Từ chuyện ly hôn đến lối sống mì ăn liền
Hôm qua ngày 27/6/2019, Song Joong-ki và Song Hye Kyo Tuyên bố ly hôn. Tôi chưa xem Hậu Duệ Mặt Trời nhưng cũng biết đến cặp đôi này,...
Hôm qua ngày 27/6/2019, Song Joong-ki và Song Hye Kyo Tuyên bố ly hôn. Tôi chưa xem Hậu Duệ Mặt Trời nhưng cũng biết đến cặp đôi này, họ nổi tiếng ngoại hạng. Một phần nữa vì Báo chí cũng làm rùm beng mọi thứ lên, từng dòng title, từng tấm ảnh được đào xới, từng bình luận của cộng đồng mạng đẩy câu chuyện đi xa mọi ngóc ngách.
Tại sao tôi lại lôi vụ Song Joong-ki và Song Hye Kyo vào bài viết này? Vì thực ra quan điểm của chúng ta về một cuộc hôn nhân của người khác chính xác là quan điểm về cuộc hôn nhân của chính chúng ta. Quan điểm người Việt về mọi thứ bị thay đổi, tiêu biểu là việc ly hôn, kết hôn.
Hệ giá trị Việt Nam đang được thay da đổi thịt, nhưng lại chưa đâu vào đâu. Cái cũ thì quá phức tạp và nhiều ràng buộc. Còn cái mới thì lại quá "mì ăn liền" (khái niệm sẽ trình bày ở dưới) khiến mọi việc trở lên ngoài tầm kiểm soát.
1, Hiện trạng
Người giàu ly hôn, người nghèo cũng ly hôn, người nổi tiếng cũng ly hôn. Làng trên xóm dưới đua nhau kết hôn, cặp bồ, rồi ly hôn. Nhưng người giàu và người nổi tiếng là dễ nhìn thấy hơn cả. Tiêu biểu như vụ như ông Vũ bà Thảo, đưa nhau ra tòa, dùng tiền làm thước đo tình cảm vợ chồng, tranh chấp con cái, chia nhau cái công ty to đùng. Báo chí thì thì điên đảo giật title. Anh em khắp nơi thi nhau chế ảnh, chế quotes. Tạo thành trò đùa trong nhiều cuộc trò chuyện thường ngày.
Bắt đầu càng hoành tráng, kết thúc càng bi đát.
Như nam ca sĩ Vũ Duy Khánh chẳng hạn. Kết hôn- hạnh phúc, đó là chuyện ai cũng trải qua. Nhưng nghệ sĩ này lại lỡ cảm xúc hơi nhiều... viết hẳn một bài hát, rồi làm MV đám cưới hoành tráng đăng lên Youtube. MV hay lắm, đắt tiền lắm, diễn đạt lắm, mọi người cũng trầm trồ lắm vì anh này chơi lớn quá, vợ xinh quá, nhà giàu quá, tổ chức to quá, chắc hạnh phúc viên mãn lắm.
Nhưng không.
Anh đã ly dị vào năm ngoài. Đời người lại học thêm được vài chữ ngờ. Hóa ra những mỹ từ trong bài hát của anh là cú lừa cực mạnh. Cư dân mạng lại được phen chế ảnh hài, bàn tán xôn xao.
Người đời cười chê là chuyện bình thường. Xã hội thích những điều trái khoáy như vậy. Việt Nam chúng ta, đen đủi thay lại lọt top những dân tộc hay đùa nhất thế giới. Nên những thứ trái khoáy như vậy lại càng trở thành chủ đề dễu cợt của mọi người.
Có vẻ như họ- tập hợp những kẻ ly-hôn-hiện-đại đã dần quen với việc bị dễu cợt. Thậm chí chấp nhận điều đó để ly hôn, tìm kiếm tự do trong cuộc đời mình. Tự do cá nhân trong hệ giá trị mới được đẩy lên cao, vượt trên tất cả thứ khác.
Trong nhiều vụ kết hôn nổi tiếng, truyền thông ban đầu lúc kết hôn đều ca cụng hết lời, sau đó đều gây áp lực vô cùng lớn chỉ trích lên những người ly hôn. Truyền thông toxic như vậy. Định hướng dư luận là như vậy, nhưng lạ thay người đọc lại đớp từng miếng thông tin ngon lành mà truyền thông mớm cho họ. Người dùng điên cuồng bấm like, share và bình luận bày tỏ quan điểm (cũng thể hiện sự tự do thái quá hiện đại) về những thứ trước màn hình. Có cầu mới có cung, phải chăng độc giả Việt Nam quá thích những thứ chớp nhoáng, sốc nổi như vậy để thỏa trí tò mò của mình.
2019 mọi chuyện đến và đi rất nhanh. Hôm nay sốt vó, ngày mai sẽ chẳng ai nhớ điều đó nữa khi có thứ gì sốt dẻo hơn che lấp đi. Cứ như vụ thí sinh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La chạy điểm thi nổi được vài tháng tất sẽ có Khá Bảnh, Bà Tân Vlog, Trâm Anh 9 phút,... khỏa lấp mọi chuyện.
Xã hội càng phát triển, người ta càng thích những cái nhanh gọn. Như một slogan của một start up khởi nghiệp giao thức ăn ở Việt Nam: Now- Cái Gì cũng Now. Con người ta thích sống gấp gáp hơn, "ăn sổi" hơn, sự kiên nhẫn cũng kém hơn.
Vô hình chung một lối sống mì ăn liền được tạo dựng.
Lối sống mì ăn liền ( định nghĩa của tôi) Là lối sống nhanh, nghĩ ngắn, hướng đến những thứ giá trị tức thời. Lối sống này hiển hiện trong nhiều mặt của cuộc sống hiện đại: tình yêu, tình bạn, tình cảm gia đình cho đến công việc, sở thích, thói quen.
Lối sống mì ăn liền giống như việc pha một tô mì để lót dạ: nhanh chóng gọn gàng giải quyết được sự đói trong vài nốt nhạc. Nhưng hậu quả lâu dài của gọi mì là hại sức khỏe, hại dạ dày thì lại được bỏ qua nhờ sự nhanh gọn.
Nguyên nhân sâu xa của nó là sự tự do cá nhân được đề cao thái quá. Thích gì là làm lấy, không cần biết kết quả. Hệ quả của nó trong tình yêu khiến các cặp đôi yêu nhau và đến với nhau quá nhanh, rồi kết hôn rồi li hôn chóng vánh. Trong công việc hay sở thích cũng như vậy. Người ta không thực sự biết mình thực sự thích gì, cần gì, hoàn toàn chạy theo xu hướng và số đông. Có thể gọi nó là sự mau nóng chóng nguội, chả thèm chóng chán, có mới nới cũ,... của con người.
Lối sống này xoay quanh 3 chân vạc:
Hệ giá trị xã hội đang đảo lộn + Truyền thông định hướng + Dư luận tiếp nhận
Qua thời gian, truyền thông phát triển, người ta chỉ show ra những thứ một là tuyệt nhất hai là tệ nhất cho công chúng thưởng thức. Sự thật bị bỏ lại phía sau nhường cho những tin sốt dẻo.
Truyền thông là những kẻ lừa đảo thứ thiệt, chuyên gia cắt đôi chiếc bánh mì sự thật để phân phát cho chúng ta: những kẻ đói khát tin tức nóng sốt, ít giá trị.
Ba chân vạc này quan hệ mật thiết với nhau: Nhân cơ hội giá trị xã hội đang lẫn lộn, thượng vàng hạ cám, truyền thông liên tục tung hỏa mù, đưa những thông tin mì ăn liền. Người dân thấy thế càng cảm thấy lười tìm những thứ lâu dài hơn. Những hệ giá trị bản thân này của từng cá nhân cộng hưởng với nhau, tạo ra một tập thể mì ăn liền. Sau cùng là cả một xã hội hướng đến những thứ chóng vánh, ngắn hạn.
2, Hệ quả
Hệ quả có cả vô hình, hữu hình. Những đứa trẻ là một cái vừa hữu hình, vừa vô hình như thế.
Con cái của gia đình ly dị, hậu quả đến sớm với chúng nó. Sự không được chăm sóc, thiếu thốn tình cảm, giáo dục về tinh thần tạo lên một cuộc đời không toàn vẹn.
Bất kì một cái cây nào nếu muốn sống khỏe mạnh, phát triển đầy đủ thì phải chăm bón đầy đủ. Mỗi tuổi thơ không đủ đầy lại dẫn đến một cuộc đời không đủ đầy.
Bên cạnh đó, lối sống mì ăn liền cũng tạo ra một lớp giới trẻ ảo tưởng sức mạnh của bản thân. Sự nghĩ ngắn và thích những thứ tức thời, những giá trị ngắn hạn tạo lên những mối quan hệ manh mún, tủn mủn, những mối quan hệ dễ đổ vợ, những cá thể được chăng hay chớ. Không kể là tình bạn, tình yêu hay tình cảm gia đình. Khi đó sự ly dị và tan vỡ là điều đã được định sẵn từ đầu.
Việc tìm kiếm tình yêu thật sự ở thời nay cũng khó khăn là vì thế. Lấy Tinder làm ví dụ: sự lướt trái lướt phải quá ư dễ dàng khiến chúng ta vật hóa đối tượng hẹn hò trong vô thức. Coi họ là một món hàng, thích thì nhấn không thì lướt. Điều này khiến các mối quan hệ Tinder hầu hết khó lâu dài. Những người dùng Tinder không còn niềm tin vào tình yêu đích thực ( True love). Mà thay vào đó là vật chất, lương tháng, chiếc xe, con mèo, sự xa hoa giả tạo trên mạng xã hội. Người ta thành ra tôn thờ sự tức thời: tình một đêm, quan hệ xác thịt không cần tình cảm...
Tham khảo
Hôm trước tôi có đọc được một bài viết có title "Thế hệ Gen Z có khác biệt để tạo nên kỳ tích?",... Tôi cũng có bình luận ở bài viết ấy, đại loại là thế hệ Z có thể khó mà khá được. Thuận lợi và tận dụng được thuận lợi hay không là hai chuyện khác nhau.
Quá tự tin là điều cần tránh của bất kỳ một thế hệ nào. Những gì mà thế hệ hiện tại đang sử dụng: từ chiếc ghế đang ngồi, chiếc điện thoại đang cầm lướt spiderum, chiếc laptop để bàn, cái nhà, phương tiện di chuyển,... cho đến các định lý vật lý, định đề toán học, công thức hóa học,.. đều là thành quả của thế hệ đi trước vất vả mà có. Chưa kể đến đất nước độc lập, hòa bình như hiện tại là quá trình đấu tranh lâu dài có xương máu và tính mạng. Những điều đó không phải tự nhiên mà có.
Việc tự gọi mình là Z đã là một sự ái kỷ ghê gớm. Nếu thế hệ bạn là Z ( cuối cùng của bảng chữ cái) vậy thế hệ sau Z gọi là gì đây? Z plus chăng?
Có thể các bạn đã quá dễ dàng để... sống. Giờ thì giới trẻ chỉ cần ngồi một chỗ đặt hàng qua mạng, shipper sẽ mang đến nơi dâng tận miệng. Rảnh thì ngồi lướt fb, xem mấy cái ảnh chế rồi cười khành khạch, rảnh nữa thì lướt Tiktok, Điều gì không biết gì tra google. Ăn mặc thì theo trend, Phòng điều hòa mát lạnh...
Giới trẻ ngày nay không phải đối diện với dịch bệnh nguy hiểm. Chúng được cách ly với thiên nhiên và dịch bệnh hết sức. Cái chết với chúng là một điều xa vời. Nhiều người, kể cả cha mẹ của chúng, còn ngu ngơ đến mực anti vacxin vì sống trong sự sung sướng quá lâu đâm hóa rồ vị sự sướng của bản thân mình.
Tất cả điều này đều là hệ quả của lối sống mỳ ăn liền mà chúng ta đề cập ở trên.
Những chuyên gia Việt Nam kì cựu, những người học rộng hiểu nhiều cũng chẳng hiểu chuyện gì đang thực sự diễn ra. Hay dù họ có hiểu thì cũng lực bất tòng tâm vì không có khả năng chống lại làn sóng đổi mới này.
Một ví dụ đơn giản là cục Nghệ thuật Biểu diễn dường như vô vọng trước hiện tượng bài hát nhảm nhí phát tán khắp nơi. Liệu giờ họ còn tiếng nói bằng Sơn Tùng hay Đen Vâu hay không? Hay là quá bất lực nhìn mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát?
Sự nghĩ ngắn của Lối sống mỳ ăn liền cũng khiến các hình thức tôn giáo không chính thống được thỏa sức hoành hoành tại Việt Nam. Một trong số đó là Hội Thánh Đức Chúa Trời, hoặc Tôn giáo nhậy cảm, cái mà ai- cũng- biết- là- tôn- giáo- gì đấy. Họ truyền bá được những điều này vì người dân chẳng biết tin vào điều gì cả. Mọi thứ đều có vẻ sai sai, đúng đúng. Nếu như vậy thà họ tin vào thần bí còn hơn khoa học của mấy lão chuyên gia già khóm. Vì tôn giáo cho họ một câu trả lời về cuộc sống ngắn gọn, giống kiểu hãm mỳ ăn liền- đúng thứ họ cần.
3, Nguyên nhân
Như tôi từng trình bày ở một bài viết, tỷ lệ ly hôn cao có nhiều nguyên nhân. Nhưng phần lớp là từ cuộc cách mạng tình dục, cách mạng tư duy, thay đổi hệ giá trị gây ra.
Ly hôn nhiều là do lối sống mỳ ăn liền mà thành. Tự do quá đáng, con người thích là đến với nhau, không thích thì bỏ. Hôn nhân vì thế mà trở thành vô giá trị, không có tính ràng buộc con người. Con người vì thế mà trở nên vô trách nhiệm với gia đình, với thế hệ sau, với xã hội mà họ đang sống.
4, Đề xuất hướng giải quyết
Nguyên nhân ở đâu thì giải quyết ở đó.
Chúng ta phải phá vỡ thế chân vạc của lối sống mỳ ăn liền.
Hệ giá trị xã hội đảo lộn + Truyền thông định hướng + Dư luận tiếp nhận truyền thông
Với hệ giá trị mới: cần có sự nghiên cứu cẩn thận từ giới chuyên môn.
Truyền thông: Phải loại bỏ truyền thông độc quyền, loại bỏ những trang tin nhảm, sai trái, cổ súy lối sống mỳ ăn liền. Hạn chế tin tức độc hại lan truyền, kiểm soát chứng chỉ hành nghề nhà báo gắt gao hơn. Vượt qua tình trạng: “Nhỏ không học lớn đi làm nhà báo”
Dư luận: Chính bản thân chúng ta cũng phải tìm cho mình một hệ giá trị mới phù hợp, với những thứ giá trị tồn lại lâu dài với thời gian. Chọn lọc những trang thông tin đúng đắn cũng là một điều tối cần thiết. Tự tạo cho mình một màng lọc (filter) để tiếp cận thông tin nữa thì càng tốt.
28/6/2019
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất