Ở mỗi kì World Cup thì luôn có những dấu hỏi xung quanh các quyết định trọng tài. Hậu vệ Cedric của Bồ Đào Nha có pha chơi bóng bằng tay không cố tình trong vòng cấm và trọng tài người Paraguay, ông Enrique Cáceres chỉ tay vào chấm đá phạt cho Iran. Tuy nhiên, một ngày sau, một tình huống tương tự được lặp lại bởi Marcos Rojo và trọng tài người Thổ Nhĩ Kì Cüneyt Çakır sau khi tham khảo VAR, quyết định không có quả penalty. VAR không giúp đưa ra điều gì cả mà là trọng tài. Hãy nhớ VAR chỉ là công cụ hỗ trợ.
Giống như hệ thống tham chiếu vận động viên được áp dụng vào tennis và nó đã vấp phải tranh cãi. Tuy nhiên, khi mà thời gian trôi qua, thì mọi người dần quên đi bất lợi và dần nhận ra những cái lợi mà nó mang tới tennis. Và đó điều là mọi người cần làm : cho VAR thời gian.

Ý KIẾN ỦNG HỘ VAR : CÔNG BẰNG



Công bằng. Đó là từ mà những người được FIFA ủy quyền dùng để giải thích việc ứng dụng VAR. Vào năm 2009, VAR đã có thể giúp Chelsea trong trận tiếp đón Barcelona ở Champions League. Vào 1986, VAR đã có thế giúp đảo ngược lại tình huống “bàn tay của Chúa” của Diego Maradona. Vào 2014, VAR đã có thể giúp trọng tài sửa sai sau quyết định của trọng tài trước pha ăn vạ trong vòng cấm của Arjen Robben trong 90 phút trước Mexico ở vòng 16 đội. Vào 2018, VAR có thể đảo ngược lại quyết định thổi quả penalty thứ hai cho Spurs trước Liverpool trong những giây phút tử thần trên sân Anfield. Đây là một xu hướng rất rõ ràng. Trận đấu sẽ luôn thay đổi, lỗi của con người sẽ luôn xuất hiện mà lỗi thì luôn mang đến sự bất công.
Đó là những gì mà FIFA đang đấu tranh. Trong vài tình huống chắc chắn thì trọng tài chỉ chú ý và tập trung vào quả bóng, không để ý những thứ đang diễn ra xung quanh đường pitch. Tuy nhiên, VAR cho chúng ta cơ hội- mặc dù lỗi có xảy ra ở đâu thì sẽ luôn bị trừng phạt. Đã có 22 quả penalty được trao ( tính vào thời điểm của bài viết này), cao nhất trong các kì World Cup. Và VAR ngày càng được sử dụng vào mỗi trận đấu, trọng tài sẽ dần dần đưa ra những quyết định chính xác hơn.
Theo một nghiên cứu bởi trường Đại học KU Leuven (Bỉ) sau 1000 trận đấu sử dụng VAR thì cho thấy được VAR thành công như mong đợi. Dựa vào tính toán của nghiên cứu này thì hệ thống đã giúp cải thiện độ chính xác của các quyết định từ 93%  lên 98.8%. 9% trận đấu có kết quả công bằng hơn so với việc không sử dụng VAR. Ở thời điểm này, VAR đang đạt được mục đích duy nhất của nó, mang đến sự công bằng và làm nó hiệu quả hơn.
Gần đây, Premier League đã thông báo rằng sẽ không có VAR vào mùa giải 2018-2019, một quyết định vấp phải tranh cãi.Tuy nhiên, khi mà Bundesliga và La Liga sẽ dùng VAR vào mùa giải tiếp theo thì Premier League có thể tụt hậu hơn về khía cạnh sau : quyết định đúng và mang đến sự công bằng. Và điều này có thể giải thích sao không có trọng tài người Anh nào được gọi lên làm nhiệm vụ tại World Cup lần này. Sự vắng mặt của VAR không chỉ “mời gọi” những sai lầm của con người  từ các quyết định,  mà còn đánh dấu sự  “cứng đầu” của Premier League về việc dính vào “xu hướng” cho đến sau này.
Thật sự thì không còn gì để nói về VAR ngoại trừ việc nó mang đến công bằng và sự chính xác cho trận đấu. Những quyết định của trọng tài luôn là vấn đề tranh cãi trong các vòng chung kết World Cup, tuy nhiên khi mà tranh cãi ngày càng giảm đi thì các trận đấu ngày càng công bằng hơn.

TRANH CÃI CHỐNG LẠI VAR



Nhưng lại có quá nhiều lỗi ở VAR. Chung kết A-League vào tháng 5 là một trong những con ác mộng tồi tệ nhất của VAR. Ở phút thứ chính của trận đấu thì James Donachie của Melbourne Victory chuyền Kostas Barbarouses ghi bàn thắng mở tỉ số và nó cũng là bàn thắng duy nhất. Tuy nhiên, khán giả ở nhà xem trên Fox Sports thì dễ dàng thấy khi Donachie đã việt vị trước khi tạo cơ hội ghi bàn thắng cho Barbarouses. Tại sao VAR lại không can thiệp vào tình huống “rõ ràng” như thế? Đây là không phải rắc rối đầu tiên xuất phát từ việc dùng VAR sai cách, mà trong suốt World Cup, có vài trận đấu đã nhen nhóm những tranh cãi xung quanh VAR.
Các trận đấu bảng B giữa Iran với Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha với Morocco, là một ngày được “nhấn nhá”  bởi sai lầm của VAR, sự không chắn chắn trong các quyết định của trọng tài trong suốt trận đấu và trọng tài cũng ngập ngừng về việc sử dụng VAR. Trong trận đấu cuối cùng của Tây Ban Nha trước Morocco, Pique đã xoạc bóng bằng hai chân với hướng đinh của đế giày lên và trọng tài chỉ phạt thẻ vàng. Cú tắc bóng của Pique là một pha bóng rắn và một hành động ác ý cà mặc dù trọng tài rõ ràng sai lầm khi chỉ phạt thẻ vàng thì VAR đã thất bại trong việc cảnh báo trọng tài rằng ông đã mắc lỗi và xem lại tình huống. Đây là lúc hữu dụng của VAR. Việc thay đổi quyết định có thể dễ dàng xác định một mình  kết quả trận đấu, giống như cuộc chạm trán giữa Serbia và Thụy Sĩ.
Trong cuộc trám quyết định giữa Serbia và Thụy Sĩ, tiền đạo Aleksandar Mitrović bị hai hậu vệ của Thụy Sĩ kéo ngã để ngăn cản anh nhảy lên giành bóng. Mặc dù đây là tình huống rõ ràng bị phạm lỗi thô thiển ở vòng cấm và thậm chí có những gợi ý được đưa ra từ tổ VAR, trọng tài người Đức Felix Brych lại thất bại trong việc nhận ra sai lầm trong quyết định của mình và dẫn đến việc không nghe tin nhắn của tổ VAR. Bởi vì trọng tài Felix Brych không mảy may nghĩ về việc thay đổi quyết định của mình, Serbia bị cướp trắng một quả penalty.
Đây là thứ mà VAR không thể giải quyết được : sai lầm trong quyết định. Chúng ta cứ nghĩ rằng vấn đề sẽ xảy ra nếu trọng tài không muốn xem lại lần nữa nhưng sự thật là vấn đề chính là với decision-making ( đưa ra quyết định) chính là phán quyết sai lầm. Sau tất cả thì ai cũng là con người và cho dù tổ VAR có cố gắng để thay đổi quyết định thì người cuối cùng quyết định lại là trọng tài.

MỘT HỆ THỐNG THAM CHIẾU VAR CHO TỪNG ĐỘI



Để tránh những trường hợp như của Felix Brych thì hệ thống tham chiếu cho từng đội nên được áp dụng. Hockey cũng có VAR và mỗi đội có cơ hội xem lại video. Mỗi đội có hai cơ hội khiếu nại qua VAR và nếu pha khiếu nại đó thành công thì lượt xem vẫn còn, còn không thì họ sẽ mất đi một lượt. Và điều này thực sự ảnh hưởng nhiều đến các quyết định trọng trận đấu. 
Hãy cứ tưởng tượng Cristiano Ronaldo đang cầm bóng băng băng về khung thành và bị đốn ngã, và trọng tài không tin rằng sẽ có penalty và thẻ đỏ. Và trọng tài sẽ hỏi rằng liệu Ronaldo có muốn xem lại tình huống đó hay không, và dựa vào đó, bạn thấy được Ronaldo có thành thật cho rằng pha đó là penalty hay không. Không chỉ thế mà nó còn giúp tăng độ chính xác của trận đấu, giúp tăng tốc độ các quy trình để đưa ra quyết định và còn cho trọng tài có thêm quyền. 
Nếu điều này được thêm vào thì Pique có thể bị đuổi, tình huống chạm tay của Cedric được bỏ qua và pha phạm lỗi của Mitrović thì sẽ có quả penalty.
Sau tất cả, thì VAR sẽ luôn là một chủ đề gây tranh cãi, bởi nó đã thách thức sự nhận thức hay hiểu biết của con người về bóng đá. Mặc dù vấp phải tranh cãi, VAR vẫn đang hoàn thành nhiệm vụ khá tốt. Theo BBC Sport, trong mùa World Cup này, độ chính xác của những quyết định của trọng tài đã tăng từ 95% lên 99.3%. Mặc dù không còn gì lớn nhưng tỉ lệ chính xác tăng thì điều này khẳng định VAR đã làm đúng công việc của nó. Khi mà VAR vẫn còn rất mới, nhiều người phải tập làm quen với nó và trọng tài sẽ trở nên chính xác trong các quyết định của mình.
----------------------------------------------------------------
Facebook cá nhân của mình : https://www.facebook.com/fussballundich