Tổng quan về Lý thuyết đạo đức
Các lý thuyết đạo đức là những nỗ lực nhằm cung cấp lời giải thích rõ ràng, thống nhất về các nghĩa vụ đạo đức của chúng ta trong cuộc...
Các lý thuyết đạo đức là những nỗ lực nhằm cung cấp lời giải thích rõ ràng, thống nhất về các nghĩa vụ đạo đức của chúng ta trong cuộc sống. Nói cách khác, chúng là những nỗ lực để kể một “câu chuyện” thống nhất về những nghĩa vụ chúng ta phải làm, mà không cần đề cập đến từng trường hợp cụ thể. Thông thường, trong các buổi thảo luận về đạo đức trong kinh doanh, người ta thường đưa ra một hoặc một vài lý thuyết đạo đức nhằm làm rõ điều gì là đúng điều gì là sai trong từng tình huống cụ thể. Một số lý thuyết đạo đức phổ biến thường được nhắc đến là:
Chủ nghĩa vị lợi (Utilitarianism), một lý thuyết cho rằng điều gì là đúng khi nó tối đa hóa lợi ích cho các bên liên quan trong mọi trường hợp. Nói đơn giản hơn, lý thuyết này cho rằng điều gì có lợi nhất là điều đúng đắn.
Chủ nghĩa Kant (Kantianism) hay Đạo nghĩa luận nói chung (Deontology) cho rằng- như một sự tôn trọng bắt buộc- có những nguyên tắc tuyệt đối (hoặc gần như tuyệt đối) phải tuân theo trong mọi tình huống. Ví dụ như nguyên tắc phải tôn trọng quyền riêng tư của người khác, hay tôn trọng quyền tự định đoạt của người khác với cuộc đời của họ.
Thuyết khế ước xã hội (Social Contract Theory) hay Chủ nghĩa khế ước (Contractarianism) cho rằng để tìm được nguyên tắc đạo đức nào đúng đắn để tuân theo, chúng ta cần hình dung những nguyên tắc mà những sinh vật có lý trí sẽ tuân theo trong một bối cảnh lý tưởng.
Luân lý luận (Virtue ethics) nói rằng chúng ta không nên tập trung vào những nguyên tắc hay lý thuyết, mà nên tập trung vào việc chúng ta muốn trở thành ai, và tấm gương đạo đức nào chúng ta cần tuân theo.
Thuyết đạo đức nữ quyền (Feminist Ethics) là một tập hợp phức tạp của các quan điểm có sự tương quan với nhau, trong đó nhấn mạnh đến sự gắn kết các cá nhân như sự quan tâm, phụ thuộc lẫn nhau hay các yêu cầu về đạo đức của các mối quan hệ cụ thể. Những sự gắn kết đó thường được xác định gắn với phụ nữ. Tuy vậy, Thuyết đạo đức nữ quyền không nên được coi là một lý thuyết chỉ dành cho phụ nữ.
Trong một số trường hợp, các học giả cố gắng sử dụng chỉ một lý thuyết đạo đức để làm sáng tỏ một hoặc nhiều chủ đề. (Một ví dụ điển hình có thể kể đến cuốn sách của Norman Bơie, Business Ethics: A Kantian Perspective). Một cách tiếp cận tiêu biểu khác- một cách tiếp cận được sử dụng nhiều bởi các cuốn sách viết về đạo đức trong kinh doanh hiện nay- là cố gắng sử dụng các insight từ nhiều lý thuyết đạo đức khác nhau để làm sáng tỏ các khía cạnh khác nhau của một vấn đề cụ thể. Cách tiếp cận như vậy có thể bao gồm, ví dụ như, phân tích quyết định nào trong một tình huống cụ thể sẽ đưa ra kết quả tốt nhất (áp dụng Chủ nghĩa vị lợi) rồi sau đó phân tích xem liệu cách hành động đó có vi phạm nguyên tắc đạo đức nào theo Chủ nghĩa Kant hay không, hoặc cân nhắc liệu một người hành động theo cách đó có thể hiện những giá trị đạo đức tốt đẹp hay không.
Vai trò của các lý thuyết đạo đức trong Đạo đức kinh doanh có phần gây tranh cãi, một phần vì Đạo đức kinh doanh được coi là một nhánh của đạo đức ứng dụng, và do đó ní là một lĩnh vực lấy các lý thuyết đạo đức (được coi là) “tiêu chuẩn” và áp dụng chúng vào các vấn đề thực tiễn. Cách tiếp cận đó có thể gắn liền với việc đặt câu hỏi, chẳng hạn như: “Kant sẽ nói gì về vấn đề quyền riêng tư nơi làm việc?”. Cũng có những quan điểm coi đạo đức ứng dụng là một nỗ lực để đạt được cái nhìn rõ ràng về mặt lý thuyết (hoặc để “xây” những lý thuyết đạo đức ưu việt hơn) bằng cách thử áp dụng chúng vào các vấn đề thực tiễn.
Tác giả: Chris MacDonald and Alexei Marcoux
Dịch: asloppywriter
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất