Nhân dịp U23 Việt Nam tiến vào trận chung kết U23 Châu Á một cách dễ dàng, mình dành tặng các bạn một bài... khoa học được biên tập kĩ càng.

I. Áo màu đỏ giúp tăng tỉ lệ chiến thắng

Không phải ngẫu nhiên mà người Việt thường cảm thấy bất an khi đội tuyển của chúng ta ra sân với áo trắng.
Một nghiên cứu đã chỉ ra màu đỏ có những tác động nhất định lên tâm lý. Qua đó, những người mặc áo đỏ sẽ có phần "hăng máu" hơn, lượng Testosteron cũng được tiết ra nhiều hơn. Đối thủ của các đội bóng mặc trang phục đỏ tâm lý cũng bị ảnh hưởng, họ sẽ có xu hướng "khuất phục" hơn so với khi đối đầu với các màu khác. Trong các cuộc khảo sát/thí nghiệm của mình, nghiên cứu cũng cho thấy rằng tỉ lệ chiến thắng của các đội thi đấu với áo màu đỏ sẽ cao hơn với áo màu xanh hay màu trắng.


II. Những sự thật về Penalty

Bắt đầu xuất hiện cách đây hơn 120 năm, penalty trở thành một phần quan trọng trong mỗi trận bóng đá. Có một vài sự thật thú vị:
Trong cuốn sách “Tối thiểu hóa rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận”, các tác giả đã sớm đưa ra một kết luận: Tổng thời gian bóng bay từ chân cầu thủ tới khung thành là 0,3 giây, trong khi não bộ thủ môn cần hơn 1 giây để đưa ra phản xạ tức thì. Điều này có nghĩa là thủ môn sẽ không thể đợi bóng bay về bên nào mới bay sang bắt mà phải đoán hướng và bay ngay sau khi cầu thủ ra chân. Và thủ môn thường có xu hướng bay về bên trái hoặc bên phải mặc dù khoa học đã chứng minh số quả đá penalty vào bên trái, bên phải hay chính giữa đều gần bằng nhau. 

Tuy nhiên, đây không hẳn là trò may rủi như tung đồng xu mà còn bao gồm nhiều yếu tố, tâm lý là một trong những yếu tố đó. Trong trận chung kết Champions League năm 2008 giữa Manchester United và Chelsea, Edwin van der Sar chỉ sang bên trái khi Nicolas Anelka tiến lên để đá phạt. Trước đó, tất cả các quả đá của Chelsea đều về bên trái. Anelka đá vào bên phải và bị cản phá. Giống như khi bạn chơi oẳn tù tì với thằng bạn và bảo rằng sẽ ra kéo, điều này khiến đối thủ của chúng ta cảm thấy bị bối rối.
Fun Fact: Theo Stephen Hawking, các tiền đạo là người ghi bàn nhiều nhất, nơi “dễ ăn” nhất chính là góc trên của khung thành, các cầu thủ hói đầu và tóc vàng có tỷ lệ sút thành công cao hơn các cầu thủ tóc đen. Nhà vật lý học gọi tình trạng này là “một trong những điều bí ẩn của khoa học”. 

III. Yếu tố sân khách

Mặc dù hầu hết các sân vận động đều có nét tương đồng với nhau và chắc chắn rằng các thông số của sân bóng phải như nhau. Tuy nhiên, những yếu tố ngoại cảnh như họa tiết cỏ, màu sắc của các dãy ghế, vị trí cột đèn, các biển quảng cáo,... khác nhau ở mỗi sân vận động cũng gây ảnh hưởng tâm lý không nhỏ đến các cầu thủ. Như Charlton đã giải thích việc chơi ở sân nhà với cách bài trí quen mắt giúp họ thoải mái hơn, trong khi các cầu thủ khách sẽ cảm thấy rối mắt hơn.
Chưa kể, lượng cổ động viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các cầu thủ, và cả trọng tài nữa.

IV. Ảo giác về quyền điều khiển của khán giả


Những người xem bóng, ngay cả trên khán đài hoặc ngồi nhà xem TV đều có tâm lý cho rằng sự tập trung hoặc cầu nguyện của mình có tác động đến kết quả của trận đấu. Chúng ta thường nghĩ rằng mình có thể khiến một quả penalty thành công hoặc không. Đây là hiệu ứng tâm lý ảo tưởng về quyền điều khiển tâm lý phổ biến.
Tương tự, chúng ta sẽ cảm thấy an tâm hơn khi được gieo đồng xu hay xúc xắc khi chơi trò đoán mặt với bọn bạn và nghĩ rằng như thế sẽ giúp tỉ lệ chiến thắng tăng cao. Tuy nhiên, xác suất vẫn là không đổi, trừ khi người gieo sử dụng các mánh khóe lừa bịp. 
Hiệu ứng tâm lý này sẽ khá nguy hiểm nếu ai đó bị... "lậm". Họ sẽ có xu hướng nghĩ rằng một điều tồi tệ xảy ra là do không có họ ở đó hoặc nếu có họ thì lẽ ra mọi chuyện đã tốt hơn. Đây sẽ là nguyên nhân khiến họ đổ lỗi cho nạn nhân thậm tệ hơn.
Hiệu ứng này cũng khiến chúng ta ngu ngốc hơn mà cố chấp với các quyết định của bản thân dù rằng điều đó đi ngược với quy luật toán học. Như ở bài toán Monty Hall nổi tiếng, mặc nếu đổi sẽ dễ trúng xe hơn nhưng phần lớn người được hỏi đã cho biết rằng họ sẽ không đổi vì kết quả là may mắn và họ tin vào sự lựa chọn của mình. Người ta cũng thường cảm thấy tiếc hơn khi đã thay đổi lựa chọn và thua, cảm thấy vui hơn nhiều khi thay đổi lựa chọn và thắng, dù cho chiến thắng của họ là nhờ may mắn 100%.

V. Luật hấp dẫn

Một khái niệm khá phổ biến gần đây, nhiều người tin vào nó và cho rằng sự đồng lòng của 90 triệu đồng bào đã khiến U23 Việt Nam có thêm sức mạnh từ vũ trụ. Giống cái cách Songoku tập hợp sức mạnh từ Trái Đất để chiến đấu.

Bullshit!

Nếu thế thì Trung Quốc đã vô địch World Cup từ lâu.

VI. Ủng hộ đội nhà


Khi chúng ta cổ vũ cho đội bóng mình yêu thích, chúng ta sẽ thiên vị hơn rất nhiều, gọi là "lý giải có động cơ".
Cụ thể, ở bất kì tình huống phạm lỗi nào của đội nhà, chúng ta luôn tìm ra điểm hợp lý và... "nhân đạo" trong khi những pha phạm lỗi của đối thủ lại được xếp vào loại "mất dạy". Mặc dù việc phạm lỗi trong thể thao là khá phổ biến và không thể tránh khỏi, mức độ thì khác nhau và khó có thể cân đo đong đếm được.
Tương tự, khi nhìn nhận những quyết định của trọng tài, những người cổ động viên dễ cho rằng đó là các tình huống "lợi thế" cho đội nhà và nếu họ thấy trọng tài sai lầm tốt cho đội mình cũng sẽ lý giải theo hướng "con người ai chẳng có lúc sai lầm", "góc nhìn hẹp",... Nhưng nếu sai lầm đó khiến đội đối thủ có lợi thế, cả họ nhà trọng tài sẽ chẳng mấy chốc bị đào tung lên hết cả.
Phần này không có ý bênh trọng tài ở 2 lượt trận vừa qua. Các bạn cứ chửi thoải mái đê, cho mình gửi kèm vài câu nữa.

VII. Tiền thưởng và nguy cơ tuyển VN sẽ kém hơn U23 hiện tại

Đây là danh sách các cá nhân và tổ chức thưởng cho U23 Việt Nam (được ghi nhận):

Mình xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện:
Nhà tâm lý học Westerners đã từng giảng một ngụ ngôn thế này: Có một đám trẻ con chơi đùa huyên náo suốt ngày trước cửa nhà một ông lão. Mấy ngày qua đi, ông lão không thể chịu đựng nữa. Ông bèn cho mỗi đứa trẻ 10 đồng và nói: “Các cháu đã khiến ở đây thật náo nhiệt, làm cho ông cảm thấy mình trẻ lại rất nhiều, tiền này ông thưởng cho các cháu”. Bọn trẻ rất vui, hôm sau lại đến, nhưng lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 5 đồng. Bọn trẻ vẫn thích thú đến chơi ngày hôm sau, lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 2 đồng. Vậy là bọn trẻ tức giận bảo “Cả ngày mới được cả 2 đồng, ông có biết bọn cháu chơi đùa cũng mệt lắm không!”. Sau đó thì bọn trẻ không đến nhà ông lão chơi nữa.
Trong câu chuyện này, cách của ông lão rất đơn giản, ông đã biến động cơ bên trong “chơi vì niềm vui của chính mình” từ bọn trẻ trở thành động cơ bên ngoài “chơi vì để được tiền”, và khi ông lão thao túng nhân tố bên ngoài này thì cũng đã thao túng được hành vi của bọn trẻ.
Đây là hiệu ứng Westerners. Hy vọng U23 Việt Nam không đi theo vết xe đổ của các lứa trước, như cách U19 đã biến đam mê chơi bóng đá thành chơi vì sự nổi tiếng, vì sự yêu thích của người hâm mộ.

VIII. Vì sao chúng ta sướng tê người và đổ ra ngoài đường cùng mọi người?


Nói gắn gọn là do một số hoocmon như: endorphin, andrenaline, serotonin, dopamine,...
Những hoocmon này sẽ khiến chúng ta có các cảm giác như vui mừng, phấn khích, giảm bớt những nỗi buồn hoặc đau đớn,... khiến chúng hưng phấn và muốn kết nối hơn. Một số biểu hiện của niềm vui như: cười toác mồm với tất cả các meme liên quan đến trận đấu, bày tỏ quan điểm cởi mở hơn trên mạng xã hội, gọi điện thoại cho lũ bạn đặt kèo thua, mong muốn đi học hoặc đi làm hơn thường ngày, mô phỏng lại kết quả trận đấu trên PES hoặc FO,...
Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng hôm nay đội bóng yêu thích của chúng ta thắng thì ngày mai chúng ta sẽ ăn uống lành mạnh hơn, ngược lại với đội thua.
Tuy nhiên, vui thôi đừng vui quá. Sau đây là một số hình ảnh vui (cập nhật liên tục) trong những ngày Việt Nam chiến thắng:

ITS TIME FOR DRAMAAAAA AND MEMES!!!

Từ group dota2vn

Không cảm xúc
Trend bẻ táo đang gây sốt trên cộng đồng Reddit VN














Thái độ "lồi lõm" của pro gamer U23 VN qua lăng kính DotA2
Một motuýp chat lúc end game phổ biến của anh em DotA2
Thanh niên Almoez chuyên ăn vạ








Từ Science2vn






Tinh thần của một cựu binh










Quẩy sớm chưa bao giờ là khôn ngoan
Qua lăng kính hủ nữ







Qua lăng kính các otaku










Rất nhiều fanpage đã chơi lớn
Dăm ba cái sharingan








Qua lăng kính các mọt phim






Vui thôi






Cú bắt tay bạc triệu


Một ví von vô cùng thú vị







Một số hình ảnh tuyệt vời:
Nguồn: Hoàng Minh Đức
Gặp nhau tay bắt mặt mừng







Nguồn: Trung Do
Are you ready?!


Nguồn: Thuy Ha Nghiem














Ảnh: Vĩnh Nam
Một số hình ảnh khác không biết nên vui hay buồn:



















Hi vọng hôm 27 tới chúng ta lại có cơ hội ăn mừng một lần nữa!!!
Còn bạn, cảm xúc của bạn như thế nào?


- Về nguồn ảnh, có một số mình không ghi vì nguồn có trên ảnh, một số do mình không truy xuất được, mong các bạn thứ lỗi. 
- Chân thành cảm ơn sự giúp sức của các cá nhân:  Nguyễn Thanh Tùng, Lê Hải Đăng, Phạm Việt Hoàng, Vũ Hoàng Việt, Vũ Minh Tuấn, Nguyễn Hoàng, Vũ Thanh Tùng, Hoàng Nguyễn, Nhân Nguyễn, Dũng Dĩn,... đã giúp đỡ mình trong việc tìm kiếm hình ảnh.