Triết Học Để Làm Gì?
Có thể thông cảm được là mọi người bối rối trước khái niệm triết học. Nhìn từ xa xa, nó có vẻ kì quặc, không rõ ràng, chán ngắt và...
Có thể thông cảm được là mọi người bối rối trước khái niệm triết học. Nhìn từ xa xa, nó có vẻ kì quặc, không rõ ràng, chán ngắt và cũng – có một chút thú vị. Nhưng thật khó để chỉ ra rằng sự hấp dẫn ở đây là gì. Triết gia là ai? Họ làm gì? Và tại sao chúng ta cần họ.
Thật may mắn, câu trả lời đã nằm sẵn trong chính từ “philosophy”. Trong tiếng Hy Lạp, philo có nghĩa là yêu – hoặc lòng thành và sophia có nghĩa là sự thông thái hay trí tuệ. Triết gia là những người hiến dâng cho trí tuệ.
Dù là một khái niệm trừu tượng, “trí tuệ” không hề bí ẩn. Có trí tuệ có nghĩa là cố gắng sống và chết tử tế, hướng đến một cuộc sống tốt nhất có thể với những khó khăn trong điều kiện sống. Đích đến của trí tuệ là sự thỏa mãn. Bạn có lẽ sẽ nói là “hạnh phúc”, nhưng hạnh phúc là hơi nhầm lẫn, khi nó gợi đến niềm vui sướng, trong khi “sự thỏa mãn” có vẻ như tương thích với sự đau đớn về thể chất và tinh thần, cái mà mọi cuộc đời tử tế đều cần phải có.
Vậy một triết gia là người cố gắng cho nghiên cứu chuyên sâu một cách có hệ thống để tìm ra điều gì làm thỏa mãn cá nhân và tập thể.
Trong quá trình theo đuổi trí tuệ, các triết gia phát triển một bộ kĩ năng vô cùng đặc biệt. Qua nhiều thế kỉ, họ đã trở thành những chuyên gia trong nhiều điều thông thường nhưng to lớn làm người ta không được thông tuệ. Sáu điều tập trung nhất đã được chỉ ra:
1. Chúng ta không hỏi những câu hỏi lớn
Ý nghĩa của cuộc sống là gì? Tôi nên làm gì với công việc của mình? Tại sao chúng ta lại cùng nhau tạo thành xã hội? Tình yêu là gì? Nhiều người trong chúng ta có những câu hỏi như thế trong đầu ở một thời điểm nào đó (thường là giữa đêm khuya), nhưng chúng ta cố gắng trả lời nó trong tuyệt vọng. Chúng thường tồn tại dưới dạng các câu chuyện cười trong nhiều nhóm xã hội: và chúng ta bị xấu hổ khi trình bày chúng (trừ những thời điểm ngắn trong thời thanh niên) vì nỗi sợ bị nghĩ là kiêu căng và sợ mình không đi đến đâu cả.
Triết gia là những người không sợ những câu hỏi lớn. Họ đã, qua nhiều thế kỉ, đặt những câu hỏi lớn nhất. Họ nhận ra rằng những câu hỏi trên luôn có thể bẻ ra làm nhiều mảnh nhỏ có thể kiểm soát được và điều kiêu căng duy nhất là nghĩ mình hơn những người dám đặt những câu hỏi nghe có vẻ ngây thơ.
2. Chúng ta dễ bị tổn thương bởi những lỗi lầm do thường thức gây ra.
Các quan điểm bình dân – hay cái được gọi là “thường thức” - có thể nhận thấy ở nhiều nơi. Đó là những gì bạn nghe được từ bạn bè và hàng xóm, những thứ được thừa nhận là đúng, những cái bạn nhận mà thậm chí không nghĩ về nó. Truyền thông tuồn hàng đống những thứ này ra hàng ngày. Nhưng trong vài trường hợp, những tri thức thông thường này đầy những thứ dở hơi, những lỗi lầm và là những định kiến đáng thương.
Triết học làm cho chúng ta bày tỏ cẩn thận tất cả những khía cạnh của thường thức một cách có lí trí. Nó muốn chúng ta nghĩ về bản thân, để trở nên độc lập hơn. Có phải những điều mọi người nói về tình yêu, về tiền bạc, về những đứa trẻ, về công việc đều đúng? Các triết gia thường quan tâm liệu rằng một ý tưởng có hợp lý – hay chỉ đơn giản là thừa nhận nó đúng bởi vì nó phổ thông và được xây dựng từ lâu.
3. Chúng ta bị mơ hồ về mặt tinh thần
Chúng ta không giỏi về việc biết mình đang nghĩ gì trong đầu. Chúng ta biết mình rất thích một bản nhạc nhưng lại khó khăn khi giải thích vì sao. Hoặc ai đó làm chúng ta thấy khó chịu nhưng chúng ta không thể chỉ ra đâu là vấn đề. Hoặc chúng ta mất bình tĩnh mà không thể nói rõ rằng mình đang trải qua cái gì. Chúng ta thiếu sự thấu suốt về những thứ khiến chúng ta thỏa mãn và những điều làm chúng ta ghét.
Đó là lí do tại sao chúng ta phải xem xét đầu óc chính mình. Triết học là thấu suốt, là thông tuệ - và châm ngôn đầu tiên, được phát ngôn bởi triết gia sớm nhất, vĩ đại nhất, Socrates – chỉ gồm 3 từ:
“Biết bản thân”.
4. Chúng ta có những suy nghĩ luẩn quẩn về điều gì sẽ làm chúng ta hạnh phúc
Chúng ta được sắp xếp để tìm kiếm hạnh phúc nhưng, nhưng sai lầm khi tìm kiếm nó ở nền tảng cơ bản nhất. Chúng ta đánh giá quá cao sức mạnh của một vài thứ cải thiện cuộc sống, và xem thường các thứ khác. Trong một xã hội tiêu dùng, chúng ta đưa ra lựa chọn sai vì bị điều khiển bởi những thứ hào nhoáng giả dối, chúng ta vẫn tưởng rằng một kì nghỉ đặc biệt, hay một cái xe hơi, hay máy tính sẽ tạo ra sự khác biệt lớn hơn nó có thể tạo ra. Cùng lúc đó, chúng ta đánh giá thấp các đóng góp từ những việc khác – như đi dạo, dọn tủ bếp, hay đi ngủ sớm… nghe ít to tát hơn, nhưng có thể đóng góp một cách sâu sắc cho các đặc tính của tồn tại.
Triết gia tìm cách trở nên thông thái bằng cách xác định chính xác những hoạt động và thái độ mà thực sự có thể khiến cuộc sống chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.
5. Cảm xúc của chúng ta có thể đưa chúng ta đến ngã rẽ hiểm nguy.
Chúng ta là những sinh vật không trốn thoát được khỏi cảm xúc nhưng thường quên mất sự thật khó chịu này. Thỉnh thoảng một vài cảm xúc – kiểu như giận dữ, đố kị hay phẫn uất – dẫn chúng ta đến những rắc rối nghiêm trọng. Triết gia dạy chúng ta suy nghĩ về cảm xúc, hơn là chỉ đơn giản có nó. Bằng cách hiểu và phân tích cảm xúc, chúng ta biết được rằng làm cách nào mà cảm xúc tác động đến hành vi một cách bất ngờ, trái logic và đôi khi nguy hiểm.
Các triết gia là những nhà trị liệu đầu tiên.
6.Chúng ta hoảng loạn và mất tầm nhìn
Chúng ta luôn luôn mất cảm giác về những thứ quan trọng và thứ gì không. Chúng ta – như tiêu đề ở trên – luôn mất “tầm nhìn”. Đó là thứ mà các triết gia giỏi trong việc giữ gìn. Khi nghe tin mình mất tất cả tài sản trong một vụ đắm tàu, triết gia Stoic Zeno chỉ đơn giản nói: “Của cải giúp ta trở thành một triết gia ít vướng bận hơn”.
Những trả lời như thế đã tạo ra khái niệm “trầm tĩnh (philosophical)”, một từ để chỉ sự bình thản, suy ngẫm dài hạn và sức mạnh ý chí, ngắn gọn hơn, chỉ tầm nhìn.
Cái mà chúng ta gọi là “lịch sử triết học” được tạo ra bởi những cố gắng lặp đi lặp lại qua nhiều thế kỉ để chỉ ra những chỗ mà chúng ta chưa thấu hiểu. Ví dụ, ngày xưa ở Athens, Socrates đã đặc biệt tập trung vào những vấn đề như bằng cách nào mọi người lại bị mơ hồ trong chính tâm trí của mình. Ông đã bị choáng váng do mọi người không hiểu họ đang muốn nói đến cái gì bởi những quan niệm như lòng dũng cảm, công lý hay sự thành công – ngay cả khi đó là những khái niệm họ sử dụng để nói về cuộc đời của chính mình. Socrates xây dựng một phương pháp (mà bây giờ vẫn mang tên ông) trong đó bạn có thể làm rõ ràng hơn những gì bạn muốn đề cập bằng cách đóng vai luật sư của Quỷ trước bất kì ý niệm nào. Mục tiêu không cần phải thay đổi suy nghĩ của bạn. Nó là để kiểm tra xem những ý tưởng điều khiển cuộc sống của bạn có hợp lý không.
Một vài thập kỉ sau, triết gia Aristotle cố gắng làm chúng ta tự tin hơn trước những câu hỏi lớn. Ông nghĩ rằng những câu hỏi hay nhất là câu hỏi cái này để làm gì. Ông đã làm thế nhiều lần và trong nhiều quyển sách: Chính phủ để làm gì? Kinh tế để làm gì? Tiền bạc để làm gì? Nghệ thuật để làm gì? Ngày nay, có lẽ ông sẽ cổ vũ cho các câu hỏi kiểu: Truyền thông để làm gì? Hôn nhân để làm gì? Trường học để làm gì? Sách báo khiêu dâm để làm gì?
Cùng hoạt động với Hy Lạp cổ đại là các triết gia người Stoic, những người quan tâm đến sự hoảng sợ. Những người Stoic chú ý một đặc tính trung tâm của nỗi sợ: chúng ta hoảng loạn không chỉ vì điều gì đó xấu xa xảy ra, nhưng cả khi nó xảy ra thật bất ngờ, khi chúng ta chắc rằng mọi thứ sẽ đi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Nên họ gợi ý rằng chúng ta nên chuẩn bị cho mình trước hoảng loạn bằng cách làm quen với suy nghĩ rằng hiểm nguy, rắc rối và khó khăn sẽ đến với bạn bất kì lúc nào.
Nhiệm vụ trước hết của triết học là hấp thu toàn bộ những thứ trên và rất nhiều những bài học khác và đưa nó vào hoạt động trong thế giới hiện nay. Mục đích không chỉ là biết được triết gia nào đó đã nói cái này cái kia, mà nhắm đến việc rèn luyện sự thông thái của mỗi cá nhân và ở cấp độ xã hội – ngay từ bây giờ.
Sự thông thái của triết học - vào thời đại ngày nay – được mang đến dưới dạng những cuốn sách. Nhưng trong quá khứ, các triết gia ngồi ở chợ và thảo luận các ý tưởng với chủ cửa hàng hay đến các văn phòng chính phủ và cung điện để đưa ra lời khuyên. Không có gì là bất bình thường khi có một triết gia trên bảng lương. Triết học đã từng được coi là một hoạt động bình thường, cơ bản – hơn là một thứ bí truyền, đặc biệt khác thường.
Trong tương lai, khi giá trị của triết học được làm rõ ràng hơn một chút, chúng ta có thể trông chờ gặp được nhiều triết gia trong đời sống thường ngày. Họ sẽ không chỉ sống chủ yếu trong các khoa của các trường đại học, bởi vì những mũi nhọn mà sự thiếu khôn ngoan sẽ đâm chúng ta, và làm xáo trộn cuộc sống của chúng ta – đang được nhân lên và cần được chú ý ngay lúc này.
Theo Thebookoflife
/thinking-out-loud
- Hot nhất
- Mới nhất