Trả lời câu hỏi tôn giáo là gì và tác dụng của tôn giáo khi đọc cuốn " The world ultil yesterday " ( phần cuối )
Trả lời câu hỏi tôn giáo là gì và tác dụng của tôn giáo khi đọc cuốn " The world ultil yesterday " ( phần 1) Bài viết gửi bởi tam...
Sau khi bận vài việc , mình đã quay trở lại và viết phần còn lại về các tác dụng còn lại của tôn giáo. Các tính năng còn lại này có đặc trưng là không có mặt trong những xã hội quy mô nhỏ, chúng chỉ xuất hiện cùng với việc hình thành sự cai trị, sự thành lập nhà nước, sau đó lại suy giảm trong các quốc gia hiện đại.
4, Sự chuẩn hóa tổ chức
Trong lịch sử , những tính năng tổ chức của tôn giáo xuất hiện để giải quyết vấn đề mới nổi khi xã hội loài người cổ đại trở nên giàu có hơn, đông dân hơn, có khả năng và bắt buộc phải tập trung hơn . Xã hội bộ lạc quá nhỏ và không đủ hiệu quả để tạo ra thực phẩm thặng dư để nuôi sống linh mục, người lãnh đạo, hoặc các tầng lớp cao hơn. Chỉ những xã hội lớn mới có khả năng tạo ra thặng dư để nuôi sống lãnh đạo và các chuyên gia khác, những người không phải trồng trọt hay săn bắn. Các xã hội đông dân cần có người lãnh đạo vàquan chức toàn thời gian, bởi 10 người thì có thể ngồi quanh lửa trại thảo luận , nhưng 1 triệu người thì không thể, nhưng họ làm sao có thể làm cho nông dân chấp nhận một thực tế, một hiện tượng bản chất là đánh cắp thực phẩm của họ bằng những giai cấp ăn bám xã hội ? Giải pháp đưa ra bởi các xã hội xưa là thành lập một tổ chức tôn giáo với nguyên lý ta đã biết : kẻ cai trị hay vua có liên qua đến các vị thần ( Thiên tử như các nước theo nho giáo), hay thậm chí là một vị thần ( Ai Cập, Lưỡng Hà ) . Người đó thường đại diện cho người dân cầu xin các vị thần như mưa thuận gió hòa , vụ mùa bội thu. Họ cũng xây dựng có cho tập thể như đường sá, hệ thống thủy lợi và nhà kho ...Đổi lại người dân phải nuôi sống lãnh đạo, quan chức, linh mục.Các nghi lễ được tổ chức trong các ngôi đền được chuẩn hóa có nhiệm vụ truyền giảng đạo lý để người dân tuân theo kẻ cai trị. Lực lượng quân độicung được nuôi sống bởi người dân, và có 2 tác dụng chính cho các nhà lãnh đạo : mở rộng lãnh thổ, chinh phục các vùng lân cận, và quân đội cũng sẵn sàng đàn áp các cuộc bạo động của người dân. Khi các xã hội cổ đại càng phát triển chinh quyên càng đòi hỏi nhiều lao động, thực phẩm hơn và các cạm bẫy tôn giáo càng trở nên tinh vi hơn .
Trong các thế kỷ gần đây, xu hướng này đã bị đảo ngược , tôn giáo đã không còn nắm vai trò công cụ của nhà nước như trước. Các chính trị tra và các tầng lớp thượng lưu ngày nay sử các phương tiện khác thay cho tôn giáo để thuyết phục hay ép buộc dân chúng ( ngoại trừ một vài quốc gia ở vùng Trung Đông ) và ngay cả mỗi đời Tổng Thống Mỹ sau khi kết thúc bài diễn văn cũng nói một câu " God Bless America ".
5, Quy chuẩn hành vi đối với người lạ
Tôi vẫn nhớ có một lần làm quen với một anh chàng người Mỹ đang đi chợ đêm Phố Cổ một cách rất dễ dàng chỉ bằng câu hỏi " Bia Việt Nam ngon chứ " ( lúc đấy anh này đang cầm chai bia Hà Nội và đang đi với nhóm bạn ) ,và thế là tôi với anh bạn Mỹ kia có một cuộc nói chuyện vui vẻ trên trời dưới đất cứ ngỡ như là bạn bè quen lâu. Giờ tạm thời bỏ qua vấn đề tại sao tôi với anh bạn Mỹ kia lại thân thiện như vậy, chúng ta đã quên mất rằng các xã hội sơ khai hay các bộ lạc hẻo lánh ngày nay, đối với họ chuyện gặp gỡ người lạ là một điều đầy rủi ro và nguy hiểm. Ở các xã hội đó các nghĩa vụ xã hội, chuẩn mực đạo đức phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ, trong một bộ lạc vài chục hay vài vài trăm người, ai cũng biết nhau, và mỗi người có nghĩa vụ khác nhau đối với mỗi người , như vợ chồng ,anh em,hàng xóm hay thông hôn với bộ lạc khác, nếu bạn xích mích với một người trong bộ lạc, những người khác liên quan đến hai bên sẽ ngăn bạn lại.Vấn đề đối xử thân thiện đối với người xa lạ không hề xuất hiện, bởi các cá nhân không quen thuộc chỉ có thể là các bộ lạc đối địch. Tuy nhiên một vấn đề mới đã phát sinh, khi một số bộ lạc phát triển thành xã hội độc tài gồm hàng nghìn cá nhân ( một con số đủ lớn để một người không thể biết hết tên và mối quan hệ ) các quy tắc của bộ lạc đã lỗi thời. Nếu bạn đánh nhau với một người không quen biết , người thân của bạn và của anh ta cũng sẽ tham gia giúp đỡ ẩu đả. Nếu có tử vong thì đó sẽ là 1 vòng lặp trả thù không hồi kết. Giải pháp cho các xã hội lớn thời đó là đưa rac các quy tắc ứngđược áp dụng giữa các thanh viên trong xã hội bất kể thân sơ. Các quy tắc này được thực thi bơi các nhà lãnh đạo ( tù trưởng hoặc vua ). Các vị thần hoặc các thế lực siêu nhiên được cho là người đã sáng lập ra những quy tắc này và hệ thống hóa thành những quy chuẩn đạo đức. Người dân được dạy từ nhỏ rằng phải tuân thủ các quy tắc và sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc nếu vi phạm ( vì bây giờ đó là hành vi bất kính với thần ) . Một ví dụ điển hình là Mười Điều Răn của người Do Thái và Thiên Chúa giáo sau này.
Ngày nay những quy tắc về đạo đức đã vượt khỏi nguồn gốc tôn giáo của chúng. Lý do những người theo tôn giáo khác nhau hay vô thần không tiêu diệt kẻ thù của nhau xuất phát từ các giá trị thấm nhuần của xã hội, và nỗi sợ bị pháp luật trừng phạt hơn là cơn thinh nộ của Chúa . Tuy nhiên khi còn thời kỳ xã hội sơ khai đến khi hình thành nhà nước, tôn giáo đã giúp biện minh cho những quy chuẩn hành vi và giúp cho con người sống hòa thuận trong một xã hội rộng lớn, nơi thường xuyên tiếp xúc với người lạ.
""Nếu Chúa không tồn tại ,Ngài sẽ phải được sáng tạo ra."
Voltaire.
6, Biện minh cho chiến tranh
Một vấn đề khác mà xã hội nhà nước phải đối mặt là chiến tranh, một vấn đề mà các bộ lạc trước đây không phải quan tâm. Bởi như ở phần 5 các bộ lạc chủ yếu sử dụng những mối quan hệ huyết thống, hôn nhân, không liên quan tôn giáo để thiết lập các quy tắc ứng xử, họ không phải đối mặt với tình huống việc khó xử về đạo đức trong việc tiêu diệt các thành viên của bộ lạc khác không quan hệ với họ. Nhưng khi nhà nước ra những quy tắc ứng xử qua tôn giáo ở phần 5 đối với người lạ trong 1 nước, làm sao để nhà nước thuyết phục người dân bỏ qua những luật này trong chiến tranh? Sau khi nhà nước và tôn giáo đã bỏ ra nhiều năm để dạy cho người dân " Ngươi không được giết chóc " , làm thế nào họ có thể quay ngược lại và nói " Ngươi phải giết , trong một số trường hợp nhất định " mà không làm người dân trở thành binh lính bối rối và giết nhầm người ?
Trong lịch sử cổ đại và hiện đại, tôn giáo lại trở thành giải pháp cho chức năng mới này. Mười Điều Răn chỉ áp dụng cho người trong cùng 1 quốc gia.Đa phần các tôn giáo đều tuyên bố mình là kẻ duy nhất nắm giữ chân lý, Tất cả các tôn giáo còn lại đều sai. Không chỉ quá ngứ mà ngay cả ngày nay, người dân được dạy rằng , họ không chỉ được cho phép mà còn có nghĩa vụ giết chết hay ăn cắp từ các tín đồ của các " dị giáo " lầm lạc đó. Đó chính là mặt trái của bên cạnh tất cả những lời kêu gọi lòng yêu nước cao quý, và vẫn còn vô vàn những kẻ cuồng tín lạm sát người vô tội hiện tại đã được kế thừa những tôn giáo truyền thống từ lâu đời, phổ biến và sai lạc.
Trong Kinh Cựu Ước chứa đầy những lời hô hào tàn nhẫn với kẻ " dị giáo" đại loại như giải thích nghĩa vụ người israel phải tiến hành diệt chủng , bắt tất cả các cư dân của dị giáo làm nô lệ nếu đầu hàng, giết đàn ông, bắt tất cả phụ ữ trẻ em làm nô lệ, ăn cắp của cải gia súc. Sách joshua tán dương việc Joshua trở thành anh hùng bằng cách những chỉ dẫn đó, giết chết mọi cư dân của hơn 400 thành phố. Hay như đạo Hồi ,trong truyện cổ tích " Nghìn lẻ một đêm " cũng có kể một đọan kể về một thành phố theo dị giáo đã bị Thiên Chúa Allah cho tất cả người dân hóa thành tượng đá
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất