Thiết kế đồ họa nói riêng và thiết kế nói chung là một trong những chủ đề mình quan tâm, tìm hiểu và có thực hành.
Nếu ai đó theo dõi mình từ thời gian trước thì chắc để ý mình có viết những bài đánh giá về thiết kế :( Nhưng, kiến thức hạn chế, sự khác nhau về gu thẩm mỹ và khả năng diễn đạt tồi tệ khiến mình phải xóa hết mớ hổ lốn đó đi. Dù vẫn tham vọng viết một bài tổng hợp để giúp mọi người tìm hiểu, biết thêm và có thể thiết kế dù chỉ dùng MICROSOFT WORD!. 
Đây là bài viết hiện thực hóa tham vọng của mình :D.

1. Ý tưởng

Khi mọi người nghĩ về thiết kế đồ họa, mọi người thường nghĩ về Illustrator, Photoshop, thiết kế banner facebook, vẽ vời vài cái logo,...
Hãy lấy một ví dụ cụ thể từ đời sống: Bạn soạn thảo văn bản Word, bạn chỉnh lề (margin), bạn chọn kiểu chữ (font), bạn chọn cỡ chữ (font size),... Đó chính là thiết kế. Thiết kế rất đơn giản và hiện diện trong đời sống mọi người nhưng ít ai để ý.
Vậy thì, soạn thảo văn bản cũng là thiết kế đồ họa?
Chính xác
Chỉ với chữ và biết cách sắp xếp không gian hợp lý là bạn có thể tự thiết kế cho mình vài thứ hay ho ;)
Đây là một ví dụ nâng cao hơn một chút so với soạn thảo bằng WORD nhưng nhìn nó đơn giản đến mức có cảm giác ai cũng có thể làm được :)

2. Các yếu tố nền tảng
Mọi thứ đều được cấu thành từ những yếu tố cơ bản, và sau một thời gian dài, mình đã phân tích được những thành phần cơ bản bạn cần nắm chắc trong thiết kế đồ họa.

a. Typography
Các yếu tố tạo nên Typography
Các yếu tố về khoảng trắng trong Typography

Có thể có người tự hỏi đặt mỗi chữ vào thì cần gì designer ???
Ví dụ sau đây sẽ nói lên sự khác biệt khi bạn trở thành một designer thật sự!

b. Image - Hình ảnh
Hình ảnh được tạo nên từ đường nét, khối, màu và sắc độ. Một trong những thứ đơn giản mà nguy hiểm nhất mà bạn có thể tự tập là kết hợp hình ảnh với với chữ. Chỉ hình ảnh và chữ! Không chỉ đặt vào là xong, câu chuyện là làm thế nào để kết hợp đường nét và khối của font chữ hài hòa với đường nét và khối của hình ảnh. Sau đó chọn màu sắc và sắc độ cho chữ để làm sao chữ không chiếm sân khấu của hình ảnh.
Mình chưa thấy ai làm được điều đơn giản thế này một cách thuyết phục như John McWade.
c. Negative space- Khoảng trắng
Đa số mọi người mình gặp thường thích mọi thứ phải được lấp đầy, mọi thứ phải to, ít ai để ý, biết và tận dụng sức mạnh của khoảng trắng.
Một ví dụ về sức mạnh của khoảng trắng

d. Quan sát
Cũng như trong photography, quan sát là kĩ năng không thể bỏ qua.

3. Tài liệu

Vì mỗi người một trải nghiệm, quan điểm, suy nghĩ khác nhau nên cái gì mình thấy hay chưa chưa chắc mọi người thấy hay. Mình thấy cách hay nhất là chia sẻ những tài liệu mình dùng để tìm hiểu.
a. Cuốn sách nền tảng nhất cho bất kì ai bất kể bạn là designer hay không theo mình là cuốn How to design cool stuff- John McWade.
Trong cuốn sách giới thiệu cho bạn những điều cơ bản mà mình đã giới thiệu ở trên và còn giới thiệu thêm những trick khá hay mà bạn có thể dùng để thiết kế bất cứ thể loại gì.
Để chi tiết, cụ thể hơn và có tính tương tác cao hơn, bạn cũng không thể bỏ qua các khóa học trực tuyến của John McWade trên Linkedin Learning. Mình đã sắp xếp lại các khóa học theo nhóm để tiện theo dõi
Một trong những điều hay ho của Linkedin là bạn có thể học thử 1 tháng miễn phí dù vẫn phải dùng VISA/MASTER card, sau 1 tháng học thử bạn có thể không tiếp nữa.
b. Về typography.
Bạn có thể nghe mọi người nói về những cuốn sách nguy hiểm như 
The Element of Typography Style
nhưng mình đã đọc và cảm thấy cuốn đó rất ... ngán :(
Theo mình, cuốn sách đáng đọc và thực dụng hơn là cuốn Typographic Systems của Elam Kimberly. 
Cuốn sách nói về cách sắp chữ và quy tắc sắp xếp chữ.
c. Khoảng trắng
Nói về khoảng trắng, có cuốn 
White Space Is Not Your Enemy: A Beginner’s Guide to Communicating Visually Through Graphic, Web and Multimedia Design.
Nhưng cuốn này cũng thực sự cũng không có ích lắm. Mình đọc xong quên luôn!.
d. Quan sát.
Để luyện quan sát, bạn có thể luyện vẽ hoặc luyện chụp ảnh. Mình thấy chụp ảnh dễ luyện hơn vì bạn có thể luyện bất cứ lúc nào với chiếc điện thoại:
Vẽ thì bạn có thể tự ti bạn vẽ xấu và luyện nhiều năm vẫn cảm thấy mình vẽ xấu. Còn chụp ảnh bạn chỉ cần vài trick là bạn có thể cảm thấy mình tiến bộ nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm:
Graphic Design for Non-Profit của Massimo Vignelli cũng là một cuốn sách rất thú vị.
Making and breaking the grid _ a graphic design layout workshop. Mình không đánh giá cao cuốn này lắm, nếu bạn hiểu và làm đúng theo cuốn Typographic_Systems của Elam Kimberly thì cuốn này chỉ là những ví dụ để bạn tham khảo.

4. Tham khảo

a. Pentagram
b. Rice Creativity: 
c. Design Observer- Những bài viết suy nghĩ về thiết kế.
Những bài viết thiết kế ở trang này thường chi tiết và gắn liền với bối cảnh cụ thể, có nhiều ý tưởng rất đáng để xem xét và suy ngẫm :).
d. Design Indaba- Diễn đàn về thiết kế 
Ở đây bạn sẽ có những video như ở TED Talk của những người thiết kế hàng đầu thế giới ở mọi lĩnh vực từ kiến trúc đến âm thanh.