Tôi bắt đầu tìm hiểu triết học thời gian gần đây khi tham dự khóa học sau đại học. Trước kia đối với tôi, triết học là cái gì đó cao siêu chỉ dành cho những người cực kỳ thông minh và ai nói vài ba câu triết lí thì chắc chắn họ phải ở tầm nào rồi. Sau khi tìm hiểu một cách có ý thức hơn, tôi mới biết nhiệm vụ của triết học cũng như nhiều ngành khoa học khác, giúp cải thiện đời sống con người.
<i>Socrates</i>
Socrates
Triết học cũng như nhiều ngành khoa học khác, giúp cải thiện đời sống con người.
Vậy triết học đã làm điều đó như thế nào?
Từ xa xưa, khi con người bắt đầu tìm ra kim khí đồng thời vận dụng nó vào trong sản xuất, của cải bắt đầu nhiều lên dẫn đến mất cân bằng trong phân phối sản phẩm. Một số người cướp được nhiều của cải hơn trở nên giàu có, họ thâu tóm quyền lực rồi trở thành giai cấp thống trị. Phần lớn những người còn lại phải làm nô lệ, lúc bấy giờ ở Phương Tây nô lệ là lực lượng sản xuất chính. Giai cấp thống trị dùng thần quyền áp lên đầu nô lệ, bắt họ phục vụ như những "công cụ biết nói", mạng sống con người lúc đó chỉ như rơm rạ. Họ làm việc quần quật đến chết và bị chôn cất một cách sơ sài, có khi bị chôn sống theo chủ nô như một thứ tài sản. Đời sống con người lúc đó dưới mức sinh tồn, luôn bị đe dọa bởi cái chết cùng đòn roi, ta thường có thể bị giết bất cứ lúc nào. Vậy là họ-nô lệ, trong cơn đau khổ cùng cực đã nổi lên đấu tranh, làm cho xã hội điêu đứng, nếu sự hỗn loạn đó không được giải quyết rồi biến thành chiến tranh trên diện rộng, thì sự tồn vong của nền văn minh đó sẽ đi về đâu? Lúc bấy giờ triết học ra đời, như ta biết Socrates là cha đẻ của triết học phương Tây cổ đại. Ông, bằng những câu hỏi kỳ quặc của mình đã lật ngược lại những niềm tin cố hữu của giai cấp thống trị và cư dân Athens làm cho cả thành ban bừng tỉnh, quay lại xem xét những tư duy cũ kỹ đã tạo nên mâu thuẫn lúc bấy giờ. Socrates không viết lại gì, ông chỉ đi vòng quanh Athens để đặt những câu hỏi.
Triết học ra đời bằng những thắc mắc muôn thuở của con người như : "thế giới này vận hành như thế nào?", "Vì sao con người đau khổ?", "Ta là ai", "ta sinh ra để làm gì?" , ......
Tất cả những câu hỏi này trước đây đều được tôn giáo trả lời một cách rất ngây thơ qua hình ảnh thần linh, rồi được giai cấp thống trị áp cho tư tưởng chủ quan của mình vào để đàn áp tinh thần, đè nén ý chí đấu tranh vì chính sự công bằng và hạnh phúc của đa số con người bị họ thống trị-phần lớn nô lệ và một số đông dân thường. Khi vương quyền bó tay trước sự hỗn loạn, những nhà triết học là những người đầu tiên ngồi lại quan sát, họ cố gắng tìm ra những quy luật vận hành của xã hội, xem nó sai ở chỗ nào để sửa chữa nó. Ta có thể thấy đôi lúc một số tư duy của họ có phần thơ ngây vì bị giới hạn bởi thời đại nhưng nó đã góp phần rất lớn giúp con người hiểu xã hội vận hành như thế nào cùng vị trí của con người trong xã hội đó. Ai đó có thể xem Socrates là một ông già kì dị, nhưng ông chính là triết gia đầu tiên đặt con người vào trọng tâm của triết học chứ không phải thần linh hay thế giới, ông không quan tâm lắm đến vũ trụ quan, triết học của ông là nền tảng của triết học đạo đức, ngày nay ông thường được so sánh với Khổng Tử và Đức Phật, những vĩ nhân quan tâm tuyệt đối với hạnh phúc của con người. Khi tìm hiểu triết học, phần siêu hình có thể làm ta rối não nhưng đó là vì những nhà triết học đã sống vào những thời điểm quá xa xưa khi tiến bộ khoa học chưa có, nên khi tìm hiểu triết học ta phải sàn lọc kỹ những gì có thể học được để vận dụng tùy theo hoàn cảnh.
Khổng Tử
Khổng Tử
<i>Lão Tử - Triết gia thời Xuân Thu-Chiến Quốc</i>
Lão Tử - Triết gia thời Xuân Thu-Chiến Quốc
<i>Hàn Phi Tử - Triết gia thời Xuân Thu-Chiến Quốc (người có ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng của Tần Thủy Hoàng)</i>
Hàn Phi Tử - Triết gia thời Xuân Thu-Chiến Quốc (người có ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng của Tần Thủy Hoàng)
<i>Mặc Tử - Triết gia thời Xuân Thu-Chiến Quốc</i>
Mặc Tử - Triết gia thời Xuân Thu-Chiến Quốc
Đức Phật
Đức Phật
<i>Vardamana - Người sáng lập Kỳ Na Giáo cùng thời với Đức Phật.</i>
Vardamana - Người sáng lập Kỳ Na Giáo cùng thời với Đức Phật.
Xã hội loài người luôn phát triển không ngừng do ý muốn sinh tồn, ý muốn được an toàn ở cả hiện tại và trong tương lai. Trí tưởng tượng là một món quà giúp chúng ta phát triển hơn các loại động vật khác, nhưng nó cũng là lời nguyền làm cho ta có thể thấy được những khả năng cả tốt lẫn xấu trong tương lai cho mình và các thế hệ sau. Do vậy ta luôn cải tiến, luôn lao động để bảo đảm cho sự an toàn đó. Con người cũng có lòng tham và ý muốn hưởng thụ, có những người biết tiết chế, nhưng có những người không. Khi sự không tiết chế không được kiểm soát sẽ gây ra xung đột với những cá thể khác. Động vật cũng vậy, chúng ta cũng vậy, bản năng chỉ có thể được rèn giũa qua thời gian, còn nó có tiêu biến hay không thì chưa có ai dám chắc chắn được! Chúng ta từ những cộng đồng sống lẻ tẻ trong tự nhiên, đã phát triển dân số lên đến 7 tỉ người, không nơi nào trên Trái Đất là không có dấu chân của chúng ta. Trong quá trình phát triển đó, chúng ta đã đi từ việc chỉ nghĩ đến sự sống còn đến việc có thể hoàn toàn an toàn để phát triển theo phẩm chất và ước muốn của bản thân. Trong những giờ phút mang tính bước ngoặc của lịch sử nhân loại, trong sự chuyển giao từ nền văn minh cũ sang nền văn minh cấp tiến hơn, sẽ có mâu thuẫn xảy ra giữa cái từng thống trị với cái mới và dẫn đến rối loạn, triết học xuất hiện để khai sáng, để định hình lại con người trong một xã hội đã khác trước. Ở Trung Quốc triết học phát triển mạnh vào thời Xuân Thu-Chiến Quốc nhằm giải quyết xung đột của xã hội cũ bằng sự ra đời của xã hội phong kiến ​​với triều đại nhà Tần, triết học khoác màu sắc tôn giáo ra đời ở Ấn Độ khi đẳng cấp Bà La Môn trở thành sa đọa tạo ra những bất công xã hội sâu sắc, triết học cũng biến đổi mạnh ở phương Tây khi nô lệ nổi lên đấu tranh, triết học làm mờ đi bóng tối của thần quyền, xua tan đêm trường Trung Cổ trong giai đoạn Phục Hưng. Từ xa xưa triết học đã là "khoa học của các khoa học", khi nhà triết học cũng là nhà khoa học như Pytago, Talet, Descartes, Pascal,....
Sau thời Phục Hưng triết học đã mở cánh của để khoa học phát triển thành những ngành độc lập có tính chuyên môn cao nên khái niệm triết học là "khoa học của các khoa học" không còn nữa. Nhưng ta không thể phủ nhận nó đã từng tồn tại và đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhân loại. Ngày nay, triết học không còn làm công việc giải thích thế giới vì đã có khoa học làm điều đó, nhưng ta vẫn có thể áp dụng nó vào đời sống.
Ta cần nên biết triết học không giúp con người giải quyết những vấn đề cụ thể mà nó chỉ cung cấp cho ta một hệ thống tư duy để nhận thức thế giới và bản thân. Ngày nay ta thường nhắc nhiều đến tư duy phản biện từ cách lật ngược mọi vấn đề của Socrates, tư duy logic và logic học cũng là một nhánh của triết học từ thế kỷ XIX. Ta có thể sử dụng phương pháp biện chứng để thấy sự thay đổi của vạn vật trong đời sống cùng mối quan hệ nhân quả giữa chúng, trong triết học quan hệ nhân quả được xem như hiệu ứng cánh bướm, hành động trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến hiện tại, rồi hành động trong hiện tại sẽ ảnh hưởng đến tương lai, ta hoàn toàn có thể trả giá ngay trong kiếp sống này mà không phải chờ đến "ngày phán xét cuối cùng" để bị giam trong hỏa ngục. Chúng ta từ một em bé trở thành một cô / cậu nhóc là phủ định ta trước đó, rồi ta lại lớn lên thành thiếu niên tức là phủ định ta thêm một lần nữa, nhưng vẫn giữ lại những đặc trưng đủ để người khác nhận ra ta, đó chính là phủ định của phủ. Tư duy phản biện giúp ta đối chấp với con người cũ của ta, tìm ra nhược điểm mà khắc phục và xây dựng con người mới, một phiên bản ta tốt hơn trong tương lai. Tư duy logic giúp ta tư duy một cách có hệ thống, xâu chuỗi các sự kiện để hiểu rõ một vấn đề. Qui luật phủ định của phủ định giúp ta dám phá bỏ những cái không còn phù hợp đồng thời kế thừa những tinh qua từ một bản thể quá khứ. Tư duy toàn diện giúp ta nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, biết xét nhiều khía cạnh vấn đề để không rơi vào thiển cận,....
Triết học không giúp con người giải quyết những vấn đề cụ thể mà nó chỉ cung cấp cho ta một hệ thống tư duy để nhận thức thế giới và bản thân.
Triết học không phải là tri thức trang trí. Nếu nó chỉ là những lời nói xáo rỗng thì nó đã không tồn tại lâu đến vậy và những nhà triết học đã không phải hi sinh mạng sống của mình để bồi đắp nó. Trên con đường phát triển tư tưởng của nhân loại, triết học có thể bị bỏ quên, nhưng nếu muốn chúng ta vẫn có thể làm cho nó sống lại. Triết học không giúp ta giải quyết vấn đề cụ thể, nó chỉ cung cấp công cụ để ta nhận thức và tư duy. Triết học rất khái quát nên thành ra khó hiểu nhưng ta vẫn có thể chắc lọc và vận dụng nó bằng một tâm thế cởi mở nhất. Ngày nay khi mức sống của con người ngày càng được nâng cao nhưng ta lại không hạnh phúc, đó chính là một mâu thuẫn thời đại mà ta buộc phải nhìn nhận và giải quyết chứ không phải than vãn.
Khoa học không ra đời để làm một số người cao quý hơn một số người khác, khoa học ra đời để giải quyết vấn đề, và triết học cũng vậy.
Đọc thêm: