Nhìn giề ?! Lo đọc bài đi.
----------
Bài này được mình dịch từ:
http://www.theosophydownunder.org/library/theosophical-lectures/cats-in-folklore-and-religion-by-jennifer-pignataro/
 ,và tổng hợp từ một số nguồn khác. 
Vốn cuồng bọn lắm lông nên bài viết có thể có một số chỗ bị kịch tính hóa quá mức, hoặc có sự chủ quan cảm tính, mong các bạn bỏ qua.
Méo.
----------
Adolf Kitten - Meow Kamp.
Mèo - loài vật ương ương dở dở nhưng thích làm ra vẻ cool ngầu, lại có tầm ảnh hưởng khá lớn trong nhiều nền văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng. Loài mèo đã gắn bó với con người trong ít nhất là 9.500 năm, không chỉ với vai trò là vật nuôi, mà còn là boss, là thần, là công cụ mua vui cho con người. Muốn biết rõ hơn ư ? Hãy cùng tìm hiểu hình tượng Mèo trong đời sống tâm linh của một số nền văn minh và tôn giáo lớn:
Những tín đồ Cơ Đốc giáo đầu tiên tin rằng, một con mèo lảng vảng gần một ngôi mộ báo hiệu rằng linh hồn của người chết đã bị quỷ dữ thao túng. Nếu thấy hai con mèo solo Q gần một người hấp hối hoặc gần mộ của một người mới qua đời, nghĩa là Thiên thần và Ác quỷ đang giành giật linh hồn của người đó.
Con thuyền Noah: Truyện kể rằng, đôi chuột mà Noah cứu vớt đã nhanh chóng sinh sôi theo cấp số nhân và khiến con thuyền ngập tràn loài gặm nhấm. Noah đã phải tham vấn Sư tử - Vua của muôn thú (vốn cũng là một con mèo to xác thôi), để tìm ra một giải pháp. Và thế là keo dính chuột ra đời. Xin lỗi các bạn, mình nhầm… Số là trong khi cả 2 đang luận bàn kế diệt chuột, Sư tử ta hắt xì hơi 1 cái rõ to, và từ lỗ mũi của Chúa sơn lâm phọt ra một cặp mèo ( ?!?!? eewwww) – chúng ngay tấp lự vào tư thế sẵn sàng chiến đấu, và nhanh chóng tiêu diệt sạch bọn lít chít. Cũng từ con thuyền Ark, Noah đã tạo ra giống mèo Manx cộc đuôi, khi ông vô ý đóng cửa thuyền và làm kẹt đuôi của chú mèo.

Vào thời Trung cổ, mèo bị coi là đồng bọn của phù thủy, đặc biệt là mèo đen [(_._”) méo nhé]. Bản chất là một loài sống về đêm và ưa đi rong khiến các boss mèo nhà ta bị coi như những sinh vật thần bí - theo nghĩa xấu. Chúng còn bị xem là tay sai, hay thậm chí là hiện thân của Quỷ dữ. Nếu một phụ nữ độc thân nuôi hoặc sống chung với mèo, chính quyền địa phương sẽ nghi ngờ cô ả có dính líu đến tà thuật ma pháp, và mèo chính là công cụ để mụ ta gia tăng công lực. Giáo Hoàng Gregory IX đã tố giác mèo đen vì tội tà giáo trong Sắc lệnh Giáo Hoàng năm 1233 – Vox in Rama, và ra lệnh tiêu diệt mèo hàng loạt. Thế là hàng nghìn con mèo vô tội đã bị thiêu sống (T__T)… Việc hành hình loài mèo đã diễn ra trong suốt thế kỷ XIII và kéo dài đến tận thế kỷ XIV. Điều này được cho là một trong những nguyên nhân của sự bùng phát dịch hạch – cơn ác mộng khủng khiếp đã tàn phá nước Anh và Châu Âu, khi mà bọn chuột có thể nhởn nhơ tung hoành khắp nơi, ngang nhiên ăn - ngủ - ch* (chơi) - đẻ. Sự áp bức loài mèo vẫn còn tiếp diễn mãi tận đến thời kỳ suy tàn của các Hiệp sĩ dòng Đền. Không chỉ bị tra tấn, các Ser còn bị buộc phải thừa nhận tội dị giáo, bị ép phải từ bỏ đấng Christ, và trong một số trường hợp, bị bắt phải chuyển sang thờ phượng mèo. Những điều này đã phần nào cho thấy quan điểm và cách nhìn không mấy tốt đẹp của Giáo hội dành cho loài mèo lúc bấy chừ.
Còn không mau quỳ xuống bái kiến Trẫm ?!
Theo thần thoại Nhật Bổn, sau khi chết đi, mèo sẽ trở thành những tinh linh. Các Phật tử cho rằng thể xác của mèo chính là nơi mà linh hồn của những bậc cao nhân dừng chân tạm nghỉ. Nhật bản cũng là nơi khai sinh ra chú mèo quay tay nổi tiếng – maneki neko
Quay-tay no Neko.
Hồi xửa hồi xưa, có một vị lãnh chúa phong kiến đi ngang qua ngôi đền Gotokuji, nay thuộc vùng Setagaya - ngoại ô Tokyo. Vị lãnh chúa này bắt gặp chú mèo đang ngồi canh trước cửa đền bỗng nhiên giơ một chân trước lên vẫy chào mình, đồng thời kêu to “Hail Fuhrer !” (mình đùa đấy). Thấy lạ, ông bèn đến xem thử. Ngay khi vừa bước chân vào trong đền, một tia sét đã đánh đúng vào chỗ mà vị lãnh chúa vừa đứng trước đó – chú mèo đã cứu mạng ông ta. Kể từ đó, maneki neko được xem như một hiện thân của Goddess of Mercy (theo mình tìm hiểu thì đây là Quan Thế Âm Bồ Tát). Ngày nay, đền thờ Gotokuji vẫn còn hàng tá những bức tượng của chú mèo đặc biệt này. Đây còn là nơi mà chủ nhân của những con mèo đi lạc hoặc bị ốm cầu nguyện cho boss cưng của mình bằng những tấm bảng nhỏ có hình Mèo quay tay. Trong làm ăn kinh doanh, maneki neko được cho là đem lại may mắn và tài lộc với hình ảnh chú mèo vẫy khách. Mèo quay tay thường được bày bán dưới dạng ống đựng tiền tiết kiệm hoặc các bức tượng trang trí đặt trong nhà, với hy vọng sẽ mời những người bạn tốt đến thăm.
Ở các quốc gia Hồi giáo, mèo được xem là loài động vật cao quý và thanh sạch (= ̄ω ̄=). Tiên tri Muhammed cũng có nuôi một chú mèo - Muezza. Theo một câu chuyện khá phổ biến, sắp đến giờ Muhammed cầu nguyện, nhưng chú mèo Muezza lại nằm ngủ trên tay áo tấm áo choàng mà ông đang mặc. Thế là thay vì đánh thức chú mèo, ông đã nhẹ nhàng cắt bỏ ống tay áo của mình và cứ thế làm lễ cầu nguyện, để không phá giấc ngủ ngon của Muezza.
Mèo và người Miến Điện: Mèo Xiêm cũng có một câu chuyện cho riêng mình. Người ta tin rằng khi các Vua Xiêm băng hà, linh hồn của họ được chuyển vào thân xác của mèo Xiêm, để họ có thể đến dự buổi lễ đăng quang của vị Vua kế nhiệm trước khi lên thiên đàng (thực ra là một kiểu dằn mặt - liệu hồn mà làm cho tốt !). Chú mèo này sẽ được đối đãi như một thành viên của Hoàng tộc và được giữ lại trong cung. Một vài câu chuyện khác có nhắc đến những chú mèo Xiêm với cái đuôi có hình dạng gấp khúc. Ở Viễn Đông, giống mèo này được cho là mang đến điềm lành. Người ta nói rằng tổ tiên của chúng đã tự nguyện gập đuôi của mình lại để giữ những chiếc nhẫn quý cho công chúa khi cô ta tắm ╮(╯3╰)╭. Công chúa lồng những chiếc nhẫn vào đuôi mèo mà không lo chúng sẽ rơi mất nhờ vào hình dạng gấp khúc của cái đuôi. Mèo quả thật là một loài vật cao quý, đã hy sinh thân mình để được tắm cùng công chúa... ý mình là giữ đồ giúp công chúa :v
Mèo ở Ai Cập cổ đại: được nhắc đến thông qua những bức vẽ và văn tự tượng hình cổ khắc trong lăng mộ Hoàng gia tại Thebes, loài mèo có lẽ đã được thuần hóa trong khoản 2000 năm T.C.N ở Ai Cập, đa số các giống mèo hiện đại đều là hậu duệ của mèo nhà Ai Cập. Không chỉ là vật nuôi phổ biến dưới thời Ai Cập cổ đại, vị thế của chúng trong đời sống tâm linh cũng được đặt ngang hàng với các linh thú khác. Chúng dần được nâng tầm trở thành một trong những loài vật được quý trọng và tôn sùng bậc nhất. Những bức vẽ trong các ngôi mộ cho thấy hình ảnh của loài mèo với tư cách là một thành viên trong gia đình ở thời Tân Vương quốc. Mèo được xem là một thợ săn giỏi, khắc tinh của chuột bọ. Chúng thật sự rất được trọng dụng, bởi kho tích trữ lương thực, ngũ cốc của dân Ai Cập dễ là miếng mồi béo bở cho bọn chuột ranh và trở thành nơi trú ngụ của rắn rít. Ở thời này, nếu bạn giết mèo, dù là vô ý - hình phạt có thể sẽ là cái chết. Khi một con mèo chết đi, mọi thành viên trong gia đình sẽ cạo lông mày để bày tỏ lòng tiếc thương. Chúng thậm chí còn được ướp xác và chôn cất tươm tất như người.  Loài mèo còn được quý trọng bởi vẻ bí ẩn và những đặc điểm mang nét siêu linh của chúng, chính vì vậy mà mèo trở thành loài vật thiêng và được thờ phượng rộng rãi ở Ai Cập cổ. Thậm chí, nhiều vị thần còn mang hình hài của loài Mèo, có thể kể đến một số như:
  • Mau, một hóa thân khác của Ra dưới dạng mèo. Trong tiếng Ai Cập, “Mau” cũng có nghĩa là “mèo”.
  • Mafdet, nữ thần của sự Bảo trợ, là thần Mèo được ghi chép sớm nhất trong các văn thư cổ. Theo truyền thuyết, bà đã giết chết một con mãng xà bằng móng vuốt của mình, và câu thần chú cổ của người Ai Cập dùng để chống lại rắn có nhắc đến sức mạnh của Mafdet.
Bastet...
  • Bastet, nữ thần đầu mèo - con gái rượu của thần Ra. Không như những vị thần khác, được tôn sùng và kính sợ, Bastet được mọi người vô cùng yêu mến. Nhiều Pharaoh và nữ hoàng đã dùng tên của bà để ghép vào tên mình. Bà được mến mộ đến nỗi đã trở thành người bảo trợ cho gia đình, bảo trợ cho phụ nữ, trẻ em và loài mèo. Bà còn là nữ thần của bình minh, âm nhạc, của niềm vui, hôn nhân, của sự sinh sôi và màu mỡ.
...và Sekhmet
  • Sekhmet, chị em của Bastet, thì lại tương phản hoàn toàn. Sekhmet cũng là nữ thần đầu mèo, nhưng đại diện cho sự tàn phá, bạo lực và giết chóc – bà là nữ thần của chiến tranh và bệnh dịch. Sau đó bà bị Ra thần phục và trở thành thần bảo trợ cho con người. Cùng với Bastet, 2 nữ thần mèo đại diện cho sự cân bằng của các thế lực tự nhiên.


BONUS - Một vài Facts về Mều:
- Ailurophobia, aelurophobia, felinophobia và gatophobia là những danh từ chỉ chung chứng sợ mèo.
- Dù có kích thước cơ thể lớn hơn gấp 15 lần, nhưng bộ xương người chỉ có 206 chiếc xương, còn mèo nhà là 230 chiếc.
- Mèo nhà là loài động vật duy nhất có khả năng giữ đuôi thẳng đứng trong khi di chuyển. Các loài mèo hoang dã thì giữ đuôi theo chiều ngang hoặc đung đưa qua lại giữa 2 chân sau. Mèo sử dụng đuôi của nó tương tự như cách mà diễn viên xiếc đi trên dây sử dụng chiếc sào dài làm vật đối trọng và giữ thăng bằng. Những con mèo cộc đuôi bẩm sinh sẽ tự có cơ chế điều chỉnh, thay vì dùng đuôi, vẫn còn những cách khác để giữ thăng bằng. Ngoài ra, đuôi của mèo còn được dùng để giao tiếp.
- Mèo có thể phát ra hơn 100 loại âm thanh, trong khi chó chỉ có khoản 10.
- Cây bạc hà mèo (catnip/catmint) có mùi giống với nước tiểu của mèo cái. Khi hít phải mùi này, mèo đực sẽ có dấu hiệu tương tự như lúc phê cần, chúng sẽ làm đủ trò lăn lộn ngáo ngơ và trở nên dễ bảo, cốt để gây ấn tượng với các em.
Overdose !
- Sau khi ăn xong, mèo sẽ ngay lập tức tự mình “tắm táp” bằng cách liếm lông. Bản năng mách bảo chúng rằng cần phải sớm loại bỏ mùi thức ăn, nếu không muốn thu hút các loài săn mồi lớn hơn mò tới.
- Một băng đảng mèo trong tiếng Anh được gọi là “a clowder”.
Yo yo wassssssup bro ?
- Mèo không thể nếm được vị ngọt. (purr you)
- Hàm của mèo không thể chuyển động sang 2 bên.
- Mèo con có thể đạt tốc độ tối đa lên đến 31 dặm/h (xấp xỉ 50km/h), và có thể bật nhảy tại chỗ một khoản cách bằng 3 lần chiều dài cơ thể.

- Khi thấy đuôi mèo uốn cong, đó là lúc hắn đang tò mò hóng hớt thứ gì đó.
- Quẫy đuôi mang ý nghĩa khác biệt hoàn toàn giữa chó và mèo. Đối với mèo, đó là lúc chúng đang phân vân, cân nhắc quyết định một lựa chọn nào đó.
Tục ngữ, thành ngữ về mèo:
* Phần này mình nghĩ tốt nhất là không nên dịch mà sẽ để nguyên văn, vì... mình méo dịch được :))))
  • Nobody can truly own a cat.
  • A cat’s a cat and that’s that.
  • Dogs remember faces, cats remember places.
  • To kill a cat brings 17 years of bad luck. (câu này của người Ai-len)
  • Beware of people who dislike cats. (so damn true !!!)
  • A strange black cat on your porch brings prosperity. (tục ngữ của dân Scottland)
  • When the cat and mouse agree, the grocer is ruined. (thành ngữ xứ Ba Tư cổ)
  • The cat was created when the lion sneezed. (câu này của các anh A-rập)
  • He that denies the cat skimmed milk must give the mouse cream. (tục ngữ của các anh Ivan Nga ngố)
  • Books and cats and fair-haired little girls make the best furnishing for a room (thành ngữ của Fap).

Goodnight, lad'.
Đọc thêm: