Nếu bạn chưa xem phần một thì có thể xem ở đây nhá.
Nếu Danh sách của Schindler nói về chiến tranh nhưng là những gì xảy ra ở hậu tuyến, thì Giải cứu binh nhì Ryan sẽ đưa chúng ta ra tiền tuyến, nơi mà cuộc chiến xảy ra thực sự. Shawshank chuộc tội nói về cuộc sống trong tù, thì Dặm Xanh sẽ kể về những ngày cuối đời của những tử tù sắp kết thúc cuộc đời mình trên ghế điện.
Forrest Gump kể bạn nghe cuộc đời đơn giản của chính mình trong khi đó Fight Club sẽ cho bạn thấy những gì diễn ra trong bộ óc của một người sống cực kỳ nội tâm. Còn The Shining, là một phim có rất nhiều thứ để bạn học về đề tài kinh dị. 

GIẢI CỨU BINH NHÌ RYAN - SAVING PRIVATE RYAN

Những đứa trẻ sinh ra vào thời bình sẽ không bao giờ hiểu được sự khóc liệt của chiến tranh. Không bao giờ hiểu được cảm giác cả nhà đang ăn tối thì đột nhiên nhà mình bị thổi bay một nửa, không bao giờ hiểu được sát thương một viên đạn có thể lớn cỡ nào. Làm sao mà chân hay tay của một người có thể bị xé toạc ra chỉ trong tích tắc.
Giải cứu binh nhì Ryan (GCBNR) là một trong các phim với đề tài chiến tranh có nội dung hay và được đầu tư kỹ lưỡng cả về âm thanh và hình ảnh bên cạnh Black Hawk Down, Hacksaw Ridge. Còn hai phim chiến tranh thiên về nghệ thuật làm phim là Dunkirk1917.

Tuyệt tác này có tất cả mọi thứ mà một bộ phim chiến tranh cần. Một trận đổ bộ lên bờ biển, một người mẹ đợi con về, một viên chỉ huy, một binh nhì, một người lần đầu trở thành lính, một nhiệm vụ, một lý tưởng, một trận chiến hoành tráng để kết thúc, một câu hỏi mà chỉ có niềm tin có thể trả lời.
Với độ dài 2 tiếng 50 phút, để có thể nhét hết tất cả những thứ kể trên vào cùng một bộ phim là không hề dễ dàng. Bên cạnh âm thanh và hình ảnh được đầu tư kỹ lưỡng, một cốt truyện ý nghĩa, thì ba nhân vật trọng tâm của GCBNR cũng được phát triển tốt.
Upham, Captain Miller và Ryan
Upham ngồi khóc ở cầu thang khi đồng đội bị giết
Đầu tiên là Upham, xuất thân là một phiên dịch viên mặt trận, cậu được Cpt. Miller lựa chọn trong nhiệm vụ đi tìm Ryan cùng ông và những người khác.
Là người lo các công việc hậu cần, phiên dịch, đánh máy. Tất nhiên  Upham cũng biết cầm súng nhưng việc phải đi theo Miller ra thực địa, ở giữa một trận chiến và bắn người khác là những chuyện chưa từng hiện hữu trong tâm trí anh.
Và Upham đã phải trải qua tất cả những chuyện đó trong hiện thực. Từ một người mà theo như ngôn ngữ của lính là "hèn nhát", cậu đã nhiều lần do dự trong hành động, ở lần cuối cùng, nó đã trực tiếp dẫn đến cái chết 2 người đồng đội khác.
Tất cả những hận thù, giận dữ và bất lực sau đó đã khiến cậu thật sự cầm súng bắn chết một người kẻ thuộc phe đối địch. Khi đó Upham mới hiểu tại sao một người lính phải luôn làm theo lệnh của cấp trên, và tại sao phải giết người?
Bởi vì đó là chiến tranh, là nơi ranh giới của đúng sai và đạo lý mờ mịt nhất, không có chỗ cho nhu nhược, cho sợ hãi, nếu cầm súng lên bắn một người có thể cứu đồng đội của mình, thì đừng do dự làm việc đó.

James Francis Ryan, là người con út cuối cùng còn sống trong số 4 anh em của một gia đình.
Đó là lý do vì sao khi được cấp trên giao nhiệm vụ này, Miller đã không cần cả cân nhắc. Ông hiểu tâm lý một người mẹ trong trường hợp này sẽ như thế nào, việc Ryan có thể trở về nhà với bà đáng giá hơn bất kỳ thứ gì khác.
Nhưng vấn đề là khi ông tìm được Ryan, cậu không muốn mình là người duy nhất nhận đặc nhận ân này và bỏ chạy khỏi chiến trường, cậu muốn mình được ở lại chiến đấu bên cạnh những đồng đội, giữ 1 trong 2 cây cầu cuối cùng đem lại lợi thế trước quân Đức.

Miller hiểu tại sao cậu lại suy nghĩ như vậy, vì Ryan vẫn còn trẻ, cậu sẽ muốn mình có thể làm được chuyện gì đó lớn lao để giành cho lúc quay về nhà.
Để 50 năm sau cậu sẽ có thể ngồi bên con cháu của mình và kể một cách vô cùng tự hào rằng, cậu đã không bỏ chạy. 
50 năm sau cậu đã thực sự kể cho con cháu nghe, và cùng bọn chúng đến viếng mộ của người chỉ huy từng băng qua gần nửa đất nước với mong muốn cứu mình, người đã hy sinh trong trận chiến cuối cùng đó.
Đó là cốt truyện của GCBNR. Chúng ta đã có mọi thứ được liệt kê bên trên, và một câu hỏi. Là lựa chọn của Ryan có đúng hay không. Kể cả bản thân Ryan, khi đã già khụ, đến viếng mộ của Miller cũng vô cùng băng khoăn với lựa chọn của mình ngày đó.

Bằng chứng là những câu thoại cuối cùng của cả phim. Ryan đã quay sang nói với người bạn đời của mình: "Hãy nói anh đã là một người tốt." Anh vẫn phần nào tự trách mình và không biết vinh quang mình đạt được trong trận chiến đó có xứng đáng không.

Một tình huống "dilemma" trong một bộ phim chiến tranh, nếu nhìn từ phía của Ryan thì đến cuối đời ông chắc chắn vẫn nghi ngờ lựa chọn đó, phần nào anh vẫn nghĩ mình đã làm một chuyện tồi tệ, vì tính ngông cuồng khi còn trẻ của mình khiến cho một người tốt không còn có thể về nhà với vợ mình nữa.
Bản thân Miller cũng biết cậu sẽ tự đổ lỗi cho mình nếu có chuyện gì xảy ra với những người đã mạo hiểm đến cứu cậu, nên những từ cuối cùng ông nói với Ryan là "earn this".
Ông muốn cậu sau này hãy đừng đổ lỗi cho bản thân hay nghĩ mình không xứng đáng, vì trong cuộc chiến đó mọi người đều đã chọn ở lại chiến đấu cùng cậu, và mọi người đều đã đạt vinh quang được chứ không chỉ riêng mình cậu xứng đáng.

DẶM XANH - THE GREEN MILE


Tom Hanks lần này vào vai một viên quản ngục tên Paul Edgecomb - tại nhà giam Green Mile. Vâng, lại là Tom Hanks, cứ như là ông tham gia vào phân nửa những tác phẩm kinh điển của thế kỷ trước.
Dặm Xanh là nơi giam giữ những phạm nhân đã bị kết án tử hình trước thời điểm hành quyết.
Trong thời gian làm việc tại đây ông tiếp nhận thêm hai tù nhân mới, một người là John Coffey, và người còn lại có nickname là Wild Bill, Billy ngông cuồng.
Một lần Paul phát hiện ra John mang trong mình phép màu có thể lấy đi những thứ ảnh hưởng xấu đến người khác và cho họ những thứ có ảnh hưởng tốt ( theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen )
Và từ đó mọi chuyện bắt đầu.
Dàn diễn viên đều thể hiện cực kỳ tốt, từ những thành viên khác trong ban quản lý nhà tù Brutus, Dean, Harry, tên thiếu gia Percy Wetmore, cho đến những tử tù khác Toot-tootTù trưởng, kể cả một con chuột, nhưng Michael Clarke trong vai John Coffery chính là điểm nhấn cho cả tuyệt tác này. Từ khâu tuyển vai, Clarke chính là người hợp vai này hơn bất cứ người nào khác.
Một người da màu vạm vỡ cao xấp xỉ hai mét, một hình ảnh mà ít nhiều sẽ khiến cho người khác suy nghĩ đến bạo lực. Giống như để mỉa mai định kiến của người xem, vì nếu bạn có suy nghĩ đó lần đầu tiên thấy John, thì đó là cách nhà làm phim chơi đùa với tâm trí của bạn.

John giống như hiện thân của một số ít những phép màu tồn tại trên đời này ( theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng ), và những thứ tốt đẹp tuyệt đối thì không thể tồn tại.
Câu chuyện của Dặm Xanh, dù có một chút kỳ bí nhưng không có gì phức tạp, không cần phân tích hay giải thích gì mà chỉ cần cảm nhận của người xem.
Khi Dặm Xanh khép lại, bạn sẽ băn khoăn với những câu hỏi rằng những người đã bị án tuyên án tử trên phim có thật sự đúng và đáng chết hay không, sự thật có đúng là vậy hay không, và có lẽ ít nhiều sẽ muốn tin vào những phép màu ít ỏi tồn tại rải rác trên thế gian này. Một lần nữa.

CÂU LẠC BỘ ĐÁNH NHAU - FIGHT CLUB


Fight Club là một phim tiên phong trong cách thể hiện nội tâm nhân vật theo một cách khác, thay vì đọc thoại, tự dẫn truyện, hay tự nói lên những suy nghĩ của mình. Và nó đã thành công.
Bởi vì có Edward NortonBrad Pitt, hai trong số những diễn viên xuất sắc nhất từ thế hệ của họ. Diễn xuất thông thạo 7 của hai người là điểm nhấn xuyên suốt cả tác phẩm này. Cùng với một cú plot twist.

Thế giới mà Fight Club tạo ra rất hỗn loạn, là chán nản, là giận dữ, và là những buổi đêm đánh nhau đến tóe máu của những người "muốn trở thành đàn ông", là nổi loạn, là phá bỏ trật tự của xã hội,... là ẩn dụ và là hình tượng của một nội tâm lúc nào cũng bị lép vế trước người khác và luôn bị gò bó bởi những phép tắc.
Là một phim thể hiện chủ nghĩa cá nhân khá mạnh, thông điệp mà Fight Club hướng tới có phần giống với Joker (2019), khi một cá nhân bị xã hội dồn ép quá nhiều, và không cảm thấy bản thân được đối xử công bằng dù đã nổ lực, từ tiềm thức, dần dần anh ta sẽ có xu hướng suy nghĩ và hành động nổi loạn.

THE SHINING 


Là một phim kinh dị không có nhiều cảnh bạo lực hay máu me, ngược lại bối cảnh của The Shining được làm khá kỹ lưỡng, sạch sẽ và bắt mắt. Câu chuyện xảy ra tại một nhà nghỉ 5 sao trên núi vào mùa đông, khi Jack nhận công việc trông coi khách sạn và cả gia đình anh dọn đến đó lại ở, cảm giác cô lập giữa một không gian khép kín tại đây dần dần khiến ông bắt đầu thay đổi và trở nên điên cuồng. 
The Shining khiến cho khán giả hoảng sợ bởi một quy tắc đơn giản, con người sẽ sợ hãi những thứ họ không hiểu rõ. Nỗi sợ trong The Shining là tổng hòa của bối cảnh cực đẹp, diễn xuất và sự xuất hiện của những phân cảnh và nhân vật gây khó hiểu cho khán giả.







Giả dụ như phân cảnh một người mặc bộ đồ gấu và một người đán ông ăn vận chỉnh chu đột nhiên quay sang nhìn Wendy Torrance khi cô bước lên cầu thang. 
Đó là những thứ còn đen tối hơn cả những hồn ma thông thường mà bạn sẽ hiểu rõ hơn nếu đọc tiểu thuyết của Stephen King hoặc xem Doctor Sleep ( Bác sĩ giấc ngủ ) ra mắt vào năm 2016. Là những thứ đối lập với những đứa trẻ mang The Shine trong mình, luôn luôn đói khát.

Thế giới mà The Shining xây dựng cũng là một thế giới mở để người xem có thể tự do phỏng đoán. Hai đứa bé gái liên tục xuất hiện là ai? Tại sao Danny có khả năng thần giao cách cảm? Tại sao và tại sao... Một số phim kinh dị sau này cũng thành công với motif trên mà phim điển hình gần đây nhất là Hereditary ( Di truyền ) ra mắt năm 2018.
Dù không được đón nhận bởi giới điện ảnh trong thời gian đầu ra mắt nhưng The Shining đã dần dần được công nhận và lan truyền mạnh mẽ trong văn hóa đại chúng. Hai meme, trở thành một bối cảnh chính trong Ready Player One, và mở ra cơ hội cho Bác sĩ giấc ngủ lên màn ảnh, là một phim chung vũ trụ và bổ trợ giải thích thêm những gì khán giả chưa hiểu trong phần đầu.