Tục lệ tang ma của người Việt xưa
Con người sinh ra, lớn lên, học hành, đỗ đạt, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, rồi cũng có ngày trút hơi thở cuối cùng. Có người...
Giây phút cuối cùng của đời người
Con người sinh ra, lớn lên, học hành, đỗ đạt, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, rồi cũng có ngày trút hơi thở cuối cùng. Có người chôn sâu dưới mấy thước đất, có người trở thành 1 nắm tro tàn, con người lại trở về cát bụt. Họ đã sống một cuộc sống bình thường cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Tục lễ tang ma của ông bà xưa thể hiện phần nào tiếc thương của người còn sống dành cho sự ra đi của người mất.
Khi có người sắp mất (giờ phút hấp hối) con cháu phải đem người đó đến nằm chỗ chính tẩm, hỏi han người đó có trăn trối gì không? Dùng nước sạch lau rửa thân thể người sắp qua đời cho được sạch sẽ, thay đổi quần áo tươm tất.
Khi người đã trút hơi thở cuối cùng, lấy một chiếc đũa để ngang miệng vào giữa hai hàm răng đợi giờ phạm hàm, lấy tờ giấy bản (loại giấy trắng) sạch sẽ đắp lên mặt người mất.
Phạm hàm và chiêu hồn
Theo tục xưa, họ hàng và con cháu lấy một nắm gạo nếp vo sạch, ba đồng tiền kẽm mài cho sạch bỏ vào miệng người mất. Tục này gọi là phạm hàm. Nếu nhà khá giả thì bỏ vàng và châu báu để tỏ sự hiếu thảo của mình. Việc này ngụ ý không muốn để người chết mà miệng trống rỗng và thèm muốn. Người xưa có nói: " Đấng thiên tử thì dùng trân châu, vua và chư hầu thì dùng ngọc, quan đại phu thì dùng ngọc bích, kẻ sĩ thì dùng bối, dân dã thì dùng cơm gạo, tiền kẽm,..."
Trùng tang
Theo phong tục, ngày giờ người chết vừa tắt thở phải nhớ chính xác để đem cho thầy tự xem có bị rơi vào giờ trùng tang hoặc bị quỷ tinh ám ảnh hay không. Nếu gặp ngày giờ xấu thì phải nhờ thầy dùng bùa để tống xuất, lá bùa này được dán trên quan tài và cho vào những vỏ ốc chôn ở bốn phía ngôi mộ, hoặc bỏ vào quan tài một cỗ bài tổ tôm, quyển lịch Tàu hay lịch ta, tàu lá gói để trấn áp ma quỷ, hoặc khi đem chôn thì có hai hay nhiều phương tướng đi trước đám tang, ăn mặc như tướng quân, múa đao để trừ tà ma ở dọc đường hoặc ở mộ huyệt (trường hợp này mộ huyệt phải đào tam cấp).
Hạ tịch
Làm lễ phạm hàm xong, thì trải chiếu dưới đất, đem người chết xuống nằm nơi ấy (tục truyền này có nghĩa là người ta sinh ra từ đất và khi chết lại trở về đất). Để được một lát lại rước người chết đặt lên giường. Người con cầm áo của người mất từng mặc, tay trái cầm cổ áo, tay phải cầm lưng áo, rồi từ phía trước nhà treo lên nóc, dùng tên gọi của người, chiêu hồn (gọi hồn người chết) ba tiếng, có ý cầu mong cho người đó sống lại, sau đó mới lấy chiếc áo đắp lên thi thể người đã mất.
Con cháu trong nhà phải yên lặng, cầu nguyện hoặc rước nhà Phật về tụng kinh. Người trong gia đình đi chân không, không mang nữ trang, không trang điểm, son phấn. Con cái trong nhà và những người thân thuộc phải bịt khăn tang trắng cho đến khi thành phục.
Cáo phó
Cáo phó là thông báo về tang lễ thường được đặt trước cổng tang gia hoặc gửi đến từng người thân thích. Ngày nay có thể đăng cáo phó trên các phương tiện truyền thông hoặc gọi điện thoại báo tin. Trên cáo phó phải ghi rõ tên người chết, ngày sinh và mất, và chi tiết về tang lễ như thời gian địa điểm làm lễ nhập quan và di quan...
Khâm liệm và nhập quan.
Những gia đình giàu có thì dùng vóc nhiễu tơ lụa, nhà nghèo thì dùng vải trắng may thành đồ tiểu liệm, đại liệm và bốn cái túi để bao tay, bao chân người mất. Đồ tiểu liệm có thể là một tấm chăn nhỏ bọc lấy thi thể rồi đến một đai buộc dọc và một đai buộc ngang. Bên ngoài đồ tiểu liệm là đại liệm là một tấm chăn lớn bọc kín thân thể, có một đai buộc dọc và năm đai buộc ngang. Ngoài hết là 1 tấm tạ quan. Nhà ai nghèo không đủ tiền mua sắm như thế thì cũng cố kiếm lấy 1 tấm vải mỏng để bọc cho người quá cố yên nghỉ. Ai theo đạo Phật thì có mền Quang Minh để đắp, trên đó có danh hiệu Phật, chú Vãng Sanh, chú Thất Phật Diệt Tội, các bài kinh, câu kệ; thường được may bằng vải tốt, vải lụa màu vàng, đỏ, thêu chỉ ánh kim. Tránh may khăn liệm bàng da thú, sợ kiếp sau người chết đó đầu thai thành thú vật.
Khi khâm liệm, người ta lấy giấy sạch chèn vào những chỗ khuyết để cho thi thể được ngay ngắn. Đúng vào giờ đã chọn, con cháu vào khâm liệm xong, rước thi thể đặt vào quan tài, kê đệm cho ngay thẳng, nâng người chết bằng 4 góc của tấm vải tạ quan và đặt vào quan tài gọi là nhập quan đối với thi hài nam giới thì nâng lên 7 lần còn đối với nữ nâng lên 9 lần tượng trưng cho số vía. Quan tài bao giờ cũng phải đặt ngay chính giữa nhà, nếu người trong nhà còn sống tuổi tác lớn hơn người mất thì quan tài có thể đặt khiêm nhường qua một bên , đầu quan tài luôn luôn hướng ra ngoài sân, trước trời đất... Sau đó đậy nắp quan tài, sơn và gắn kỹ càng, trên nắp quan tài luôn luôn thắp bảy ngọn nến (thất tinh) đặt lư hương, một chén cơm úp (2 chén cơm úp thành 1), một đôi đũa hoa , là đũa vót ra cho thành hình hoa (gai góc). Chắc chắn đôi đũa đó không thể nào dùng để ăn được! Theo quan niệm của người xưa, đũa đó để phòng chống tà ma, những vong hồn muốn đến phá hoại, lôi kéo linh hồn người chết đi đến nói này, nơi kia để rồi "lạc hồn" mà không quay về nhà được. Và trên đó còn để quả trứng gà luộc bóc vỏ gọi là cơm bông, xưa có tục cướp cơm bông để cho trẻ ăn để phòng bệnh.
Giờ nhập quan, người ta hay tránh, kiêng cữ tuổi vong và tuổi trưởng.
Từ đây, con cháu thường trực quanh linh cửu để cúng lễ hoặc lạy tạ những khách đến phúng điếu.
Đặt linh sàng, linh toạ
Linh sàng là giường của linh hồn, thường được lập ở phía đông, kê bên phải linh cữu có quây màn và để gối như lúc sống (thường nhà rộng rãi thì để) . Linh tọa là bàn thờ vong linh đặt trước linh cữu, giữa linh tọa đặt bài vị bằng nan tre ghi họ tên, ngày sinh tháng mất và chức tước hoặc ảnh người chết, 2 bên có đèn nến, trước có bát nhang gọi là bộ tam sự, rượu, ba chung trà, ba chén cơm (chén ở giữa múc đầy, để 1 đôi đũa để cho người chết đó ăn; 2 chén 2 bên múc lưng chừng, để 1 chiếc đũa có nơi nói là để cho 2 vị thần ở 2 bên vai vác (Tả mạng thần quan và Hữu mạng thần quan) ăn, hoặc có nơi nói là để cho vong linh cô hồn xung quanh đến ăn chung, chỉ để 1 chiếc đũa ngụ ý để họ ăn chậm và ít, không ăn nhanh bằng vong trên ban thờ, nếu không thì vong hồn người mới mất không ăn được nhiều mà thành ra đói, rồi lại "ma cũ ăn hiếp ma mới"), thức ăn người đó lúc còn sống thích (có thể cúng chay), bình hoa (thường là hoa trắng) và mâm ngũ quả.
Lễ thành phục
Còn gọi là lễ phát tang. Con cháu bắt đầu xoã tóc, mặc đồ tang theo thứ tự, ngôi bậc trong gia đình, sắp hàng trước hương án khóc lạy người quá cố.
Có đám tang mời thầy tu đến tụng kinh siêu độ, và trống phách đưa tiễn vong linh người mất.
Đồ tang
Tục lệ xưa sau khi chết 4 ngày thì con cháu mới mặc đồ tang gọi là lễ thành phục. Tang phục được quy định như sau:
Con trai: đội mũ rơm quấn bẹ chuối, áo sô gai, cầm gậy (người xưa coi trọng việc này, người có gia thất khi mất mà không có con trai chống gậy đưa tang thì gia quyến tự coi là điều sỉ nhục). Gậy tang cha bằng trúc, trúc tròn tượng trưng cho Trời, trúc 4 mùa không đổi tiết, như tấm lòng con thương cha không thay đổi. Gậy tang mẹ bằng vông, nửa trên tượng trưng cho Trời nửa dưới vuông tựa trưng cho Đất. Cả 2 thứ gậy đều phải chống xuống đất, bề dài của gậy ngang tim người cầm, ý rằng con hiếu thảo, khóc than quá độ mà sinh ra đau ốm, phải có gậy chống đỡ. Nếu người con cả mất trước cha mẹ mà có sinh con trai thì lúc cha mẹ mất, cháu trai thay mặt cha mình cầm gậy, đứng chủ các việc tế lễ gọi là cháu đích tôn thừa trọng, tang phục như người con trai.
Con dâu: áo sô gai, thắt lưng bện bằng bẹ chuối, áo xổ gấu hoặc không (tùy theo cha còn hay mẹ còn, con gái còn ở nhà hay đã xuất giá), đầu chít khăn tang.
Con gái:tương tự như con dâu nhưng khi đưa tang thì phải che mặt.
Cháu nội: đội mũ mấn, khăn trắng, mặc áo thụng trắng.Con rể, anh em trai: mặc áo thụng trắng.
Con dâu: áo sô gai, thắt lưng bện bằng bẹ chuối, áo xổ gấu hoặc không (tùy theo cha còn hay mẹ còn, con gái còn ở nhà hay đã xuất giá), đầu chít khăn tang.
Con gái:tương tự như con dâu nhưng khi đưa tang thì phải che mặt.Cháu nội: đội mũ mấn, khăn trắng, mặc áo thụng trắng.Con rể, anh em trai: mặc áo thụng trắng.Chị em gái: quấn vặn khăn trắng với tóc.
Con gái:tương tự như con dâu nhưng khi đưa tang thì phải che mặt.Cháu nội: đội mũ mấn, khăn trắng, mặc áo thụng trắng.Con rể, anh em trai: mặc áo thụng trắng.Chị em gái: quấn vặn khăn trắng với tóc.
Chuyển linh cữu
Lễ chuyển linh cữu nghĩa là di chuyển quan tài đến nhà thờ riêng, triều bái tổ tiên. Nhưng lễ này rắc rối, phiền hà, nên về sau bỏ. Trước khi động quan, con cháu nhấc quan tài lên xuống ba lần để người mất cáo vong, cáo tổ trước khi về cõi âm.
Cất đám
Tức là đi an táng.
Trước khi đưa đám, nếu người con trai nào đi vắng xa không kịp về tang lễ thì cây gậy của người ấy phải đem treo ở đầu đòn khiêng.
Nghi lễ đi đường
Dẫn đầu đám là hai người đeo mặt nạ, cầm giáo mác, đóng vai thần Phương tướng trừ tà tịch. Theo sau là hai người rước 1 bức vải trắng lớn có 4 chữ "Hỗ sơn vân ám" (cha mất) hay "Dĩ lĩnh vân mê" (mẹ mất).
Tiếp đến là miếng vải làm bằng vóc nhiễu the lụa hoặc bằng giấy đỏ để tên họ người mất (minh tinh). Dù nhà giàu hay nghèo, các thứ vải dùng đều phải là thô xấu, duy lá cờ dẫn đường linh cữu là phải làm bằng vải tốt.
Minh tinh: Có nơi gọi Cờ vía, là một dải giấy đỏ, treo vào cành tre còn lá tươi xanh ở ngọn. Nội dung cơ bản viết trên minh tinh là nêu chức tước, phẩm hàm của người đã mất.Theo Toan Ánh, tác giả cuốn Phong tục Việt Nam thì minh tinh và phép viết minh tinh được hiểu như sau:"Trước khi phát tang, có lễ lập minh tinh. Minh tinh là một thứ cờ làm biệt hiệu của người chết. Cờ ấy làm bằng lụa đỏ, có chữ tên họ cùng thuỵ hiệu và chức tước phẩm hàm của người chết, viết bằng phấn trắng; cũng có thể làm bằng lụa đỏ viết bằng vôi trắng. Minh tinh buộc vào cán bằng cành tre, dựng bên phía đông linh sàng.Trên minh tinh, sau khi viết hết chức tước, họ và tên thuỵ, bao giờ cũng có 5 chữ: "... Phủ quân chi linh cữu" cho người cha, và "... Phu nhân chi linh cữu" cho người mẹ.Lúc viết minh tinh, phải tính số chữ theo 4 chữ: Quỷ, Khốc, Linh, Thính, đừng để chữ cuối cùng rơi vào hai chữ: Quỷ và Khốc, e có tà ma trùng quỷ, hoặc có thêm người chết..."
Việc dùng các chữ trên là thể hiện tính nhân văn cao cả. Người chết là dứt nợ trần gian, mọi công nợ đều được trút bỏ. Khi đã chết rồi, mặc cho khi sống có khuyết điểm gì nhưng khi trở về cõi vĩnh hằng gặp ông bà tổ tiên, với tư cách là những người trung trực tín nghĩa, trinh trắng và nhu thuận; để bắt đầu một cuộc sống mới, ở một thế giới mới!Một số nơi lại có cách viết chữ trên bàn thờ vong khác nhau, là do tập tục của địa phương đó. Ví dụ người phụ nữ tái giá, đã có con lại chết trẻ thì viết hai chữ “Nghĩa Mẹ”. Chữ Hán không có từ Mẹ, nên viết chữ Nôm: 義媄
Giấy vàng bạc rải suốt dọc đường để tống tiễn ma quỷ khỏi bám vào quan tài nặng nề, khó đi.
Hạ huyệt
Khi đến huyệt, người ta đem hai thần Phương tướng dạo bốn góc huyệt rồi đưa quan tài xuống.
Hạ linh cữu xuống huyệt rồi tháo minh tinh để lên mặt quan tài. Đoạn con cháu và khánh khứa vào viếng, mỗi người ném một hòn đất hoặc một cành hoa xuống huyệt, rồi bắt đầu lấp đất.
Cúng quy lăng
Những người theo đạo Phật nhờ sư tăng làm lễ cúng Phật độ ngay bên mộ hoặc bên miếng đất gần đấy. Các nhà sư vừa niệm kinh vừa đi quanh gọi là "dong nhang"
Tế ngu
An táng người mất xong về nhà phải cúng tế ngu. Ngu có nghĩa là tế yên để cho vong hồn người mất yên ổn. Việc tế ngu thường những gia đình khá gỉa mới làm.
Viếng mộ đắp mộ (3 ngày)
Sau khi chôn người chết được 3 ngày, gia chủ làm lễ viếng mộ. Ở Việt Nam còn có tục mở cửa mả.
Tuần chung thất (49 ngày)
Trong thời gian tang lễ, gia chủ cúng cơm cho người chết. Khi người chết được bao nhiêu tuần, gia chủ làm lễ thất cho đến khi được tuần thứ 7 thì làm lễ chung thất, thôi cúng cơm cho người chết. Gia chủ thường mời thầy cúng và mua nhà cho người chết.
Tuần tốt khốc (100 ngày)
Khi người chết được 100 ngày, gia chủ làm lễ tốt khốc (thôi khóc). Gia chủ thường mời thầy cúng, đốt tang phục, đốt nhà cho người chết và đưa di ảnh người chết lên bàn thờ tổ tiên.
Giỗ đầu hoặc Tiểu tường (1 năm)
Sau 1 năm âm lịch, gia đình người chết sẽ tổ chức giỗ đầu nhằm mục đích nhớ về người đã khuất. Kỳ lễ này mua sắm hàng mã cúng kiến cho người mất.
Mãn tang, Giỗ hết hoặc Đại tường (2 năm)
Sau khi người chết được 2 năm, gia chủ làm lễ giỗ hết. Rước thần chủ người mất đem hợp vào bàn thờ tổ tiên, triệt bỏ linh toạ cũng những đồ thờ riêng của người mất, ngày nay gọi là trừ linh.
Đàm tế
Sau tháng giỗ Đại tường, cứ cách một tháng nữa, đến tháng thứ ba thì chọn ngày làm Đàm tế tức là cúng hết tháng lẻ. Từ khi người mất đến kỳ Đàm tế là 27 tháng.
Cải táng
Sau khi chôn cất độ 3, 4 năm thì cải táng (có nơi không làm việc này)
Cải táng là đào quan tài ( mở nắp thì phải lấy chiếu bạt che kín không cho nắng gió được xâm vào hư hại hài cốt), thu nhặt hài cốt xếp vào một cái tiểu sành, rồi di táng về nơi khác, thường là đưa về quây quần bên mồ mả gia tộc.
Bộ xương của người mất được rửa sạch bằng rượu và lương nhu, rồi được sắp xếp lại hình dạng con người. Xếp xong thì tưới nước có hương thơm (bưởi, nhài,...) vào.
Có gia đình đi cải táng thì đem hài cốt đi hoả thiêu, lấy tro đựng vào bình sứ đặt ở chùa hoặc bàn thờ gia tộc.
Lúc cải táng, người thân cũng phải đeo khăn trắng, 3 tháng sau mới bỏ.
Sách kinh lễ có câu: Tang sự chủ ai. Khổng Tử cũng có nói: Tang dữ kỳ dị dã minh thích. Ý khuyên người ta trong việc tang ma, nên lấy sự thương xót người mất làm trọng, nếu không có tình thương, lòng tiếc nhớ thì tang lễ có linh đình đến đâu cũng không ý nghìa gì hết.
Lịch sử
/lich-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất