Trở thành người giỏi nhất.
Trong một cuốn sách mình từng đọc có câu “Bạn có thoải mái với việc mình không xuất sắc?”.
Bạn đã bao giờ đọc tác phẩm của người khác và cảm thấy ghen tị hoặc thấy mình thất bại chưa? Hoặc trong bất cứ công việc nào bạn đang làm?
Trong một cuốn sách mình từng đọc có câu “Bạn có thoải mái với việc mình không xuất sắc?”. Thực lòng, nếu có thể, ai chẳng muốn mình trở nên xuất chúng trong một lĩnh vực gì đó. Hoặc nếu không thể “nhất” thì cũng là một trong những “top of mind” của ngành, để được biết đến, để được nhớ về. Điều đó tuyệt vời và đáng tự hào mà.
Chỉ là, chúng ta đều hiểu, nếu ai cũng “nhất” thì làm sao để cuộc sống cân bằng nhỉ. Người ta bảo, nếu ai cũng làm ông chủ hết thì ai sẽ trực tiếp thực thi để tạo ra của cải vật chất vận hành xã hội. Sự phân hóa là bản chất và quy luật chẳng thể khác. Vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta cần xác định rõ chúng ta có thể nằm ở đâu trong dải phân hóa với nhiều cấp độ đó; nếu không phải là nhất nhưng cũng cần trên mức trung bình của mặt bằng chung thì cụ thể nó là thế nào; và nằm ở đó sẽ giúp mình đạt được gì….Mỗi người sẽ có tiêu chuẩn và kỳ vọng riêng mà họ biết rằng sẽ phù hợp với khả năng nội tại cũng như mục đích cá nhân ban đầu của họ khi dấn thân vào làm bất cứ việc gì.
Khi quyết định theo đuổi viết nghiêm túc, mình cũng chưa xác định rõ phiên bản “viết tốt” mà mình đang hướng đến có hình hài cụ thể ra sao. Vì thế, không ít lần mình rơi vào trạng thái hụt hẫng, thất vọng khi đọc bài viết của người khác rồi nhìn lại mình. Thật may sau đó cũng đủ tỉnh táo để nhìn nhận những sự so sánh đó là khập khiễng, mình không nên nản chí khi đặt mình - một người chỉ đang chập chững tập viết được vài chục ngày bên cạnh những cái tên như chị The Present Writer hay những tác giả đã có vài cuốn sách đầu tay để đời.
Haiz, mình thật khờ khạo nhỉ :)) Con người chúng ta vẫn thích so sánh như một bản năng mà thường quên mất hoặc lười làm thứ quan trọng nhất đó là xác định rõ chân dung mục tiêu hướng đến, càng cụ thể rõ ràng lại càng tốt.
Kỹ năng viết của mình cần tốt đến mức nào? (Kỹ năng….của bạn cần tốt đến mức nào?)
“Tốt” là một trong những từ chung chung nhất trên cuộc đời này ;))) Nếu ta không cố mà làm rõ, ta dễ rơi vào trạng thái so sánh bất định và ủ dột với suy nghĩ mình luôn không đủ “tốt” khi nhìn vào thành quả của ai đó khác.
Với mình, khả năng “viết tốt” mà mình cần đạt được sẽ ở một mức như thế này, bao gồm các yếu tố sau (mình sử dụng sự hỗ trợ của Gemini để tạo được những bảng phân tích chi tiết này, bạn cũng có thể, miễn bạn cảm thấy nó hợp lý và đã đủ rõ ràng với bạn để khi nhìn vào, bạn có thể cứ dựa vào đó mà đi thôi):
Mục đích quan trọng khi làm việc này là để bạn thực sự bắt tay vào việc xác định rõ ràng nhất có thể về cái đích bạn muốn đến cho bất cứ điều gì bạn đang làm, rõ ràng nhất dành cho riêng bạn thay vì thứ gì đó lờ mờ chung chung kiểu “tốt nhất” hoặc “tốt nhất trong khả năng”….Vì ai chẳng muốn mình là nhất như đã giải thích, nhưng chúng ta không thể cùng “nhất” giống như nhau được; nên cách tốt nhất để ta tập trung đi trên con đường của mình là vẽ nó ra thật rõ ràng trước mắt để ta không bị nhầm lẫn, không vô định đi theo một thứ “nhất” mà vốn dĩ ai cũng sẽ bị thu hút vào đó một cách lãng phí vô ích, làm hao tổn sức lực và tinh thần không đáng nếu nó vốn dĩ đã không phải cái đích phù hợp dành cho mình.
Bạn có thể áp dụng nó cho bất cứ việc gì bạn đang làm. Sẽ không có một “template” hay công thức chung nào cho bức tranh này cả, hãy làm theo cách bạn hiểu và cảm nhận, sao cho khi nhìn vào bức tranh bạn vừa vẽ ra, chính bạn cảm thấy nó đủ rõ ràng với chính mình, từ đó bạn có thể nhìn vào mà tiếp tục bước đi từng bước trên hành trình đến với cái đích mà bạn muốn đó.
Mình muốn đạt được điều gì với bài viết của mình? (Bạn muốn đạt được gì với việc bạn đang làm?)
Mình muốn nhìn thấy và hiểu rõ cảm xúc bên trong mình, từ đó hiểu mình hơn. Vì “Cảm xúc là một thứ trừu tượng, cho đến khi ta gọi tên nó ra. Học cách viết chính là học cách đưa cảm xúc ra ánh sáng, để chính mình hiểu mình hơn.”
Mình cũng muốn giúp người khác nói ra cảm xúc và nỗi lòng của chính họ; từ đó cũng giúp họ hiểu bản thân, cảm thấy thoải mái và được giải tỏa giống như mình. Người khác có thể nhìn thấy bản thân họ trong bài viết của mình; được truyền cảm hứng và làm theo những điều mình chia sẻ và nó hữu ích đối với họ; giúp họ giải quyết (triệt để hoặc phần nào) 1 vấn đề trong cuộc sống (có thể là vấn đề tâm lý/tinh thần trừu tượng hoặc hữu hình).
Ngôn từ là hình hài của tư duy, qua mỗi bài viết, mình mong muốn tư duy của mình dần trở nên có hệ thống, logic, gọn gàng, sắc bén hơn.
“Học viết không phải là học content. Content là thứ hướng ra ngoài, nó phụ thuộc phần lớn vào đối tượng. Viết là kỹ năng cơ bản, là thứ hướng vào trong. Luyện viết là luyện thói quen sử dụng ngôn từ sao cho hiệu quả nhất. Nếu đã viết tốt, thì chỉ cần nắm được cái khung là sẽ viết được bài PR, viết được thông cáo báo chí,....”. Mình muốn luyện viết cho đến khi đạt được các tiêu chí “tốt” như đã phân tích ở trên. Sau đó, mới nghĩ đến việc viết content để kiếm tiền thông qua việc dùng những gì mình viết để điều hướng thông tin, thúc đẩy và làm tăng giá trị cho một chủ thể khiến họ sẵn sàng trả tiền tương xứng với giá trị mình đã add on cho họ dựa trên mức độ hiệu quả của content mình viết.
Chặng đường đến đó sẽ còn xa (khoảng 200 ngày viết theo OWD, cũng có thể), nên hiện tại mình chưa nghĩ nhiều. Mình muốn tự mình cảm thấy thỏa mãn với khả năng viết và những bài mình đã, đang và sẽ viết ra, ngày càng nhiều thỏa mãn hơn - Khi mà mình có thể làm tốt những điều mình cần và mình muốn như đã làm rõ trong bài viết này, làm tốt và “quen tay” đủ để mình cảm thấy tự tin cũng là khi mình trở thành “người giỏi nhất” theo mong muốn và tiêu chuẩn của riêng mình ở thời điểm này.
Thực ra, cảm giác hạnh phúc và đáng tự hào chẳng kém là khi ta trở thành người giỏi nhất trong lòng mình, khi ta đã vượt lên chính mình và thực sự trở thành người mà ta muốn (một cách rõ ràng trong bức tranh kia). Hãy vẽ ra chân dung “người giỏi nhất” mà bạn muốn trở thành ngay bây giờ nha!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất