(Bài viết thuộc chuyên môn đầu tiên và có thể là cuối cùng!)
Trước khi đi ngủ tôi giành một ít thời gian suy tư về “Triết Học trong kiến trúc”, có một người bạn đặt vấn đề này với tôi?

Nhưng thật tiếc tôi không thể cho cậu ấy một câu trả lời chính xác, thậm trí nó còn tồn tại hay không tôi không hề biết!
Nhưng có nghịch lý này khá ngộ nghĩnh, bất kỳ cuốn sách nào từng viết về về triết học với tiêu đề rằng “Philosophy of Architecture”, tất cả chúng đều dùng giọng văn chuyên thuật ngữ, thích trích dẫn, liệt kê và cố gắng giải thích một thứ gì đó. Thậm chí tới phút chót, có lẽ tác giả còn không tin vào những thứ mình viết.
Nhưng lại có những quyển sách không liên quan mấy đến triết học trong kiến trúc lại mang những triết lý bao trùm nhất (theo tôi cảm nhận). Họ chỉ dùng văn kể và tả, nhưng lạ thay, chỉ cần đọc sót 1 chữ bất kỳ đâu, bạn sẽ lạc khỏi bàn trà của tác giả. Theo tôi, đó là cảnh giới “mọi thứ tất nhiên phải ở đó”.

Muốn biết về triết học trong kiến trúc không hẳn tốt, vì nó là cái thứ không tồn tại ở bất cứ dạng thực thể vật lý nào. Nhưng bạn yên tâm, nếu bạn tin vào nó, có một tin vui giành cho bạn. Bất kể vĩ nhân nào cũng có những quyển triết riêng trên đĩa sồi rũ mục của họ.
Đây là ba quyển sách đầu tiên tôi may mắn đọc, trong đấy có giải thích về triết học trong kiến trúc, do nó cũng khá dễ đọc:
1. The eyes of the skin architecture
2. In Praise of Shadow
3. The book of five rings
(có thể do chịu ảnh hưởng từ thầy tôi đôi chút, nên tôi cũng có 1 tình cảm khá đặt biệt giành cho văn học Nhật Bản)

*Trích một đoạn trong Ca tụng bóng tối của Junichiro Tanizaki do tôi sub*
“… Một món sushi như thế thích hợp nhất là ăn ngay vào sáng mai, nhưng để thêm 2 hoặc 3 ngày nữa nó vẫn ngon, miễn rằng cậu đừng quá sáng tạo khi chế biến. Sushi có 4 thành phần đơn giản, cơm trắng, muối trắng, cá hồi muối, lá hồng (persimmon leaves) nguyên liệu mà bất kỳ gia đình nào ở Nhật Bản bấy giờ cũng có. Hãy làm mọi thứ thật cẩn thận, khi muối được xoa lên gạo hãy đảm bảo rằng nhiệt độ của chúng bằng nhau và tuyệt đối không có mồ hôi hoặc hơi ẩm từ tay cậu trong đấy. Cá hồi muối chỉ ngon khi nó được nén chặc nhanh nhất có thể từ khi lấy ra khỏi hủ, và lá hồng đậm vị cần được ăn kèm của một chồi non đắng…”
Vậy đấy, triết học kiến trúc không viết ra được bình thường, chủ yếu do bạn tự suy ngẫm và thưởng thức là chính.

P/s: Ngủ ngon! Đây là bức hình có người duy nhất có trong máy:))
Nguồn ảnh: Phương Vy