Thông tin bất cân xứng và hệ quả

Bất cứ khi nào bạn muốn mua một món đồ gì đó, thông tin của bạn có thể khác biệt với thông tin người bán về món đồ đó. Người bán có nhiều thông tin hơn về sản phẩm mà họ tạo ra nên nếu như không có cơ chế pháp luật và đạo đức phù hợp họ có thể tạo ra các sản phẩm kém hoặc tìm cách lợi dụng để lợi nhuận của mình lên. Hiện tượng này được gọi với cái tên là “thông tin bất cân xứng” khi mà 2 chủ thể có lượng thông tin không giống nhau. Chủ thể có nhiều thông tin hơn có thể lạm dụng điều đó để tạo ra lợi thế cho mình và tạo ra bất lợi cho chủ thể kia.
Hậu quả thông tin bất cân xứng dẫn tới hai hiện tượng mà có thể khiến một thị trường sụp đổ là rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch. Lựa chọn đối nghịch phát sinh khi một chủ thể kinh tế không có đủ đủ thông tin về thị trường, chủ thể có nhiều thông tin hơn có thể gây bất lợi dẫn đến việc chủ thể ít thông tin hơn muốn chọn sản phẩm tốt nhưng lại chọn phải sản phẩm xấu. Ngược lại, rủi ro đạo đức phát sinh khi chủ thể nhiều thông tin hơn có hành vi suy thoái đạo đức để gây thiệt hại cho chủ đề còn lại.

Rủi ro đạo đức

Việc không có đủ thông tin của sản phẩm khiến cho người mua trở lên nghi ngờ và chỉ chấp nhận mua những sản phẩm xấu nhất. Từ việc lựa chọn đối nghịch và bất cân xứng thông tin còn gây ra một hiện tượng khác được gọi là “rủi ro đạo đức”.
Rủi ro đạo đức có thể thấy rất rõ trong thị trường bảo hiểm. Giả sử bạn mua một hợp đồng bảo hiểm về sức khỏe, hợp đồng này sẽ bảo vệ bạn mọi chi phí y tế có thể phát sinh. Nếu bạn bị đau ốm có thể được trả toàn bộ chi phí. Khi đó, thái độ của bạn đối với sức khỏe sẽ như thế nào? Bạn đã được cởi bỏ mọi rủi ro sức khỏe, bạn sẽ có xu hướng ít quan tâm hơn đến sức khỏe của mình cho dù phí y tế trong tương lai như thế nào – đã có công ty bảo hiểm chi trả hết. Do vậy, bạn sẽ có xu hướng lơ là việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, thậm chí sẽ buông lỏng và trở nên sống không lành mạnh. Khi đó, khả năng bạn bị bệnh sẽ cao lên và công ty bảo hiểm phải hứng chịu. Điều này sẽ khiến công ty bảo hiểm chịu thua lỗ khi mà người mua bảo hiểm bị bệnh nhiều hơn. Đây được gọi là hiện tượng rủi ro đạo đức.
Rủi ro đạo đức xảy ra khi người được lợi và người gánh chịu rủi ro. Bạn là người được lợi khi mua bảo hiểm, trong khi công ty bảo hiểm là người chịu rủi ro của hợp đồng. Trong trường hợp này, rủi ro của người mua bảo hiểm đã được chuyển giao qua công ty bảo hiểm. Người mua sẽ coi thường rủi ro đó, dẫn đến khả năng xảy ra biến cố xấu là cao hơn.

Lựa chọn đối nghịch – adverse selection

Một ví dụ mà thông tin bất cân xứng có thể khiến một thị trường sụp đổ, đây là một ví dụ thú vị được đưa ra bởi nhà kinh tế học George Akerlof để minh họa về lý thuyết bất cân xứng thông tin. Cũng nhờ lý thuyết này, ông đạt giải Nobel kinh tế năm 2001.
Trên thị trường xe hơi cũ có 2 chủ thể là người mua và người bán. Họ đang ở trong cuộc đấu trí để mua hoặc bán xe với giá tốt nhất. Giả sử, xe hơi cũ có thể được phân làm 2 loại.
Xe quả chanh có giá 500$ – đây là những xe hơi chất lượng thấp có thể hỏng hóc sau 1 – 2 năm.
Xe quả đào có giá 100$ – xe có chất lượng tốt nhưng người bán chỉ là thiếu tiền nên muốn bán.
Khi người bán hiểu rõ xe của mình là quả chanh hay quả đào nhưng người mua không phân biệt được. Phía người mua ngược lại, họ không biết xe mình mua là quả chanh hay quả đào thì họ sẽ trả giá như thế nào. Nếu bạn là người mua thông thái, bạn sẽ chỉ trả nhiều nhất 750$ là mức giá trung bình của hai loại.
Bây giờ, nhìn vào người bán với mức giá 750$ thì họ sẽ nói như thế nào. Với người có xe quả đào thì không đời nào anh ta sẽ bán chiếc xe của mình với giá 750$. Với người có xe quả chanh sẽ cảm thấy rất vui vì bán được với giá hời. Câu chuyện chưa dừng lại ở đây, khi người bán xe quả chanh chuẩn bị giao xe, người mua bất chợt nghĩ “CÓ GÌ ĐÓ SAI SAI Ở ĐÂY”. Anh muốn bán xe cho tôi, chứng tỏ xe của anh là quả chanh và tôi sẽ chỉ trả cho anh là 500$ không hơn không kém.
Hậu quả của điều này là gì? Các xe quả chanh vẫn có thể bán được và không có xe quả đào nào được bán ra. Đây được gọi là hiện tượng “lựa chọn đối nghịch – adverse selection” khi người mua muốn mua một chiếc xe tốt nhưng anh ta chỉ mua được chiếc xe xấu nhất. Hiện tượng lựa chọn đối nghịch xảy ra do có sự bất cân xứng thông tin, người mua sẽ đưa ra một mức giá thấp sẽ làm cho những sản phẩm chất lượng không được bán ra. lựa chọn đối nghịch sẽ làm giảm các giao dịch trên thị trên thị trường và làm cho các thị trường bị đóng băng. bạn sẽ thấy việc này trong ví dụ đi gặp bác sĩ ở trên, chỉ khi nào tình hình sức khỏe rất rõ ràng mới chịu đi khám sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh cũng như nhu cầu về dịch vụ y tế.
Nguồn bài viết từ : Công ty Luật TNHH Tư vấn pháp lý LAVN (LAVN LAW FIRM)