Bạn đã có trải nghiệm khi bạn bạn đi học, thầy cô bạn bè nhận xét bạn có học lực khá/tốt, khi đi làm được sếp xem là người có năng lực, ... thế nhưng trong suy nghĩ của bản thân bạn cho rằng đó những kết quả rất đổi tầm thường, ngoài kia có bao nhiêu người giỏi hơn mình nhiều. Hoặc khi thấy đồng nghiệp bạn bè master về một thứ bạn không biết, bạn bắt đầu quay ra tự trách móc bản thân là tại sao cái này mình cũng không biết, sao mình chậm lụt thế.... Rất nhiều trải nghiệm tương tự rồi đi đến kết luận mình chỉ là kẻ tầm thường, không có cái gì thuộc về mình đáng tự hào cả.
Nếu những trải nghiệm xuyên suốt từ lúc đi học cho tới trưởng thành thì rất có thể bạn rơi vào nhóm tự đánh giá thấp bản thân.

Tự đánh giá thấp bản thân là gì?

Tự đánh giá thấp bản thân hay underestimation/downplay trong tiếng Anh. Nó có thể được định nghĩa như sau: Là sự tự coi thấp bản thân, giảm giá trị hoặc thành tựu của mình. Khi người nào đó downplay chính mình, họ có thể không công nhận hoặc tự nhận thức giá trị của những gì họ đã đạt được hoặc có khả năng. Họ có thể tỏ ra khiêm tốn quá mức, thậm chí phủ nhận những thành tựu của mình mặc dù thực tế cho thấy điều ngược lại. Người downplay bản thân thường không tự tin trong khả năng của mình và có thể tránh sự công nhận và đánh giá tích cực về bản thân.

Đôi điều về bản thân

Mình từng đọc qua vài cuốn self-help, xem các trang về motivation, điều được khuyên xuyên suốt vẫn là nên stay humble (khiêm tốn), lắng nghe. Tuy nhiên làm sao để mình dừng việc quá khiêm tốn, lẫn trốn khỏi sự công nhận, tích cực về bản thân thì không được nhắc tới. Dường như đây không phải là "triệu chứng" chiếm đa số.
Mình là một người tự downplay điển hình. Dẫn chứng là việc (mình kể ra không phải với mục đích khoe khoang nhé) mình theo học trường chuyên ở tỉnh, học lực mình ổn định, thuộc nhóm top đầu của lớp. Lên ĐH mình cũng học ở 1 trong những ĐH top đầu, rồi đi làm qua ở 1 số công ty lớn. Với sự chăm chỉ mình từng được nhìn nhận là nhân viên xuất sắc của năm 2 lần. Nếu không quá xét nét thì thành tích của mình cũng không tệ đúng không? Tuy nhiên mình rất ít kể với bạn bè, đồng nghiệp những điều này. Mình cho rằng đó là một sư khoác lác về bản thân và chả có gì tự hào gì về nó cả, mình vẫn còn thua kém nhiều bạn bè đồng nghiệp. Thâm chí khi nhận được lời khen, mình còn cho rằng sếp mình hay đồng nghiệp đang khen lịch sự. Điều nghịch lý ở đây, mình lại ngưỡng mộ quá mức khi người khác kể về thành tích của họ, rồi tự huyễn hoặc mình kém người khác quá nhiều. Sự phát triển của bản thân mình là toxic improvement (phát triển độc hại), luôn tự phủ nhận những gì bản thân đạt được dù phải rất siêng năng bỏ nhiều công sức vào nó, rồi lại chỉ chăm chăm đạt tới mục tiêu cao hơn. Chẳng hạn như mình rất ngưỡng mộ bạn mình, làm nhân sự luôn tự hào về những gì cô ấy đã và đang làm cho công ty, từ việc lương bổng mọi người đúng hạn, tổ chức event nội bộ, đề xuất hay ho về nhân sự, đồng thời cũng là một người rất đáng tin cậy và thấu hiểu khi đồng nghiệp cần giải bày tâm tư. Ngưỡng mộ vì bạn mình không chỉ là một người có năng lực, cô ấy còn rất biết tôn trọng và công nhận những gì mình làm ra. Điều mà mình không thể làm được! Mình không judging (đánh giá) bạn bè, đồng nghiệp khi kể về thành tựu của họ (tất nhiên là ở mức độ vừa phải, khoe khoang là một câu chuyện khác), nhưng mình lại luôn cho rằng nếu mình kể ra (cho dù là sự thật) đồng nghĩa đang tự khoe khoang bản thân. Một sự mâu thuẫn nội tâm rất lớn!!! Và mình đã không nhận ra vấn đề này của bản thân cho đến 2 năm gần đây, sau một thời gian đi làm chăm chỉ cho việc phát triển sự nghiệp mình tự thấy trống rỗng cho dù kết quả có như thế nào. Mình không thấy vui khi đạt được thành quả gì đó, nặng hơn mình bắt đầu không có hứng thú hay có điều gì làm mình vui vẻ cả, kể cả việc mình đứng trước một khung cảnh đẹp (đấy là theo đứa bạn đi chung nhận xét), trong khi mình thì không có tí cảm xúc gì. Sự trống rỗng đó đã đưa mình đến câu hỏi rất lớn: Mình làm sao thế này? Chuyện gì đang xảy ra?

Sự chuyển biến trong nhận thức

Ban đầu khi tìm hiểu về tình trạng tự downplay, mình cho rằng mình cũng giỏi, thậm chí giỏi hơn nhiều người rồi, cố gắng đi thể hiện là mình cũng có năng lực. Bất ngờ thay, khi mình làm điều đó, mình thấy còn tồi tệ hơn, nhìn phản ứng gượng gạo của đối phương khi mình boasting (khoe khoang bản thân) mình chột dạ và thấy hối hận rồi nhận ra đó không phải là cách hiệu quả với mình. Từ từ, nhận thức đang biến chuyển trong mình là:
Có nhiều người khác giỏi hơn mình: 3 lần thay đổi xác nhận: luôn tin bản thân thua thiệt người khác, cảm thấy thấp kém >> cố gồng để có sự tự tin giả tạo: chả ai giỏi hơn mình đâu >> sau cùng: chấp nhận nó. Vì mình biết nhiều người giỏi hơn mình là sự thật, do đó thế giới này mới phát triển. Ai cũng ngang mình thì chắc giờ con người vẫn trong thời kì đồ đá :). Điều thay đổi lớn nhất lại là trong mình: mình nhận ra rằng dù mình không phải là một nhân vật xuất chúng thì không đồng nghĩa với việc mình là loser (kẻ thất bại) để cảm thấy thấp kém hơn. Mỗi người sinh ra có năng lực bẩm sinh + hoàn cảnh +điều kiện + cơ hội + sự nổ lực sẽ tạo ra thế mạnh riêng.
Dù mình không phải là cá nhân vượt trội, nhưng mình đã rất cố gắng để đạt được những gì như bây giờ: Nói kĩ một tí, mình từng học lớp chuyên lại rất mặc cảm vì mình không giỏi môn chuyên như những bạn trong đội tuyển. Bây giờ mình nhận ra, để học khá-tốt những môn còn lại mình đã siêng năng nổ lực nhằm đậu vào trường ĐH mình mong muốn. Khi đi làm, đạt được nhân viên xuất sắc, mình từng tự nghĩ đó là "cần cù bù cù lần" và lại mặc cảm, thấy không xứng đáng vì biết sẽ còn nhiều đồng nghiệp khác giỏi hơn mình. Lối suy nghĩ này đã hành hạ mình thời gian dài. Để rồi...mình đơn giản chấp nhận nó :), mình chấp nhận có rất nhiều người tài giỏi khác, họ có thể hơn mình mặt này mặt kia, nhưng là đứa rất chăm chỉ và cầu tiến. Cái danh hiệu kia có cũng tốt, không cũng không sao, đó đơn giản là điều cấp trên ghi nhận sự nổ lực của mình và tập chấp nhận mình cũng xứng đáng nhận được nó.
Mình không nhất thiết phải khoe khoang bản thân: Sau nhiều lần thất bại trong việc boasting bản thân. Mình hiểu là mình vẫn vậy, không cần khoe khoang, kể lể. Mình không cần người khác phải trầm trồ. Không cảm thấy thua thiệt vì không biết tự PR bản thân. Thay vào đó mình tập hài lòng hơn với việc mình là một đứa chăm chỉ cố gắng biết mình yếu ở đâu mà bù vào, rồi tin mình sẽ tốt hơn.

Một số kinh nghiệm mình đút kết trong quá trình tìm lại sự tự công nhận bản thân:

Ngộ nhận sai lầm:

Bạn có bao giờ nghi hoặc tính cách của bản thân? Khi xung quanh là những người luôn muốn chứng minh bản thân tài năng thậm chí là show-off, bạn sẽ rất dễ dẫn tới một ngộ nhận là việc stay humble là một điều lỗi thời mà bản thân không thay đổi được. Với mình, mình càng củng cố niềm tin rằng khiêm tốn vẫn là một đức tính tốt. Việc show-off cũng có những mặt bất lợi: Khi bạn show-off có thể nhận được sự công nhận tức thời, nhưng về lâu dài sự show-off đó sẽ khiến người khác phải soi xét những gì bạn làm có giống như bạn đã thể hiện không. Show-off còn dễ gây mất thiện cảm và ảnh hưởng không tốt đến một mối quan hệ, thử nghĩ mà xem: Bạn có thích đi chung với một người luôn show-off bản thân không?

Nguyên nhân của việc downplay bản thân là gì?

Nguyên nhân sâu xa có thể đến từ việc bạn bị downplay dữ dội khi còn bé từ người thân trong gia đình. Một cú shock tâm lý nào đó trong quá khứ... Tuy nhiên quá để tâm đến nguyên nhân này có thể làm bạn tổn thương hơn vì đó là điều bạn không thể/rất khó thay đổi. Thay vào đó mình tập trung hơn vào một số nguyên nhân thường gặp mà mình có thể điều chỉnh:
So sánh: Nếu bạn để ý, trong những dòng tự sự ở trên của mình, sự downplay bản thân còn đến sự so sánh. Nên hạn chế sự tối đa sự so sánh độc hại này(fun fact: bạn không bao giờ dừng việc so sánh bản thân với người khác nhưng tin vui là bạn có thể hạn chế nó). Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, bạn có thể luyện tập chuyển sang một cách so sánh khác. Chẳng hạn với một người có xuất phát điểm, hoàn cảnh, khả năng ban đầu tương tự bạn, nhưng cũng đừng chỉ so sánh kết quả, hãy so sánh quá trình phấn đấu, thì bạn sẽ có động lực hơn. Tuy nhiên mình nghĩ sự so sánh nào cũng khá khập khiễn, trừ khi bạn clone ra 1 trái đất khác có 1 người y chang bạn thì điều kiện so sánh mới tuyệt đối =))). So sánh cũng được, nhưng đừng chì chiết bản thân vì không bằng người khác.
Ít giao tiếp với bản thân: Cố gắng dành thời gian, lắng nghe tâm tư của bản thân và suy nghĩ sâu sắc về nó. Tự nói với bản thân mình điều positive khi có những suy nghĩ toxic. Ví dụ: bạn không có gì phải cảm thấy mình useless khi đã cố gắng hết sức.
Mong muốn sự thay đổi nhanh chóng: Mình đã nhận ra vấn đề gần 2 năm rồi, nhưng tới giờ triệu chứng của mình chỉ mới giảm. Tuy nhiên sự thay đổi này ít nhất cũng đã khiến mình cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Ban đầu mình cũng có kỳ vọng sai lầm, nhận ra vấn đề là có thể thay đổi ngay, rồi sự sai lầm này dẫn tới sự một vòng luẩn quẩn, tự thất vọng. Nhận thức vấn đề là một chuyện nhưng hoàn thành cách mạng của sự biến chuyển lại là bài tập dài hạn.
Tìm kiếm sự xác nhận bên ngoài: Dù bạn không tin sự xác nhận bên ngoài về mặt positive nhưng nếu có negative feedback thì bạn bám víu vào nó ngay lập tức. Positive feedback giống như củng cố sự cứng nhắc về downplay của bản thân, điều bạn ít tin (% tin thấp), nhưng negative feedback thì tỉ lệ tin của bạn lên tới gần 100%. Vì vậy, bài học rút ra là thay vì tập trung quá nhiều vào sự xác nhận bên ngoài, so sánh xác nhận lên bản thân mình và xác nhận lên người khác. Bạn tìm cho mình 1 cây thước để tự tập xác nhận bên trong.

Tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài

Tiếp xúc với bạn bè/người thân cho bạn sự ủng hộ: là những người hiểu bạn, và sự tích cực của họ sẽ ảnh hưởng đến bạn, thay đổi bạn theo hướng tích cực hơn.
Tìm đến chuyên gia nếu vắn đề quá tồi tệ: Downplay không chỉ là đánh giá thấp sự thành công của bản thân mà còn đánh giá thấp vấn đề mình đang gặp phải. Nó có thể dẫn tới nhiều vấn đề về trầm cảm, tự ti. Nếu bạn cảm thấy điều này quá sức với bản thân, mình nghĩ bạn nên tìm chuyên gia để giúp bạn.
Trên đây là quá trình mình tự heal cho bản thân, hy vọng nó có ích cho những ai gặp phải tình trạng giống mình.