Trong cái vũ trụ này tôi cũng chỉ là một vật nhỏ bé. Phần 3: Khoảng thời gian
Tỉnh dậy trong ngôi nhà mái ngói được xây từ năm 1977, khắc dấu trên long cốt ngôi nhà là những câu đối bình an chữ nôm. Tôi nhìn thấy...
Thời gian là có hạn, một người mỗi ngày chỉ có 24 giờ mà thôi. Nếu trên thế giới này có máy sản xuất thời gian, tôi sẽ đánh đổi hết tất cả tài sản tiền mặt của mình để mua nó.
Tỉnh dậy trong ngôi nhà mái ngói được xây từ năm 1977, khắc dấu trên long cốt ngôi nhà là những câu đối bình an chữ nôm. Tôi nhìn thấy rõ những song gỗ đỡ những tấm mái ngói, cảm giác lạ lẫm đến lạ. So với nhà ở thành phố của tôi, nó khác hoàn toàn. Bước chân xuống giường để đi đánh răng, tôi nhìn ra ngoài vườn, những chú gà con đang lẽo đẽo chạy theo mẹ bới ăn, những chú cá ở cái ao cạnh đó cũng đang đớp thức ăn mà người nhà tôi thả xuống. Ánh bình minh đang bắt đầu le lói trên những cánh đồng lúa, người người đang tấp lập làm việc trên cánh đồng buổi sáng sớm cho tránh nắng gắt buổi trưa. Khung cảnh thật yên bình khiến tôi nhớ đến câu hát :
Con gà gáy le té le te sáng rồi ai ơi.
Gà gáy té le té sáng rồi ai ơi.
Nắng sớm lên rồi, dậy đi nương hỡi ai ời ai ơi.
Rừng và nương xanh đã sang rồi ai ơi.
Đánh răng rửa mặt xong tôi liền lên nhà để ăn sáng. Mọi người đều đã dậy rất sớm để làm việc, bà tôi thì nấu cơm với xu chuồng gà, các chú và ông thì ra chăm những con dê. Bữa ăn sáng rất đơn sơ giản dị ấy luôn khiến tôi nhớ mãi. Mở nồi gang ra là những hạt cơm chín đều được nấu bằng rơm, rạ, mùi thơm phức mũi tỏa khắp gian phòng khách, chúng tôi đón lấy bát cơm từ tay của bà nội, chăm chú vào ăn cơm của mình. Ăn sáng xong, tôi và em tôi bắt đầu hành nghề, nó thì bắt đầu chạy nhảy tung tăng, tôi thì gọi mấy đứa em khác cùng đi chơi. Chúng tôi chia nhau tìm chỗ chơi, và cuối cùng chốt chỗ chơi là một khu vườn.
Buổi sáng hôm ấy thật tuyệt vời, một làn gió thổi qua thật nhè nhẹ làm cho những bông lúa đung đưa, hương thơm phẳng phất mùi đồng nội nhẹ nhàng, ngan ngát. Chúng tôi đùa nghịch, chạy xung quanh vườn, chơi những trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê hay trốn tìm. Ngày ấy, trốn tìm đối với chúng tôi là vui nhất, ai chạy nhanh về đồn là người ấy thắng, đứa nào chạy chậm thì chứng tỏ đứa ấy mập và lười vì thế luôn luôn phải làm người bịt mắt để đi tìm chúng tôi..... Chán chơi những trò chơi hoạt động rồi chúng tôi lại bắt đầu đi tước những lá chuối, đứa nào cũng đều khéo léo tỉ mỉ tước để tránh bị rách lá. Thỉnh thoảng 1 đứa trong đám chơi cùng nhau sẽ bị sâu bám trên người. Mấy đứa còn lại thì chạy tứ tung, đứa bị sâu bám liền chạy về khóc om sòm mách với người lớn, vậy là chúng tôi bị mắng té tát và ngồi im trên nhà không được đi đâu hết.
Một ngày nọ, chúng tôi được bà dắt ra vườn để nhặt thuốc. Thời đó, tôi chỉ mới 6 tuổi, cùng các em đi ra nhặt thuốc cùng bà, những củ sâm ấy to, mùi nồng nặc trong mũi tôi. Tôi chỉ hỏi bà rằng: "Thuốc này làm gì thế hả bà?" . Thì bà bảo tôi rằng: "Để bán kiếm tiền", ngày đó những củ sâm này được nhà nhà đều trồng, vì thế số tiền kiếm được cũng không hề nhiều. Những cây thuốc ấy được rửa sạch, hong khô để đem ra chợ bán, và cũng chỉ có những ngày có phiên chợ mới bán được. Tôi thích đi chợ cùng với bà, và cả em trai tôi cũng vậy. Có lẽ nhà có hai chị em thì thằng em thấy chị làm gì, nó sẽ làm theo, còn nếu nhà có hai anh em thì em gái cũng sẽ làm theo anh trai của nó. Chúng tôi ngày đó cũng được dậy rằng không được đòi hỏi bất cứ thứ gì, đó là hư. Lần đầu tiên đi chợ quê, đối với tôi là một điều thích thú, Ở chợ chỉ có một hay hai người chuyên bán về một món hàng, mà chợ chỉ mở theo phiên chứ không mở theo ngày như thành phố. Ai lấy cũng vui vẻ sách cái giỏ to đi vào chợ, khi về sách ra nào là rau thịt ăn cho cả tuần. Tôi thấy bà tôi cũng như vậy, tiền mang đi để mua đồ cũng rất nhiều, 500 ngàn đồng, con số cực kì lớn cho ngày đó, tôi rất shock với điều đó. Ở thành phố tôi chỉ nhìn thấy mẹ mang đến 100 ngàn đi chợ, nhưng ở quê tôi lại mang gấp 5 lần. Tôi thầm nghĩ , người ở quê sao ăn nhiều thế nhỉ. Một ngày có thể ăn hết tầng ấy sao? Suy nghĩ trẻ thơ ấy mãi mới được hồi đáp khi tôi về đến nhà sau chuyến đi chợ lần đầu tiên. Bà tôi giảng giải cho tôi rằng: "Ở quê chúng ta chỉ có chợ theo phiên và phải mua đồ để ăn cho cả 1 tuần". Tôi mới hiểu ra và thầm nghĩ trong đầu: "Thế này thì người bán không sợ ế". Và tôi mới hiểu câu nói của mấy bà đi về trước " đi nhanh kẻo hết chợ rồi".
Tối đến chúng tôi quây quần bên chiếc tivi cũ. Màn hình tivi đã có màu nhưng bị muỗi, ngày đó nổi tiếng với bộ phim tây du kí, chúng tôi chú tâm xem từng chi tiết, nhưng chú tâm quá thì lại mất vui khi mỗi lần đến quảng cáo, chúng tôi lại thở dài một tiếng vì đang hay thì bị ngắt quãng. Hết phim chúng tôi còn gắt lên, "sao nó kết thúc dở dở ương ương thế này" làm mọi người hồi hộp không thôi. Sau khi hết phim chúng tôi đánh răng đi ngủ và kết thúc một ngày làm việc căng thẳng.
Đọc phần 2 của mình
Sáng tác
/sang-tac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất