Tiếng Anh . .quan trọng như thế nào?
Hi guys, hôm nay mình sẽ chia sẻ với mọi người câu chuyện về "English" của mình nhé. ...
Hi guys, hôm nay mình sẽ chia sẻ với mọi người câu chuyện về "English" của mình nhé.
Alright! Tiếng Anh có thể là ác mộng với rất nhiều người, rất nhiều học sinh và các anh chị em sinh viên chúng ta. Mình cũng vậy, là một học sinh ban A, quanh năm chỉ Toán- Lý- Hóa để có thể thi đại học.
1. Tôi đã học tiếng Anh như thế nào
(Chỉ là kể chuyện học tiếng Anh thôi, chứ không hướng dẫn mọi người học thế nào cho giỏi đâu nha)
Về câu chuyện của bản thân mình trước nhé, gia đình tôi cho tôi đi học thêm tiếng Anh từ lớp 6, tôi cũng không biết là nó là sớm hay muộn nhưng mà ở quê tôi thì có thể nó là sớm so với nhiều bạn bè cùng trang lứa 😂😂. Uh! thì học thêm tiếng Anh là học trước chương trình, học theo sách giáo khoa, thật sự rất hàm lâm và lý thuyết tôi cũng không biết phải trình bày với các bác như thế nào. Nhưng thực sự nó rất chán! Và thế ạ! Tôi học thêm như vậy trong suốt 4 năm cấp 2 nhưng mà điểm tiếng Anh trên lớp không bao giờ qua nổi 8 :)). Nhiều lúc còn cứ nghĩ là mình được đi học thêm giỏi tiếng Anh lắm, còn đi nhắc bài đứa khác nữa sau đó .. SAI! Em thề với các bác nỗi nhục ê chề. Đó là quảng thời gian mà tiếng Anh với mình là 1 cơn ác mộng, thực sự! Cho đến hết cấp 3 nó cũng không khả quan hơn là mấy, thi đại học tôi được 4,5 điểm ạ, lúc đó còn hí hửng đi khoe với cô dạy tiếng Anh của lớp, "Em được 4,5đ nè cô ơi".
Má! Tôi không hiểu lúc đấy tại sao tôi lại đi khoe điểm 4,5 với mọi người (có thể nó không phải điểm liệt chăng), trong khi bạn bè tôi 8 9 10 rất nhiều, ngu ngục thật sự! Cô giáo tôi chỉ rep lại 1 dòng "Chúc mừng em nhé" và thế là cuộc hội thoại đó kết thúc tại đó. Và rồi vào đại học!
Đến với giảng đường Đại học, thực sự tôi đã có trải nghiệm rất mới với "English". Nếu mọi người đã đọc những bài trước thì cũng đã biết tôi là sinh viên chất lượng cao của 1 trường Đại học về Kinh tế top đầu của cả nước- Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyện cũng không có gì đáng nói khi chương trình dạy có 40% là tiếng Anh này, học full ở nhà A2 này - (khu giảng đường xin xò nhất Kinh tế Quốc dân), không cần tranh nhau đăng kí tín chỉ này ( vì đã có 1 đội ngũ các điều phối viên đăng kí hộ bạn) hay là bạn sẽ đucợ học chung với mấy chục con người trong suốt 4 năm đại học, ....
Đấy, màu hồng đúng không, tôi biết mà, ai cũng nghĩ thế thôi, nhưng cuộc sống không như vậy. Với riêng tôi, để học 1 môn học mới đã rất khó rồi mà còn phải học chúng bằng một môn học khác thì thật sự không đơn giản. Kinh tế vĩ mô, Marketing căn bản, nguyên lý kế toán, ... Bằng tiếng Anh, à còn cả Toán cao cấp nữa, có một lần tôi nghe cô dạy Nguyên lý kế toán kể rằng lớp tôi là lớp đầu tiên thủ nghiệm học nguyên lý kế toán bằng tiếng Anh, lúc đấy tôi mới nghĩ "Trời ơi, có thử nghiệm thôi mà đã khổ thế này, thì không biết sau này thật thì sẽ như thế nào" Haizz! Rồi chưa kể, Tiếng Anh 1, 2 và 3, và mọi sinh viên CLC chúng tôi bị ám ảnh bởi 1 câu nói không có thật, nếu không qua sát hạch tiếng Anh ở cuối kỳ 3 sẽ bị trả về hệ thường, nên ai cũng sợ :)) Nhưng như đã nói, nó không có thật, chỉ là 1 cách để giảng viên "lòe" sinh viên thôi, nhưng thực sự nó cũng là một nguồn động lực học của tôi trong thời gian đầu.
2. Tiếng Anh ở Đại học
Tiếp tục nhé, phải công nhận tiếng Anh trường tôi cũng khá là oke, từ cơ sở vật chất đến chất lượng giảng dạy, các thầy cô phải nói thật sự là: Great!. Tôi từ 1 đứa phải nói là kém, giờ cũng đã có đủ tự tin để thuyết trình bằng tiếng Anh, đi làm thêm có thể tiếp được khách nước ngoài, (Tôi làm rạp phim nhé, không tiếp khách kiểu kia đâu:))). Năm nhất, các bạn sẽ được trải nghiệm "Tiếng Anh 1" bao gồm 5 kỹ năng: Ngữ âm thực hành, nghe, nói, đọc, viết. Điểm đặc biết ở kì này chính là môn ngữ âm thực hành 2 tín chỉ, đến với khóa học bạn sẽ được trang bị cách phát âm của bảng -phiên âm quốc tế IPA, cách mở miệng, đặt lưỡi sao cho đúng với từng âm. Đến luc thi, bạn sẽ được nghe người ta đọc 1 loạt các âm gần giống nhau rồi phải ghi lại ví dụ /i:/ hoặc /I/. Đảm bảo đấy luc mới học là "tờ lú" luôn. Rồi sau đó là tiếng Anh 2, 3 chỉ có 4 kĩ năng, thôi Nghe nói đọc viết, nhưng mỗi môn tăng thêm 1 tín là 3 tín chỉ, 1 tuần 4 buổi, mỗi buổi 4 tiết - kéo dài từ 1 giờ chiều đến 4h30, và học trong đâu đó 11-12 tuần thôi. Nghe thì đơn giản nhưng, hãy thử đi viên A trường N sẽ không làm chúng ta thất vọng đâu.
Rồi đó, khi học hết 3 kì tiếng Anh chúng ta sẽ đến với "kỳ thi sát hách tiếng Anh của viện AEP", bạn cố gắng chuẩn bị cho nó, học hết bài vở trên lớp và còn đi học IELTS ở ngoài trung tâm đến khi nhân ra, không có cái "kỳ thi sát hạch tiếng Anh của viện AEP"quái nào cả. Nó đơn giản là kì thi kết thúc học phần tiếng Anh 3 mà mà thôi. Ngu ngục thật! Tôi đã tin vào nó :((. Câu chuyện tiếng Anh chưa dừng lại ở đó, sau những ngày tháng mệt mởi với tiếng Anh 1 2 3, thì chúng ta cùng đến với tiếng Anh chuyên ngành. :) Cười lắm ạ, như tôi học nhân lực nhé, sẽ có Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị nhân lực, học Marketing sẽ có Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Marketing, ... ngoài ra sẽ có thêm à không phải là hầu hết các môn học ở kì thứ 4 sẽ là học bằng tiếng Anh - không dừng lại ở con số 40% như viện đã hứa. Uh thì Viện chỉ muốn tốt cho chúng tôi nhưng mà cứ thử ngồi 1 2 tiếng nghe mà không hiểu gì xem, nó chánnnnn ê chề luôn, thật đấy? Cộng thêm vào đó là mấy quyển giáo trình gấp 5 6 lần quyển sách giáo khoa cấp 3 của các bạn, cỡ nghìn trang, và là giấy A4 được mua bản quyền từ Anh quốc và Hoa Kỳ xa xôi về mà mấy tháng trời học không ai buồn động đến cho đến khi biết đề thi có trong đó. Đó cuộc sống Đại học là vậy, chỉ xoay quanh tiếng Anh thôi, có tiếng Anh là có tất cả, maybe!
3. Tiếng Anh quan trọng như thế nào?
Trong phần này tôi sẽ kể cho mọi người những trải nghiệm thực tế về English khi mình đi làm và khi đi học! Nó sẽ hơi individual một chút nhưng hãy enjoy cái moment này :))
3.1. Tiếng Anh là công cụ
Tiếng Anh là công cụ hữu ích cho cả khi học và trong công việc. Như bản thân tôi, học trong môi trường mà tiếng Anh đóng vai trò chủ đảo, chi phối tất cả các môn học thì việc mình phải chủ động học tiếng Anh là điều cực kì cần thiết. Tiếng Anh nó là công cụ chính để học, để thu nạp kiến thức từ giảng viên và cũng là cách mà sinh viên có thể giao tiếp với giảng viên trong giờ học. Bạn thử tưởng tượng, trong một tiết dạy mà giảng viên chỉ giảng không có bất kì nhấn nhá hay tương tác với sinh viên trong khi dùng một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ để nối thì không biết trong đầu những sinh viên đó có tập trung được hay không và sẽ đọng lại được những gì sau đó? Và thêm một điểm nữa, hầu hết tất cả tài liệu hàng đầu, những giáo trình của các nền giáo dục tiên tiến, hay những tài liệu chuyên ngành thì hầu hết đều được viết bằng tiếng Anh, nên nếu bạn muốn tiếp cận với nguồn tri thức của thế giới, "hội nhập tri thức" thì tiếng Anh là công cụ tối quan trong và không thể thể thiếu.
3.2. Tiếng Anh là điều kiện tối thiểu
Việt Nam là nền kinh tế đang lên, theo dữ liệu mới nhất của Tổng cục Thông kê thì tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/9/2021 đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Họ chọn Việt Nam vì đâu, chính trị ổn định, vị trí địa lý, giá nhân công, chuỗi cung ứng, hay là nguồn cung nguyên vật liệu, ... Điểm đáng chú ý tôi muốn nhấn mạnh ở đây là giá nhân công. Phải nói rằng giá nhân công của Việt Nam thuộc nhóm trung bình thấp về tổng thể thì đó là một lợi thế cạnh tranh sợ với một số quốc gia khác. Nhưng nó cũng không đáng tự hào một chút nào bởi người lao động Việt Nam được hưởng rất ít trong toàn bộ giá trị mà họ tạo ra, bên cạnh tay nghề hay chuyên môn thì tiếng Anh nói riêng hay ngoại ngữ nói chung là một yếu tố mà không thể thiếu khi đề cập đến chất lượng lao động.
Gần đây, nếu có theo dõi chương trình thời sự thì mọi người sẽ thấy 1 thống kê về Điểm xếp hạng Mức độ thông thạo tiếng Anh của Việt Nam là 66/112 thuộc nhóm Thấp. Nghe cũng hơi buồn nhưng đó là sự thật, trong một nền kinh tế trẻ đang lên, một nền kinh tế nhiều thành phần và yếu tố nước ngoài có tầm ảnh hưởng quan trọng đến thị trường thì tiếng Anh hay ngoại ngữ chính là điều kiện tối thiểu để chúng ta tham gia, hội nhập vào cái chợ lớn nhất thế giới đó là thị trường toàn cầu. Và tất nhiên muốn join được chúng ta phải hiểu thị trường phải hiểu con người đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nhiều nền văn hóa khác nhau, một là chúng ta giao tiếp bằng ngôn ngữ của họ, hai là sử dụng một số hệ thống ngôn ngữ chung được gọi là ngôn ngữ quốc tế và tiếng Anh là một trong số đó, nó mang tính phổ biến rộng rãi nhất, bên cạnh tiến Pháp, tiếng Nga, tiếng Hoa, ... Và hiện tại với sự đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam đang có chiều hướng tăng lên, nó sẽ có tác động to lớn đến thị trường lao động, sẽ đến lúc tiếng Anh sẽ không được gọi là một kĩ năng nữa mà nó sẽ nằm trong điều điện ứng tuyển hay yêu cầu công việc, maybe! Tóm lại tiếng Anh chính là chìa khóa, là điều kiện tối thiểu để chúng ta có được mức thu nhập cao hơn, có cơ hội định giá bản thân cao hơn, trở thành một công dân toàn cầu, ...
3.3. Tiếng Anh mang đến cơ hội
Từ năm học thứ 2, tôi có thêm 1 sở thích khá lạ lùng, đó là đi phỏng vấn dạo. Tôi tìm rất nhiều các vị trí HR intern trên các nền tảng tuyển dụng để apply và phỏng vấn. Và trong rất nhiều buổi phỏng vấn, tôi rút ra đucợ nhiều điều, nhiều kinh nghiệm khi phỏng vấn, các đặt câu hỏi, tác phong và ngôn ngữ như thế nào. Lan man một chút nhé, hành động này có thể sẽ tốn thêm chi phí cho nhiều doanh nghiệm, mọi người không nên làm vậy nhé, nếu nghiêm trọng hơn thì rất có thể các bạn sẽ bị cho vào blacklist của một số công ty thậm chí còn bị vào tầm ngắm của nhiều người làm tuyển dụng. Bởi lý do, những người làm tuyển dụng thường có network rất rộng và họ có thể chia sẻ trường hợp của bạn cho nhiều đồng nghiệp khác, dẫn đến cái nhìn của nhà tuyển dụng về bạn sẽ không tốt và gây khó khăn trong quá trình tìm việc sau này.
Đó, quay trở lại với câu chuyện cơ hội, trong nhưng lần phỏng vấn như vậy có 1 lần tôi được 1 chị TA của Bamboo Airways phỏng vấn vị trí thực tập sinh tuyển dụng, hầu như mọi câu hỏi tôi đều trả lời rất nuột nhưng cái làm tôi trượt phỏng vấn đó là tiếng Anh. Chỉ có vài dòng giới thiệu bản thân và hiểu biết về công ty thôi cũng nói không xong thì ai dám tuyển các bạn vào làm việc trong một môi trường quốc tế như hàng không. Vậy đó, cơ hội vụt qua như thế, lúc đó tôi mới ý thức được tiếng Anh là chìa khóa mở ra rất nhiều cơ hội, đặc biệt là khi các bạn tìm kiếm việc làm, thì người có ngoại ngữ nói chung luôn là đối tượng được các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng. Ở thời kì trước, cỡ gen Y, thời kì của bố mẹ chúng ta, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tuyển người chỉ cần biết ngoại ngữ, vì sau đó họ sẽ đào tạo toàn bộ về chuyên môn sau tuyển dụng, thế đó easy đúng không! Cuối cùng dựa trên câu chuyện của tôi, tiếng Anh rất quan trọng, nó sẽ cho bạn cơ hội và hầu hết là cơ hội tốt để có được vị trí công việc mơ ước, mức thu nhập cao, công dân toàn cầu, xin visa, du lịch, đinh cư, ...
Vậy đó, tất cả bài viết của tôi chỉ là muốn nhấn mạnh sự quan trọng và cần thiết của tiếng Anh trong học tập cuộc sống và công việc như thế nào. Do đó, HÃY HỌC NGAY ĐI, tiếng Anh là cái không thể ngày một ngày hai mà thành thạo được, nó cần thời gian cần sự rèn rũa và thật kiên trì. Oke! Bài viết đến đây thôi, thank you for reading.
p/s: nếu thấy hay hãy để lại cmt và upvote nhé.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất