Tuyên truyền
Nếu phải chọn lấy 1 thứ tôi ghét, tôi chọn thứ này. Tuyên truyền có lẽ là những gì bạn được nghe thường xuyên nhất ở Việt Nam, bên...
Nếu phải chọn lấy 1 thứ tôi ghét, tôi chọn thứ này. Tuyên truyền có lẽ là những gì bạn được nghe thường xuyên nhất ở Việt Nam, bên cạnh những thông tin nằm ngoài chính trị như chuyện đời tư người nổi tiếng hay các bộ phim bom tấn sắp ra rạp.
Tuyên truyền là sự phổ biến 1 lý tưởng của 1 tổ chức cho quần chúng nhằm giúp quần chúng hiểu rõ lý tưởng ấy, đồng thời, gây dựng lòng tin của quần chúng nơi tổ chức đó. Tuyên truyền thường tồn tại dưới 1 hay nhiều hình thức tiêu biểu sau đây, giả sử lý tưởng cần tuyên truyền được gọi là A:
- Ad hominem: công kích và phê phán cá nhân những ai chống lại A, thường là đặt điều nói xấu và bới móc đời tư nhằm tạo ra định kiến xấu về những người này.
- Cult of personality: nhấn mạnh vào những hình ảnh và thông tin tốt đẹp của 1 hay nhiều cá nhân đã chọn tin vào A. Cá nhân đầu tiên được chọn để nhấn mạnh thường là người đề xuất ra A.
- Ad nauseam: liên tục lặp đi lặp lại A trên mọi phương tiện truyền thông. A thường được tóm lược để trở thành 1 khẩu hiệu dễ nhớ.
- Appeal to authority: viện dẫn sự ủng hộ A của 1 hay nhiều người có tiếng nói trong cộng đồng (có được nhờ kêu gọi hay hợp đồng thuê mướn).
- Comman man: viện dẫn sự ủng hộ A của 1 hay nhiều cá nhân bình thường trong cộng đồng (có được chủ yếu nhờ kêu gọi và hợp đồng thuê mướn).
- Bandwagon: viện dẫn sự ủng hộ A của 1 hay nhiều đại bộ phận quần chúng (có thể là do thổi phồng hay bịa đặt).
- Appeal to fear: tuyên truyền điều B, với B là 1 viễn cảnh bi thảm do quần chúng không tin vào A hay nghe theo những ai chống lại A.
- Euphoria: tuyên truyền điều C, với C là 1 viễn cảnh tươi đẹp khi quần chúng tin vào A.
- False dilemma: gây áp lực lên quần chúng, buộc họ phải lựa chọn: tin A hoặc không tin A.
- Cherry picking: chọn lựa những thông tin có lợi cho A để phổ biến và thôi phồng trên mọi kênh truyền thông trong khi tìm cách che giấu những thông tin bất lợi.
- Dictat: sử dụng những hình ảnh và ngôn từ để tạo ấn tượng lên quần chúng và kêu gọi quần chúng tin vào A.
- Gaslighting: sử dụng những hình ảnh và ngôn từ để tạo sự hoang mang và nghi ngờ lên quần chúng để định hướng họ tiến về A.
Cụ thể hơn về các kỹ thuật, mọi người có thể tìm đọc trong trang này: https://en.wikipedia.org/wiki/Propaganda_techniques
Trong bài viết này, tôi chỉ chọn lọc 1 số hình thức đặc trưng nhất. Về ví dụ của chúng, xin tìm đọc:
Như đã thấy, các cách thức tuyên truyền đều tập trung vào cảm giác của quần chúng thay vì tư duy của họ. Đối với tuyên truyền, tư duy của quần chúng là 1 mối đe dọa do 1 điều cần tuyên truyền, như A, luôn được bao bọc bởi những lời dối trá, sự phóng đại và sự giả tạo nên rất mong manh trước lập luận. Đó là lý do vì sao những ai phản biện về tuyên truyền đều bị coi là kẻ thù của nó và sẽ luôn bị chà đạp bởi các hình thức công kích cá nhân (ad hominem) khác nhau.
Chống lại tuyên truyền đòi hỏi tư duy và dũng khí. Tư duy để nhận ra sự dối trá trong tuyên truyền và dũng khí để chỉ ra nó.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất