Tín chỉ carbon là một đơn vị đo lường lượng khí thải carbon dioxide (CO2) được phát thải ra môi trường trong quá trình sản xuất hoặc hoạt động của một tổ chức, công ty, hay cá nhân.
Mỗi tấn CO2 phát thải được tính là một tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được sử dụng như một công cụ để đo lường và quản lý lượng khí thải carbon của một tổ chức, giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến môi trường và thúc đẩy các nỗ lực giảm thiểu khí thải carbon để giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Số cây cần phải trồng để tạo ra một tín chỉ carbon có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại cây, diện tích trồng, vùng đất trồng cây, thời gian trồng và các phương thức chăm sóc. Tuy nhiên, một số ước tính cho rằng trung bình cần trồng từ 6 đến 10 cây mới để hấp thụ một tấn CO2 phát thải trong một năm.
THẾ GIỚI ĐANG ĐẨY MẠNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG CHỈ CARBON
Trong Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 hay còn gọi là COP 26, các quốc gia muốn đẩy mạnh mua bán trên thị trường tín chỉ carbon. Mục đích là chi trả cho những quốc gia nào có hoạt động tốt với môi trường, đồng thời đưa ra những hình thức riêng cho quốc gia gây ô nhiễm ví dụ như việc trồng cây gây rừng giảm được các phát thải nhà kính thì tất cả giá trị đó là bao nhiêu kilogram carbon và người ta sẽ trả tiền điều bạn làm tốt cho môi trường.
Thị trường mua bán chứng chỉ đang ngày được đẩy mạnh và trở thành cơ hội giải quyết những vấn đề năn giải của con người tác động lên môi trường.
Thị trường mua bán chứng chỉ đang ngày được đẩy mạnh và trở thành cơ hội giải quyết những vấn đề năn giải của con người tác động lên môi trường.
Tại sao các doanh nghiệp cần mua tín chỉ carbon ?
Tại Việt Nam thì không bắt buộc việc mua tín chỉ carbon nhưng Chính phủ Việt Nam đã tham gia vào các thỏa thuận về khí hậu quốc tế và cam kết giảm thiểu lượng khí thải carbon của đất nước, theo Luật Quản lý môi trường năm 2020, các doanh nghiệp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, trong đó có vi phạm quy định về giảm thiểu khí thải carbon có thể bị phạt từ 100 triệu đồng đến 2 tỷ đồng đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm và hậu quả gây ra. Vì thế các doanh nghiệp cần mua tín chỉ carbon để bù vào phần dư thải ra môi trường tránh để tránh bị phạt, quy trình này gọi là "carbon offsetting".
Thêm một thông tin nữa là việc mua tín chỉ carbon không có nghĩa là các doanh nghiệp có thể xả thải ra môi trường tuỳ ý. Các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về môi trường của địa phương và quốc gia và có trách nhiệm đối với sự phát thải khí thải và ô nhiễm khác của họ. Tuy nhiên, để mua tín chỉ carbon, các doanh nghiệp phải đạt được các tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế, như Chuẩn mực VCS (Verified Carbon Standard) hoặc Chuẩn mực Gold Standard, để đảm bảo rằng tín chỉ carbon đó là chính xác và được xác nhận bởi bên thứ ba cùng các yếu tố cần lưu ý:
Số lượng tín chỉ carbon được sử dụng để bù đắp mỗi năm bị giới hạn: Các chương trình phát hành tín chỉ carbon có thể giới hạn số lượng tín chỉ carbon mỗi năm mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để bù đắp khí thải của mình.
Tín chỉ carbon không thể được sử dụng hai lần: Mỗi tín chỉ carbon chỉ có thể được sử dụng để bù đắp một lượng khí thải cụ thể và không thể được sử dụng lại sau khi đã được sử dụng để bù đắp khí thải.
CÁCH THỨC MUA BÁN TÍN CHỈ CARBON?
Trên toàn thế giới sẽ có những nước ‘trồng cây gây rừng” và nhận được sự hoàn trả với khoản tiền tương ứng. Trong trường hợp Singapore Airline sử dụng nhiên liệu sinh học thay thế cho xăng thì họ giảm được khí thải ra môi trường nên nhận thêm một khoản tiền lớn. Ví dụ như khi trồng một cây thì giảm được bao nhiêu kilôgram carbon thải ra môi trường. Sau đó chúng ta chia nó thành những đơn vị được gọi là những chứng chỉ carbon khác nhau, ví dụ có chứng chỉ là một tấn carbon, có chứng chỉ là một kg carbon có giá là bao nhiêu. Giả sử giá của nó là 10 đô la Mỹ thì người bán người sẽ rao lại trên thị trường xem có ai mua không.
Cách thức mua bán tín chỉ carbon thường diễn ra thông qua các sàn giao dịch tín chỉ carbon hoặc các trang web mua bán tín chỉ carbon trực tuyến. Để mua tín chỉ carbon, các tổ chức hoặc cá nhân cần phải đăng ký và thực hiện các giao dịch trên các sàn giao dịch hoặc trang web mua bán tín chỉ carbon trực tuyến.
Giá của một tín chỉ carbon thường dao động theo thị trường và có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng kinh tế, chính sách quản lý môi trường, sự thay đổi trong nhu cầu của các công ty và tổ chức, cùng với các yếu tố địa lý và văn hóa vì thế việc mua bán tín chỉ carbon cũng là một thị trường mới mà các nhà đầu tư có thể cân nhắc tham gia đầu tư hoặc phát hành và bán. Tín chỉ carbon trên blockchain cũng đang được phát triển để giúp quản lý và giao dịch tín chỉ carbon một cách hiệu quả hơn. Đây là một nỗ lực để giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến khó khăn trong việc quản lý và giao dịch tín chỉ carbon truyền thống, bao gồm sự phức tạp và chi phí cao.Với sự kết hợp này, người dùng có thể truy cập vào các thị trường tín chỉ carbon toàn cầu, tìm kiếm và mua các tín chỉ carbon phù hợp với nhu cầu của họ. Hơn nữa, việc sử dụng công nghệ blockchain cũng giúp tăng tính minh bạch và đảm bảo tính xác thực của các giao dịch tín chỉ carbon. Chuyện phát hành và mua bán tín chỉ carbon trên blockchain sẽ được viết chi tiết hơn ở một bài viết khác.
Vì sao VIỆT NAM cần theo đuổi tín chỉ carbon ?
 Trong thập niên 2000 – 2010, thế giới đo được Việt Nam đã làm tăng khí phát thải nhà kính lên đến 50%. Từ năm 2010 – 2020 đã tăng gấp 4 lần lượng khí thải ra môi trường. Chúng ta thấy rằng năm 2010 chỉ tăng gấp đôi nhưng chúng ta chưa trả được thì bây giờ đã tăng lên gấp 4 lần, khiến chúng ta phải thốt lên “vẹo xương sống luôn”. Khi những món nợ còn đó nhưng Thủ tướng đặt mục tiêu là tới năm 2050 thì khí thải carbon bằng 0 (Net Zero), tức là còn 28 năm nữa. Để làm được điều đó, chúng ta phải trồng thêm bao nhiêu rừng hoặc cắt giảm khí thải là bao nhiêu, giải quyết bài toán này vẫn còn rất dài. Khi các nước Châu Âu càng tiến bộ trong việc giảm ô nhiễm thì Việt Nam lại càng “hùng dũng” đi lên. Nếu chúng ta không giải quyết sớm bài toán ô nhiễm này thì đó có thể là nguyên nhân để cho các nước Châu Âu không nhập hàng của mình nữa. Bởi vì hàng hoá có là hữu cơ thì người ta cũng nghĩ đó là sản phẩm đến từ một quốc gia phá hoại môi trường trên thế giới.
Chúng ta đã cam kết đưa phát thải ròng về bằng 0 vào năm 2050 và đến năm 2030 trở thành top 10 những quốc gia chế biến thực phẩm giỏi nhất thế giới.
Như vậy, chỉ còn 8 năm nữa để hoàn thành mục tiêu 2030 đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thực phẩm lớn thứ 10 nhưng còn lắm nhiều bài toán khó khăn đang đặt ra. Một tin vui khi Quỹ LEAF đã đưa ra lời khuyến khích bằng cách tài trợ cho Việt Nam 50 triệu đô la Mỹ trong thời gian 5 năm cho việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Chúng ta có thể sử dụng để mua lại chứng chỉ carbon ví dụ như 1 tấn carbon người ta đánh giá là 5 đô la Mỹ thì chúng ta có tất cả 10 triệu tấn carbon đã thải ra. Nhưng khi có một khoản tài trợ như vậy chúng ta sẽ phải tính toán như thế nào để đưa ra những hướng giải quyết làm giảm những phát thải nhà kính trong vòng 5 năm và hoàn thành những lời cam kết đã đề ra. Trên cả nước chỉ có tỉnh Quảng Nam là xây dựng điểm cung cấp tín chỉ carbon. Họ mời gọi các công ty nước ngoài tới Quảng Nam để đấu thầu và nhận những tín chỉ carbon. Sau đó, họ có thể bán lại cho những quốc gia khác thậm chí cho chính Việt Nam. Theo những tính toán, nếu như Quảng Nam thực hiện đúng dự định trồng rừng và bán hết tín chỉ carbon đó thì họ có thể thu được lợi nhuận lớn gấp 2, gấp 3 lần chính sách của nhà nước hay các quỹ đầu tư chuyển đến cho họ trồng rừng, bảo vệ rừng. Có nghĩa là, việc kinh doanh tín chỉ carbon có lợi nhuận đến 100% nếu thực hiện được hết tín chỉ carbon.
Theo Báo cáo “Xác định tiềm năng giảm lượng khí thải nhà kính từ việc bảo tồn và phát triển rừng tại Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích đất trồng rừng, dừa và các loại cây có khả năng phát hành tín chỉ carbon là khoảng 1.434.700 ha . Trong đó: Diện tích rừng tự nhiên khoảng 1.029.300 ha Diện tích rừng trồng và trồng lại khoảng 322.900 haDiện tích cây dừa khoảng 82.500 ha. Nếu bỏ qua các yếu tố khác và giả sử rằng diện tích 1.434.700 ha đất trồng rừng, dừa và các loại cây có khả năng phát hành tín chỉ carbon đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để phát hành tín chỉ carbon, ta có thể ước tính số lượng tín chỉ carbon phát hành được theo tỷ lệ thông thường khoảng 1 tín chỉ carbon cho mỗi tấn CO2 đã được giảm lượng so với tình trạng nền nông nghiệp truyền thống. Do đó, số lượng tín chỉ carbon phát hành được từ 1.434.700 ha đất trồng rừng, dừa và các loại cây có khả năng phát hành tín chỉ carbon có thể dao động trong khoảng từ vài triệu đến vài chục triệu tín chỉ carbon tương đương với hàng trăm triệu dollar thu nhập cho ngân sách và cho người dân nhưng vẫn chưa được triển khai ngoài Anh Phạm Đình Ngãi là CEO của Công ty mật hoa dừa Sokfarm phát hành và bán tín chỉ Carbon tại đồng bằng SCL.