(Lược dịch theo văn phong cá nhân hóa với mục tiêu dễ tiếp cận vấn đề - Link bài viết gốc của tác giả Andy Budd ở đây)
Agile factories
Agile factories

1. Đặt vấn đề - Thuở sơ khai của của UX design

Quay về cuối những năm 90 của thế kỉ trước, hãy tưởng tượng bạn là một nhà thiết kế web, đang nghiên cứu HTML và tạo ra một cái gì đó thật độc đáo để khè mấy đứa bạn thân (một cảm giác phấn khích, mong chờ và hồi hộp). Đây chính là sự khởi đầu của thiết kế UX đó các ní.
Vậy ngày nay thì sao? UX design đã trở thành một ngành công nghiệp có quy mô tầm cỡ, được áp dụng tại các công ty công nghệ lớn hàng đầu trên thế giới.
Hãy cùng khám phá hành trình phát triển của ngành UX design này nhé!

2. Khi sự thay đổi bắt đầu

Ở thời kỳ tiền công nghiệp, mỗi thôn làng sẽ có 1 người thợ mộc, họ làm và bán các vật dụng bằng gỗ theo nhu cầu của dân làng. Thiết kế web cũng vậy, ở thời điểm sơ khai, mỗi cộng đồng trực tuyến sẽ có một số nhà thiết kế web riêng và họ tạo ra các trang web phục vụ cho cộng đồng đó. Các website được tạo ra mang đậm tính cá nhân, phản ánh nhu cầu và thị hiếu của một cộng đồng cụ thể, KHÔNG QUY TRÌNH, KHÔNG CÓ THỬ NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÙNG, THÍCH LÀ LÀM, CẦN THÌ LÀM, VỪA LÀM VỪA CẢI TIẾN
Và sự phát triển bắt đầu khi internet được mở rộng, số người có cơ hội tiếp cận internet tăng lên, nhu cầu về những trải nghiệm phức tạp cũng tăng theo. Trường học, tổ chức, viện bảo tàng và sau này là những Amazon, eBay bắt đầu yêu cầu các trang web chứa nhiều thông tin và phức tạp hơn - Điều này bắt buộc các nhà thiết kế web phải thích nghi.

3. Sự trỗi dậy

Bắt đầu là những nghệ nhân hoạt động đơn lẻ, để đáp ứng được những yêu cầu mới họ tập hợp lại thành các nhóm, tổ chức - Nhiều cái đầu nghĩ sẽ tốt hơn một cái đầu nghĩ, nhiều bàn tay làm sẽ nhanh hơn một bàn tay làm, CON THUYỀN LỚN SẼ RA BIỂN LỚN VÀ LÀM NHỮNG VIỆC LỚN.
Tới lúc này thì thay vì tạo ra những thư gì đó có chức năng cụ thể thì họ sẽ tạo ra thứ gì đó vừa đảm bảo chức năng, dễ sử dụng và đẹp trong mắt người dùng.
Tính chuyên môn hóa cũng được áp dụng triệt để. A tập trung vào thiết kế tương tác, B tập trung vào thẩm mỹ thị giác, C và D tập trung vào nghiên cứu người dùng. Công việc trở nên có tổ chức hơn, tập trung vào khách hàng và mang tính chiến lược hơn.

4. Thời đại cách mạng công nghiệp của UX: linh hoạt và quy mô

Sự trỗi dậy của Facebook, Google, Amazon dẫn đến nhu cầu về các giải pháp có thể tùy biến và mở rộng - các trang web và ứng dụng có thể phục vụ hàng triệu, thậm chí hàng tỉ người dùng toàn cầu.
Các công cụ và quy trình được tiêu chuẩn hóa, cho phép tạo ra và lặp lại nhanh chóng các sản phẩm kỹ thuật số. Trọng tâm chuyển từ tối đa hóa chất lượng sang thiết kế có thể mở rộng quy mô, hiệu quả để phục vụ thị trường lớn. Việc thiết kế bắt đầu được mô tả như là một chu trình lặp đi lặp lại, liên tục cải tiến sản phẩm dựa trên phản hồi của người dùng.
Đi đầu trong giai đoạn thiết kế thủ công sang công nghiệp UX design là nước Mỹ - AmeriCần, lý do là bởi Mỹ là quê hương của các cty công nghệ lớn Google, FB, Amazon. Ở Anh quá trình chuyển đổi diễn ra chậm chạp và ít đột ngột hơn
Từ thủ công -> Công nghiệp hóa. Quy trình thay đổi này đã tạo ra những cảm xúc vui buồn lẫn lộn cho các nghệ nhân thiết kế chúng ta. Điều thần kỳ là nó cho phép tạo ra các sản phẩm có quy mô lớn và siêu lớn nhưng đằng sau đó là một cỗ máy với những công nhân máy tính.

5. Kết luận: cái giá của sự tiến bộ và những dự đoán

Sự chuyển đổi cần thiết để đáp ứng nhu cầu của một sản phẩm lớn nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó. Các nhà thiết kế đã đánh đổi bản sắc cá nhân để lấy hiệu quả và quy mô.
Thách thức hiện nay là tìm ra sự cân bằng giữa tính hiệu quả và tính sáng tạo. Ngành design đang trải qua giai đoạn công nghiệp hóa, chuyên môn hóa và sau đó thì "Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?" - Tác giả bài viết tin rằng sau giai đoạn này, design sẽ trở lại với bản chất thuở ban đầu. Còn theo nhận định của mình thì Việt Nam mới đang ở thời bình minh của giai đoạn công nghiệp hóa mà thôi.