Tiếp tục seri bàn về tôn giáo “ Đàn Ông Ưu Việt” . Sau khi viết bài 1 tôi nhận được khá nhiều ý kiến phản hồi trong bài 1 . Hầu hết ý kiến tập trung vào phần bênh vực cho bình đẳng giới và nhiều người coi tôi là người đấu tranh cho bình đẳng giới . Tôi thấy phải tiếp tục viết để làm rõ ý của bản thân .  Đồng thời tôi cũng muốn khơi gợi những tranh luận thú vị hơn . 
Giải thích các thuật ngữ và hiểu lầm
      Trong bài trước tôi đã dùng thuật ngữ “ tôn giáo “ để nói về tư tưởng“ Đàn Ông Ưu Việt” . Những người đã đọc sapien thì chắc hiểu tôi dùng thuật ngữ này với ý gì . Nhưng tôi thấy khá nhiều người chưa đọc cuốn sách này nên tôi xin nêu khái quát thuật ngữ “tôn giáo” trong bài nên được hiểu là hệ thống các quy chuẩn và giá trị con người được xây dựng dựa trên niềm tin vào một trật tự siêu nhiên . Trong Sapien tác giả Harari đã coi những tư tưởng như nhân quyền , dân chủ , chủ nghĩa tư bản , chủ nghĩa xã hội cũng là “tôn giáo” giống như thiên chúa giáo , đạo hồi hay đạo phật . Điểm chung của các “ tôn giáo “là : Chúng đều không dựa nhiều vào các bằng chứng khoa học mà chỉ công nhận các bằng chứng khoa học nào có lợi cho diễn giải tôn giáo của nó và lờ đi hay nhiều khi là bịt miệng , phủ nhận những bằng chứng khoa học bất lợi cho niềm tin và giáo lý của tôn giáo . 
    Tôi gọi “ Đàn Ông Ưu Việt” là một tôn giáo cũng vì thế . Những người có tư tường “ Đàn Ông Ưu Việt” thường lờ tít đi những đặc điểm mạnh của phụ nữ hơn đàn ông mà chỉ tập trung vào các điểm mạnh của đàn ông hơn phụ nữ . “ Đàn Ông Ưu Việt” được hỗ trợ bởi 1 bằng chứng khá mạnh là đàn ông thì to khỏe về mặt thể chất hơn phụ nữ . Trong khi phụ nữ không có được những bằng chứng mạnh như vậy .  Tuy những nghiên cứu gần đây đã có bằng chứng về việc phụ nữ thường có chỉ số EQ cao hơn đàn ông và nhiều những mặt khác nữa . Nhưng như đã nói về mặt khoa học không thể nói đàn ông ưu việt hơn phụ nữ , phụ nữ ưu việt hơn đàn ông hay thậm chí cũng chẳng thế kết luận là ngang nhau về trí tuệ nếu nói về các bằng chứng khoa học về giải phẫu cơ thể và tâm lý con người . Khoa học chứng minh là có sự khác biệt còn ưu việt thì không .   
     Nên với tôi , dù là “Đàn ông ưu việt “ “ Đàn bà ưu việt “ hay “ Nam nữ bình đẳng “ thì cũng chỉ là tôn giáo chứ không phải khoa học .
     Khá nhiều người lên án tôi là người đấu tranh cho ‘ Nữ Quyền “ và“ Bình Đẳng Giới “ . Như đã giải thích ở trên tôi coi “ Bình Đẳng Giới “ là 1 tôn giáo . Tôi hiểu tư tưởng và “ giáo lý “ của nó . Tôi có một vài đồng ý với “ giáo lý “ của nó . Nhưng nếu nói tôi là 1 tín đồ của nó thì hơi quy chụp . Tôi có những nghi ngờ không hề nhẹ về nó . Vì thế tôi sẽ chẳng “đấu tranh” cho những điều mà mình không thực sự tin tưởng . Thái độ của tôi với tôn giáo “ Bình đẳng giới “ nói riêng và “ Tôn Giáo “ nói chung là muốn chiêm ngưỡng , thấu hiếu chúng . Chứ tôi không muốn đắm chìm và cuồng tín vào bất cứ tôn giáo hay giáo điều nào . Tôi chắc chắn sẽ không hi sinh tính mạng vì nó . Nhưng có thể tôi sẽ lắng nghe, nêu ra quan điểm cá nhân , chia sẻ , tranh luận , phán xén , bảo vệ tôn giáo nào mà tôi quan tâm và ưa thích.
    Mặt Tốt Của “Đàn Ông Ưu Việt”
    Một hiểu lầm nữa về tôn giáo “ Đàn Ông Ưu Việt” là có vẻ tôi đã lên án nó hơi nhiều ở bài viết trước . Nhưng như mọi tôn giáo thì “ Đàn Ông Ưu Việt” cũng có những mặt tốt . Nếu không có những mặt tốt và tích cực thì nó đã chẳng có tính lan truyền và có sức mạnh lớn đến thế . Tôn giáo “ Đàn Ông Ưu Việt” đã khiến cho 1 bộ phận đàn ông ( nhấn mạnh là 1 bộ phận chứ không phải toàn thể đàn ông ) nảy sinh 1 tinh thần trách nhiệm để cáng đáng những việc khó khăn. Minh chứng cho việc đó, bạn thử nghĩ xem khi có chiến tranh bạn nghĩ ai sẽ là người phải chết để bảo vệ đất nước trước , đàn ông hay đàn bà . Khi gặp một việc nặng khó khăn ai sẽ là người phải có trách nhiệm giải quyết trước , đàn ông hay đàn bà . Nhờ vào ảnh hưởng của tôn giáo “ Đàn Ông Ưu Việt” câu trả lời chỉ có một “đàn ông phải làm “ . Việc tự coi mình là ưu việt hơn phụ nữ cũng đặt lên đàn ông những trách nhiệm nặng hơn và tự đặt cho mình các quy chuẩn về đạo đức  cao hơn . Và cũng có 1 số ít những người đàn ông thực sự đã đạt được những quy chuẩn đạo đưc cao ngất và nhiều khi là phi thực tế này .
  Tóm lại tôn giáo “ Đàn Ông Ưu Việt” đã khuyến khích cánh đàn ông trui rèn bàn thẩn , dám cống hiến , hi sinh và xả thân hơn . Nên cũng không lạ khi những thành tựu của những con người này sẽ vượt hơn những người không có tư tưởng đó .
   Ở đây tôi cũng lưu ý là nếu phụ nữ cũng rèn luyện cũng xả thân thì về lý thuyết họ cũng có tiềm năng đạt được các thành tựu y như đàn ông . Nhưng lịch sử đã không có một tôn giáo cổ vũ họ làm điều đó đến tận khi chủ nghĩa “ Nữ quyền “ hay “Feminism” và “ Bình đẳng giới “ phổ biến  .   
   Nhờ “ Đàn Ông Ưu Việt” là 1 hệ tư tưởng mạnh nó đã xây dựng lên 1 cấu trúc xã hội bền vững . Khơi gợi trách nhiệm và sự sáng tạo của những tín đồ của nó . Nên nó đã có thể mở rộng phát triển rất nhanh xuyên qua các tổ chức , xuyên quốc gia và xuyên cả các tôn giáo khác như đã bàn ở bài trước 
     Tại sao những nền văn minh Mẫu Hệ đã không phát triển rực rỡ và thống lĩnh như những gì mà những nền văn mình Phụ Hệ đã làm được ? 
   Theo tôi câu trả lời là xã hội nông nghiệp và chiến tranh tôn giáo trong xã hội nông nghiệp . Chúng ta biết trước khi có nền nông nghiệp phát triển thì hầu hết con người đều sống trong các bộ lạc . Chiến tranh lúc này là các xung đột giữa các bộ lạc xảy ra thường xuyên nhưng lại nhỏ lẻ và vì không có nhiều tích trữ lương thực và của cải cũng như vì mật độ dân số không đông mà các xung đột đó dù không muốn cũng phải kết thúc vì người ta còn phải đi kiếm ăn . Với các cuộc xung đột diễn ra nhanh chóng và kết thúc nhanh chóng này thì một xã hội mẫu hệ cũng có thể huy động một lực lượng chiến binh nhanh và mạnh chẳng thua gì các xã hội phụ hệ . 
   Nhưng với những nhà nước phong kiến lớn . Với những cuộc chiến tranh dai dẳng hơn . Các đội quân cần phải được cổ vũ bằng một niềm tin dài và tổ chức quân đội cũng phải có tính ổn định và phân công hơn . Một bộ phận sẽ làm nhiệm vụ chiến đấu , 1 bộ phận sẽ làm các công tác hậu cần sản xuất . Nữ thường chiến đấu kém hơn nam vì vậy với việc chiến tranh kéo dài nam sẽ ngày càng giữ nhiều quyền lực về quân sự hơn . Tôi nghĩ chính trong thời kỳ này tôn giáo “ Đàn Ông Ưu Việt” có được sức ảnh hưởng và lan tỏa lớn .      
   Như đã phân tích ở trên tôn giáo “ Đàn Ông Ưu Việt” có điểm tốt là nó cổ vũ và khuyến khích đàn ông tin theo tôn giáo đó chiến đấu hiệu quả hơn . Và từ đó sau cả ngàn năm những xã hội Phụ Hệ đã dần có ưu thế hơn đã đẩy lùi và làm suy yếu các xã hội mẫu hệ . Hệ quả là ngày nay chúng ta chỉ thấy xã hôi Mẫu Hệ trong những bộ tộc nhỏ ở những vùng địa lý không trù phú . Và cũng không xã hội Mẫu Hệ nào hình thành lên được những Đế Chế to lớn như các xã hội Phụ Hệ .
   Tại sao “chủ nghĩa nữ quyền” và “ bình đẳng giới “ lại có những bước tiến thần tốc trong chỉ hơn 100 năm qua sau hơn 5000 năm bị o ép ? 
   Theo kiến giải của tôi chính là bởi trong gần 100 năm gần đây chúng ta đang sống trong 1 nền hòa bình thế giới dài hơn và ổn định hơn đáng kể so với toàn bộ lịch sử loại người . Chính việc ít chiến tranh hơn khiến kiểu phân chia lao động với chiến binh và hậu cần không còn mang tính quyết định quan trọng nữa . Số liệu cho thấy trong những thế kỷ trước 1 nhà nước thường huy động 20-50% dân số cho 1 cuộc chiến tranh  và thường phải chi từ 20-30% GDP cả nước cho quốc phòng 1 năm . Con số hiện tại trung bình là 2% GDP cho quốc phòng hàng năm .  Chính nhờ nền hòa bình này mà các đóng góp cho kinh tế và xã hội của phụ nữ ngày 1 gia tăng và không thể phủ nhận . Cũng chính vì vậy mà tôn giáo “ Nữ Quyền “ Và “ Bình Đẳng Giới “ gia tăng được quyền lực và sức ảnh hưởng của nó .