Triều đại 24 năm đẫm máu của Saddam Hussein (Phần 1)
Phần 1 trong series nói về 24 năm đẫm máu của chế độ chuyên chế độc tài Saddam Hussein tại Iraq, tập trung vào cuộc thanh trừng trong nội bộ Đảng Baath của ông ta.
Mọi người có lẽ sẽ nhận ra người đàn ông trong ảnh, ông ta là Saddam Hussein, cựu tổng thống của nước Cộng hòa Ả Rập Iraq, người được mệnh danh là tên đồ tể khét tiếng của thế giới Trung Đông. Ông ta chịu trách nhiệm cho cái chết của vô số người dân Iraq trong triều đại khủng bố kéo dài 24 năm của mình. Ước tính, khoảng 250.000 người Iraq, chủ yếu là người Kurd và người Hồi giáo Shia, đã thiệt mạng dưới các chính sách áp bức tàn bạo của chế độ Saddam Hussein qua nhiều cuộc diệt chủng có hệ thống, chẳng hạn như cuộc Diệt chủng Anfal. Bên cạnh đó, còn phải kể đến hàng trăm ngàn người dân Iran và Kuwait thiệt mạng trong hai cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa do Saddam phát động.
Khi quân Mỹ tiến vào thủ đô Baghdad năm 2003, người dân Iraq đã đổ ra đường để chào đón họ như những người giải phóng. Bức tượng khổng lồ của Saddam ở quảng trường trung tâm thành phố, biểu tượng của triều đại cai trị kinh hoàng 24 năm, nhanh chóng bị quần chúng phá sập. Nhiêu đó đủ nói lên lòng căm hận vô bờ của toàn thể nhân dân Iraq đối với nhà độc tài này.
Nhiều người chắc chắn sẽ tìm cách tẩy trắng cho Saddam Hussein bằng việc nhắc lại (hay tôi phải dùng từ đúng hơn là "nhai lại"?) lọ bột giặt của Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell tại Đại hội đồng LHQ năm nào, qua đó phủ nhận sạch trơn tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh lật đổ Saddam Hussein do Liên quân phát động. Những người như vậy đều đã mắc lỗi nguỵ biện rất cơ bản mang tính logic học trong tranh luận. Không thể dựa vào việc Mỹ nguỵ tạo bằng chứng nhằm tạo cớ cho cuộc chiến tranh Iraq để mà phủ nhận những tội ác của Saddam Hussein trong quá khứ được.
Nhiều người lại còn lấy tình hình hỗn loạn của Iraq sau khi Hussein bị lật đổ (và cả của Libya sau cái chết của Gaddafi) để mà khẳng định rằng việc lật đổ Saddam là sai lầm, Saddam thực chất là nhà lãnh đạo tốt, Saddam did nothing wrong, độc tài tốt hơn dân chủ... Những người ấy không biết một sự thật rằng sẽ cần đến ít nhất hàng chục năm để có thể đưa ra những đánh giá toàn diện nhất, đúng đắn nhất về một sự kiện lịch sử sau thời điểm nó xảy ra. Trên thực tế, sự hỗn loạn diễn ra ngay sau mỗi phong trào cách mạng - khi mà khoảng trống quyền lực chưa được lấp đầy - là chuyện hết sức thường tình: Cách mạng Nga 1917 lật đổ Nga hoàng, nhưng lại dẫn đến Nội chiến Nga đẫm máu. Cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc lật đổ Nhà Thanh, nhưng lại dẫn đến nội chiến hàng chục năm giữa các thế lực quân phiệt. Và chắc không cần phải kể về cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã lật đổ chế độ phong kiến ở Việt Nam nữa.... Theo logic của các bạn thì người dân ở các nước này hẳn đều cảm thấy hối hận vì đã lật đổ những kẻ cai trị chuyên chế tàn bạo kia, hay sao?
Series bài viết này sẽ đưa các bạn quay ngược thời gian về thời kỳ 24 năm cai trị đẫm máu của Saddam. Ở phần 1 này, hãy cùng nhìn lại cuộc thanh trừng trong nội bộ Đảng mà Saddam tiến hành trong quá trình theo đuổi quyền lực tối cao.
Vào đầu năm 1979, mặc dù Saddam đang nắm giữ các chức vụ là phó tổng thống Iraq và phó chủ tịch Hội đồng Cách mạng, nhưng trên thực tế, ông ta đã là nhân vật nắm quyền lực số một ở Iraq. Tuy vậy, dường đó rõ ràng là không đủ đối với Saddam. Dưới sự đe dọa của ông ta, al-Bakr, tổng thống Iraq và chủ tịch Hội đồng Cách mạng đều đã phải tự nguyện từ chức, nhường lại cả hai chức vụ cho Saddam.
Theo quan niệm của những người bình thường, Saddam đã leo lên đỉnh của chiếc kim tự tháp quyền lực, và ông ta nên cảm thấy hài lòng. Nhưng Saddam không phải là một người đàn ông bình thường. Ông ta không bằng lòng chỉ với chức vụ tổng thống, ông ta còn muốn đảm bảo rằng mọi người đều phải dành lòng trung thành và tôn kính vô điều kiện 100% dành cho ông ta.
Vào ngày 22 tháng 7 năm 1979, chỉ vài ngày sau khi cướp đoạt chức vụ Tổng thống, Saddam đã mời tất cả các thành viên của Hội đồng Cách mạng và các nhân vật chính trị quan trọng khác đến một hội nghị ở Baghdad. Trước khi cuộc họp bắt đầu, Saddam đã ra lệnh lắp đặt một chiếc camera tại địa điểm họp để ghi lại tất cả các diễn biến tiếp theo.
Sau khi hội nghị bắt đầu, Saddam bước lên bục với vẻ mặt nghiêm túc và tuyên bố: "Có một sự cố rất đáng tiếc tôi muốn thông báo với mọi người. Tôi vừa phát hiện ra một âm mưu. Trong số chúng ta có những kẻ phản bội".
Sau khi nói, Saddam ngồi ngay sau một cái bàn trên bục. Hệt như một buổi biểu diễn, bức màn trên bục mở ra, và tổng thư ký của Ủy ban Cách mạng, Masadi, bất ngờ xuất hiện trên bục. Masadi đứng sau micro trên bục, vừa khóc vừa lắp bắp thừa nhận mình là người khởi xướng âm mưu.
Saddam ngồi chễm chệ trên bục với điếu xì gà to tướng trên tay. Ông ta thông báo rằng có những kẻ khác cũng đang tham gia vào âm mưu. Và "những kẻ phản bội này, đang ngồi giữa chúng ta".
Khi đám đông trong hội trường náo loạn, Saddam bắt đầu đọc tên từng người một mà ông cho là "kẻ phản bội" (đừng nghĩ họ bán nước hay có bất kỳ "âm mưu" gì, "tội" của họ thực chất chỉ là chống lại Hussein, hoặc bất bình trước sự chuyên quyền của ông ta, mà thôi). Saddam không ngay lập tức nói ra tên của những "kẻ phản bội" này. Ông ta cố ý muốn tất cả mọi người có mặt phải nếm trải nỗi sợ hãi đến từ tận đáy lòng.
Đối mặt với hơn 200 giới tinh hoa chính trị cấp cao nhất của Iraq hiện diện trong hội trường, Saddam lần lượt đọc tên của từng người trong số họ:
Đối mặt với hơn 200 giới tinh hoa chính trị cấp cao nhất của Iraq hiện diện trong hội trường, Saddam lần lượt đọc tên của từng người trong số họ:
"Ông A có phải là kẻ phản bội không?"
Năm giây im lặng.
"Không, ông A không phải là kẻ phản bội. Vậy ông B có phải là kẻ phản bội không?"
Năm giây im lặng.
"Không, ông B cũng không phải là kẻ phản bội. Vậy còn ông C thì sao? Ông C có phải là kẻ phản bội không?"
Năm giây im lặng.
"Đúng đó! Ông C là phản bội!"
Người đàn ông bị cáo buộc là kẻ phản bội này ngay lập tức bị cảnh sát mật đưa khỏi cuộc họp. Số phận chờ đợi người đàn ông này, có lẽ ai cũng biết rõ.
Tất cả mọi người có mặt đều toát mồ hôi hột và bồn chồn. Tiếng người ho và hắng giọng liên tục vang lên trong hội trường. Mọi người đều nín thở, chờ đợi giây phút tên mình được đọc lên, rồi lại tiếp tục tuyệt vọng chờ đợi giây phút Saddam tuyên án.
Có người lấy khăn tay ra và không ngừng lau mồ hôi:
Có người đã khóc:
Khi ngày càng có nhiều người bị bắt đi, thần kinh của những người ở lại hội trường càng trở nên căng thẳng tột độ. Cuối cùng, có người không thể ngồi yên, người đó đột nhiên đứng dậy, giơ một tay và hét lên với giọng mếu máo:
Theo bản dịch của Discovery Channel, người đàn ông đã hét lên: "Đảng Baath muôn năm !! Saddam muôn năm !!" Sau khi anh ta hét lên những lời này, hội trường đã vỡ òa trong tràng pháo tay.
Sau đó người thứ hai đứng lên:
Và sau đó là người thứ ba:
Mọi người đồng thanh hô vang với một chút run rẩy trong giọng của họ, có thể vì yêu mến Saddam, có thể vì sự kinh hoàng của họ trước cuộc thanh trừng mà nhà độc tài đang thực hiện.
Khi cuộc họp kết thúc, tổng cộng 66 quan chức cấp cao của Iraq đã bị bắt đem ra khỏi hội trường. Saddam chúc mừng những người còn lại, không ai trong số họ là những kẻ phản bội. Ít nhất là không phải hôm nay.
Lại có những tràng pháo tay nồng nhiệt. Mọi người có mặt đều biết họ phải làm gì trong những ngày sau đó: Tuân phục Saddam vô điều kiện.
Trong số 66 người bị bắt ngày hôm ấy, hầu hết đã bị đem ra xử bắn sau đó vài tuần. Masadi, người đã công khai thừa nhận mình là kẻ phản bội khi bị ép buộc, cũng không được Saddam tha thứ. Theo các đoạn video ghi lại những cuộc hành quyết này, những tù nhân với tấm vải đen che mắt quỳ trên mặt đất và hai tay bị trói nghiến sau lưng. Người thi hành án cầm một khẩu súng lục (quà tặng của chính Saddam cho các thành viên trong đội xử bắn) bắn từng người tù nhân một ngã xuống đất, máu me đầm đìa. Người anh cùng cha khác mẹ của Saddam, Barzan Tikriti, đã trao phát súng cuối cùng cho Adnan Hussein Hamadani, tổng tham mưu trưởng từ năm 1973, ông này chỉ mới được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng vào tháng 7 năm đó và từng là một trong những chiến hữu gần gũi nhất của Hussein. Trong khi Adnan đang quằn quại trên mặt đất, vợ của ông đang ở Paris tận hưởng một chuyến đi mua sắm với vợ của Saddam là bà Sajida Hussein.
Một vài người trong số 66 người xấu số ấy đã được thả ra. Saddam muốn họ có cơ hội kể cho những người còn sống biết họ đã bị tra tấn như thế nào.
Riêng băng ghi hình đại hội, Saddam đã ra lệnh phát trên toàn quốc để mọi người cùng xem.
Đây chính là cách mà Saddam Hussein tuyên bố với tất cả người dân Iraq vào ngày 22 tháng 7 năm 1979 rằng ông ta chính là nhà lãnh đạo tối cao, và cũng là duy nhất, của đất nước.
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất