Với bài viết tổng hợp cờ vua
Mình nghĩ là đã khá đầy đủ để giúp ai đó tìm hiểu về cờ vua.
Nhưng, mình vẫn có cảm giác thiếu cái gì đó
- Quân cờ không phối hợp với nhau
- Có nhiều thế cờ không biết mình định làm gì
Đó là hai vấn đề mình cảm thấy hay gặp nhất sau khi thử nghiệm với những kiến thức mà mình up ở bài 1.
Và trong một ngày cuối tuần đẹp trời ngồi lướt hết đống sách về cờ vua, mình đã tìm được cuốn sách giúp mình hiểu được 2 vấn đề trên: "Xoviet middlegame techniques" của Peter Romanovsky.
Cuốn sách nói về hai phần gồm chiến lược (strategy) và cách phối hợp chiến thuật (combination) để khai thác lợi thế chiến lược với giải thích rõ ràng và nhiều ví dụ cụ thể. Ở đây mình sẽ tập chung nói về phần chiến lược để bổ sung cho phần 1. 


A. Chiến lược (strategy) trong cờ vua là gì?
Là một/nhiều mục tiêu mà bản thân muốn và có thể đạt được với khả năng cụ thể trong từng giai đoạn của ván cờ và tùy vào tình huống trên bàn cờ. Mục tiêu ở đây có thể là gì?
1.  Ngăn chặn kế hoạch của đối phương
2.  Tạo các điểm yếu trong vị trí của đối phương. Các điểm yếu đó là gì?
- Các tốt ít được bảo vệ hoặc khó bảo vệ.
- Các tốt yếu có thể là mục tiêu khai thác trong tàn cuộc
- Các ô yếu mà quân của mình có thể ở đó mà không bị đổi hoặc đuổi đi.
3. Tạo ra các lợi thế chiến lược

- Xe ở hàng số 7
- Chiếm được cột mở
- Mã/ Tốt ở ô trên hàng 6
- Mã ở ô trung tâm
- Không gian
- Cấu trúc tốt
4. Khai thác các điểm yếu hoặc lợi thế chiến lược

B. Để thực hiện được (các) mục tiêu trong chiến lược cần có vài yếu tố
-  Khả năng phòng ngự và phản công của đối phương.
- Vị trí quân tốt hoặc ô cờ bị tấn công
- Sự sáng tạo, năng động để đạt được mục tiêu (Dynamic)
- Sự phối hợp của của các quân trong việc đạt được mục tiêu (Harmony)

Để hiểu rõ hơn những ý tưởng mình tóm tắt cuốn sách, mình nghĩ mọi người nên tìm hiểu và chơi thử để áp dụng những ý tưởng trên.
Với trí thông minh hạn chế, đầu óc cứng nhắc, tâm lý kém và khả năng chiến thuật không cao, mình vẫn chưa tận dụng được hết những điều hay ho trong cuốn sách dù cũng leo được top kha khá :).