Mình gặp Sếp năm 23 tuổi. Năm đó mình cùng sếp cũ đi thi chương trình Shark Tank mùa đầu tiên dành cho các Startup - Shark Tank 2017. 
Mãi sau này khi Sếp kể chuyện mình mới biết Sếp đã lên kế hoạch hốt mình về khi đó. Sếp bảo ngày đó trông mình ngầu ngầu, lừ lừ, thấy mắt mình sắc lẹm, mặt mình lạnh băng. Sếp ấn tượng, Sếp và một anh nữa bám theo mình (mà hồi đó mình chẳng hay biết) rồi Sếp search thông tin của mình. Bắt được mình từ đâu, Sếp tiếp tục tìm hiểu rồi hunt mình về sau khi mình dừng lại ở Startup đầu tiên.
Làm việc với Sếp mình, trải qua hết từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác, học cách cúi đầu xuống (để học, học nữa, và học thêm nhiều thứ nữa), cũng nhận ra mình cứng cáp hơn, trách nhiệm hơn và trưởng thành hơn.
#1 Bài học số 1: Không sợ cái mới, chịu khó tìm sẽ thấy
Từ FnB, mình chuyển sang làm việc trong lĩnh vực Technologies, 100% cái mới rơi xuống đầu. Hoang mang, sợ hãi với 1000 và 1 vạn câu hỏi vì sao.
- Làm thế nào để quản lý công việc qua Trello?
- Làm thế nào để tìm kiếm nhân tài Tech cho một công ty Startup giữa thị trường tuyển dụng khốc liệt, lương cao, thậm chí chặt chém?
- Làm thế nào để quản lý và vận hành bộ máy nhân sự trong khi mình ở Hà Nội còn core team tại Sài Gòn?
-  1000, 1 vạn câu hỏi vì sao???
Sếp dạy mình: "Em search google đi".
Bắc thang đi hỏi Google
Vậy là mình Google, Google xong sáng mắt sáng não thì mình bắt tay vào làm, rồi hỏi các anh chị trong công ty . Làm lần 1 chưa ra thì tiếp tục search, tiếp tục hỏi, làm lần 2. Làm lần 2 chưa ra thì search tiếp lần nữa, hỏi tiếp lần nữa, làm lần 3. Rồi lần 3 cũng tương tự.
Cứ như thế, cái-mới trở thành cái-không-mới-lắm, rồi là cái-không-mới, và thành cái-quen.
#2 Bài học số 2: Để giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi tại sao 5 lần - 5 Whys
Nhìn thấy vấn đề là một kỹ năng, nhưng giải quyết triệt để vấn đề cũng quan trọng không kém. 5 Whys là một kỹ thuật trong xử lý vấn đề - bắt nguồn từ văn hoá của tập đoàn Toyota.
Sếp chẳng dạy mình 5 Whys, Sếp bắt mình đọc sách rồi bắt mình tìm ra 5 Whys, tiếp đó bắt mình áp dụng 5 Whys để suy nghĩ tận gốc và giải quyết vấn đề.
Một ví dụ nhỏ về 5 Whys:
- 1st Why: Tại sao mọi người bị bỏ sót công việc?
Vì nhiều việc, có việc phát sinh khiến mọi người quên
- 2nd Why: Vì sao mọi người lại quên việc phát sinh?
Vì mọi người không tuân thủ quy trình quản lý công việc qua Trello: đưa công việc lên Task và sắp xếp thứ tự ưu tiên
- 3rd Why: Tại sao mọi người lại không tuân thủ quy trình quản lý công việc qua Trello?
Vì mọi quy trình Trello phức tạp, không hiệu quả trong quản lý công việc
- 4th Why: Tại sao quy trình Trello phức tạp, không hiệu quả?
Vì mọi người chưa hiểu rõ hướng dẫn để thực thi, mất nhiều thời gian để áp dụng
- 5th Why: Tại sao mọi người chưa hiểu rõ hướng dẫn để thực thi?
Vì chưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể và nhân sự quản lý, hỗ trợ việc thực hiện Trello
=> Cần có tài liệu hướng dẫn và người trực tiếp quản lý, training, hỗ trợ việc áp dụng Trello trong quản lý công việc
#3 Bài học số 3: Cúi thấp đầu để nhìn thấy mình ở đâu và học hỏi
Làm việc với Sếp mình, phải bước qua hai chữ "Sỹ diện".
Nếu nghe Sếp nói: "Wtf, em đang làm cái đ** gì vậy?" mà tự ái, là coi như đóng chặt lỗ tai lại, không hứng được thêm chút kiến thức nào cả. Thế nhưng, Sếp nói đúng, mình ngu đúng chỗ đó, phải học đúng chỗ đó. Thế là, mắt nhắm mắt mở dựng mình dậy, bình tĩnh vượt qua mớ cảm xúc mà học, mà làm tiếp.
Đôi khi cúi thấp đầu, không chỉ với sếp, mà là chính những người đồng nghiệp làm cùng mình, thậm chí có thể là với các em thực tập sinh của mình. Biết mình là ai, biết mình đang ở đâu để khiêm nhường rèn giũa, im lặng tích luỹ, biết chờ đến lúc cần để dùng. Chẳng bao giờ là phí hoài.
Biết mình nhỏ bé để học hỏi nhiều hơn
Không biết thì phải hỏi, muốn giỏi thì phải học mà.
#4 Bài học số 4: Kiên trì, bền bỉ. Tiếp tục kiên trì không bỏ cuộc
3 tháng đầu làm việc ở đây, lúc nào trong đầu mình cũng lẩm bẩm: "Nghỉ m* đi, nghỉ m* đi. Khó quá, nghỉ m* nào". Áp lực về lĩnh vực mới, môi trường hoàn toàn mới, Sếp cũng cực kỳ mới khiến chưa bao giờ mình nản và sợ hãi đến vậy trong công việc. Một cách thần kỳ nào đó, hoặc có thể là vì Sếp cũng rất độc đáo, anh em đồng đội vẫn tiếp tục, mình cũng tiếp tục.
Rồi sau này, ngay trong chính những phút khó khăn nhất, đồng hành cùng Sếp và anh em core team gần 2 năm trời, chưa một ai kêu chán nản, chưa một ai nói rằng sẽ bỏ cuộc, mình càng tự nhủ: Nào, cố gắng lên, đi tiếp, không  bỏ cuộc.
Ồ thử thách mới hả? Thì chiến thôi!
Cũng chính nhờ vậy, đôi khi nhìn thấy dưới đất nở hoa, mình thầm cảm ơn rằng khi đó Sếp đã đồng hành, anh em đồng hành, mình chưa từng bỏ cuộc.
#5 Bài học số 5: Đối nhân xử thế
Đây là phạm trù cần rất nhiều kỹ năng mềm, trải nghiệm, thậm chí là cả sự tinh tế nữa. Mình sẽ để dành rồi thi thoảng kể mọi người nghe tiếp vậy.