Bài viết kì trước:
Nhiều thành phần của máy tính “suy nghĩ” theo những hướng khác nhau, nhưng CPU là cái mà chúng ta hay gọi là phần "suy nghĩ" chính hay trung tâm tính toán. Nó là cỗ máy nhanh nhạy liên tục thực thi tập các câu lệnh (instruction). Nếu như vậy, các câu lệnh có thể là phần suy nghĩ hay không? Rất khó để chắc chắn điều đó vì thực sự chúng ta vẫn chưa biết chính xác câu hỏi là gì (Randall Munroe, 2015).
Trong năm 1993, tạp chí NY Time xuất bản bộ truyện tranh của Peter Steiner, nội dung là về một con chó ngồi trước máy tính nói chuyện với một con chó khác, con đầu tiên nói,”Trên Internet, không ai biết mày là chó”. Câu truyện này lấy ý tưởng từ sự thật là bạn không biết ai đang giao tiếp với mình thông qua máy tính! Có một con chó đang gõ email đầu bên kia, hay một máy tính giả dạng con người trong Turing Test, những điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Trong những năm kể từ khi bộ truyện xuất hiện, chúng ta đã nhận thức được khả năng cộng tiềm tàng nguy hiểm của chính trị và những thứ đại loại như fakenew trên facebook.
Thông thường, chúng ta giả định rằng bản thân đang nói chuyện với những người nói họ là ai. Đặc biệt, chúng ta giả định phía đối diện là con người. Nhưng thực sự, đó chỉ là một thực thể có nhận thức con người. Và tôi nghĩ rằng, đây là quan điểm chính xác của Turing: "Một thực thể có nhận thức con người là tất cả những gì chúng ta có thể chắc chắn."
Đây là một phiên bản các nhà triết học hay gọi là “cuộc tranh luận cho sự tương tự của sự tồn tại của tâm trí” (the argument from analogy for the existence of other minds), hay cụ thể là:
1. Một thực thể A giống (hoặc tương tự) với thực thể B với những thuộc tính quan trọng là P1, P2, …, Pn.
2. B có thuộc tính khác là Q.
3. (Có thể) A cũng có Q.
So sánh với Duck Test: “Khi tôi thấy một con chim đi bộ, bơi giống một con vịt và kêu quách quách, tôi gọi con chim đó là con vịt (James Whitecombe Riley). Một lập luận như vậy không có giá trị: các tiên đề hoàn toàn có thể đúng nhưng kết luận lại sai. Nhưng nếu xét trên vấn đề quy nạp, hai đối tượng càng giống nhau ở nhiều khía cạnh, thì càng có khả năng chúng giống nhau ở nhiều khía cạnh khác (thậm chí là tất cả).
Vấn đề sự tồn tại của tâm trí là đây: bạn biết rằng bạn có tâm trí (vì bạn biết đó nghĩa là gì với bạn, để nhận thức, để giải quyết vấn đề, …). Làm sao để bạn biết được đối phương có tâm trí hay không? Có thể không, có thể đối phương chỉ là máy tính, android hoặc zombie. Và đây là cụ thể "cuộc tranh luận cho sự tương tự của sự tồn tại của tâm trí":
1. Bạn giống tôi với các khía cạnh bao gồm vẻ bề ngoài và hành vi.
2. Tôi có tâm trí (Hoặc: hành vi của tôi có thể giải thích là do tôi có tâm trí).
3. (Có thể) bạn có tâm trí (Hoặc: hành vi của bạn có thể giải thích tốt nhất nếu giả định bạn có tâm trí).
Tất nhiên, cuộc tranh luận này vẫn không hợp lệ, tôi có thể sai về việc bạn là cơ thể sinh học. Trong trường hợp đó, cách giải thích tốt nhất là bạn là máy tính, cực kì khéo léo và được lập trình thích hợp. Hiện tại, có hai cách để hiểu điều này: Một là nói rằng bạn không có tâm trí, bạn chỉ là một chương trình thông minh. Hai là giải thích chính xác tâm trí nghĩa là gì: Có lẽ chúng ta cũng là chương trình và có cùng bản chất. Hoặc có thể bạn được lập trình theo cách đó, trong khi tôi có một bộ não hành xử cũng theo cách đó, nhưng đây chỉ đơn giải là hai cách hiện thực khác nhau của “tâm trí”.
Trong cả hai trường hợp, Turing kết luận rằng không có phán đoán sai về khả năng suy nghĩ của bạn. Thận trọng hơn, có lẽ câu trả lời của anh ấy là tôi sai hay không phụ thuộc vào khả năng nhận thức (suy nghĩ) về định nghĩa loài người.

Phép ẩn dụ

Nếu ý thức con người là bộ não, và bạn thiếu một phần nào, giả sử như kĩ năng nói, bạn không có nhận thức của con người (kể cả khi bạn vượt qua Turing Test). Trong trường hợp này, tôi thực sự nghĩ vậy. Bạn không thực sự “suy nghĩ”, mà làm một việc khác có thể được gọi là “suy nghĩ” nếu ẩn dụ.
Nhưng nếu nhận thức con người là một thứ trừu tượng có thể được hiện thực hóa theo cách khác, tức là không cần có bộ não – thì cả hai đều được xem là có nhận thức con người. Nhưng như vậy, mọi người có thể lập luận rằng những con chim có thể bay (thực tế là chim con, chim gãy cánh, việc xử lý logic của các lệnh kiểu này được gọi là lý luận không đơn điệu).
Con người có bay không? Tôi chắc chắn là chúng ta làm được, ví dụ như tôi đã bay từ Bufalo đến JFK tuần trước. Nhưng chúng ta cũng biết rằng đó là nghĩa bóng và thực sự chúng ta chỉ ngồi trên máy bay. Điều đó dấy lên câu hỏi: “Liệu máy bay có bay không?” Mặc dù nó không vỗ cánh như chim? Vậy có nghĩa lý gì khi ta nói tới động từ “bay”?
Có hai cách để hiểu về ý nghĩa của từ “bay” trong câu “máy bay bay”: Một là nó chỉ là ẩn dụ. Lý do chúng ta nói máy bay bay vì hành động nó thực hiện rất giống với chim – chúng đều di chuyển tự do trên bầu trời. Thay vì sử dụng từ “di chuyển trong không khí giống chim”, chúng ta sử dụng phép ẩn dụ nói trực tiếp rằng “máy bay bay”. Và rồi phép ẩn dụ nghiễm nhiên trở thành ngôn ngữ của chúng ta đến nỗi chúng ta không chú ý rằng nó đã được ẩn dụ. Điều này khá giống với việc ẩn dụ “thời gian” là “tiền bạc”: bạn đang “lãng phí” thời gian, điều này sẽ “tiết kiệm” thời gian của bạn,  … Rõ rằng là chúng ta không nhận thức được việc bản thân đang nói ẩn dụ và không có cách nào khác tiện lợi hơn để diễn đạt ý tưởng tương tự (Lakoff và Johnson, 1980).
Như Turing đã nói, “cách sử dụng từ ngữ” (the use of words) đã thay đổi!
Cách khác để hiểu vấn đề trên là chúng ta nhận ra rằng việc đập cánh không cần thiết để bay. Có những điểm tương đồng sâu xa hơn về những gì chim và máy bay di chuyển không liên quan đến vỗ cánh, mà liên quan đến cánh, tổng quát hơn là nguyên lý khí động lực học. Chúng ta đã phát triển ngày một trừu tượng hơn, tổng quát hơ vì vật lý áp dụng cho cả chim lẫn máy bay. Và như vậy chúng ta có thể phát triển động từ “bay” từ cho chim sang những thực thể bay bao gồm máy bay.   
Như Turing đã nói, “quan điểm tổng quát” (general educated opinion) đã thay đổi!
Thực tế, cả cách sử dụng từ ngữ và quan điểm tổng quát đã thay đổi. Có lẽ sự thay đổi trong cái này tạo điều kiện cho sự thay đổi trong cái kia, có lẽ trừu tượng hóa có thể giải thích cho phép ẩn dụ.
Điều tương tự diễn ra với máy tính, một “máy tính” nguyên thủy ám chỉ tính toán viên. Cho đến tận thập niên 50, vào nửa thập kỉ sau, chúng ta hay gọi “máy tính” là “máy”. Trước đó nó được gọi là “máy tính kĩ thuật số” hay “máy tính điện tử” để phân biệt với tính toán viên. Nếu đọc báo khoa học (paper) ở thời điểm đó mà không hiểu từ máy tính có nghĩa là gì, bạn sẽ thấy rất khó chịu.
The behaviour of the computer at any moment is determined by the symbols which he is observing, and his ‘state of mind’ at that moment (Turing, 1936)
Bây giờ, đầu thế kỉ 21, chúng ta mặc nhiên sử dụng từ “máy tính” ở mức độ trừu tượng cao nhất. Sự nghiên cứu AI có thể dẫn chúng ta tới việc hiểu rằng suy nghĩ là thực thể trừu tượng có thể hiện thực hóa trong cả con người và máy tính, cũng giống như nghiên cứu về “bay nhân tạo” là vấn đề chủ chốt để hiểu bay có thể thực hiện ở máy bay: “Học cách động vật bay”.
Điều này tương đồng với quan điểm của Boden khi cho rằng nghiên cứu lý thuyết tính toán nhận thức có thể giúp chúng ta hiểu về nhận thức của nhân loại (hoặc tổng quát hơn, bao gồm cả phi nhân loại).

Triết học về AI là nhận thức

Điều gì cần phải thực hiện với triết học về AI? Mục đích của trừu tượng hóa một hiện tượng tự nhiên và hiện thực lại nó bằng tính toán có thể áp dụng cho nhận thức:
Thông thường, cấu trúc trừu tượng làm nền tảng cho hoạt động nhận thức của con người không phải là biểu hiện của siêu thực. Cấu trúc đó có liên quan đến việc chế tạo một cỗ máy có nhận thức (hãy nghĩ về việc AI là một sản phẩm công nghiệp). Nhưng nó hiếm khi giống với các cấu trúc lý tưởng.
Cấu trúc trừu tượng cơ bản có thể tính toán trong tự nhiên. Do đó, nó có thể hiện thực hóa lại trong một cỗ máy lý tưởng. Lý thuyết tính toán trừu tượng có thể dưới dạng: một hoạt động nhận thức con người có thể thể hiện dưới dạng có thể tính toán kể cả khi con người không có cấu trúc tương tự. Gopnik nói rằng:
Quá trình này có thể xem giống như sự tương tự hoặc ẩn dụ, nhưng nó liên quan đến việc thay đổi khái niệm. Không đơn giản để ý tưởng này được thực hiện trong một lĩnh vực mới, nhưng ý tưởng trước đó đã tự nó sửa đổi trong lý thuyết mới.
Có thể nói như tôi đã làm trước đó, quá trình này được ẩn dụ và không phù hợp với nó, cũng liên quan đến việc thay đổi khái niệm. Chúng ta tới để thấy ý tưởng cũ theo cách mới. Nhưng nhiều nhà triết học tranh luận rằng những gì AI làm thực sự không phải là suy nghĩ …
Còn tiếp ...
Theo WilliamJ.Rapaport, Philosophy of Computer Science.