CHÀO, khỏe không? Mọi chuyện thế nào?
Sáng nay, tôi đã gọi đến vườn thú ở phường và hỏi xem liệu tôi có thể thăm mấy con Kangaroo không. Cũng chả đa dạng hay phong phú gì, chỉ là một nơi đủ tiêu chuẩn để gọi là vườn thú - chẳng hạn như voi hoặc khỉ đột. Nhưng nếu gu của cô là lạc đà không bứu hay thú ăn kiến thì cô đừng nên hi vọng nhiều ở nơi này. Sẽ không có con lạc đà không bứu hay thú ăn kiến nào đâu. Cũng không có Linh dương Châu Phi hay linh cẩu nào hết. Thậm chí cả báo cũng không nốt.

Thay vào đó, là bốn con Kangaroo.
Đầu tiên là con Kangaroo nhỏ mới được sinh ra cách đây hai tháng. Tiếp theo là một con đực và hai con cái. Tôi không thể hiểu nổi làm thế quái nào mà chúng thành một gia đình được.
Cứ mỗi lần tôi nhìn vào bọn Kangaroo, mọi thứ dường như trông không thực lắm: Ý tôi là, một con Kangaroo thì sẽ có cảm giác như thế nào nhỉ? Suốt ngày nhảy qua nhảy lại trên cái lục địa khô cằn châu Úc ấy? Để rồi bị giết bởi mấy cây giáo của những người thổ dân?
Tôi mãi vẫn không thể hiểu nổi.
Mặc dù vậy, không nơi này thì nơi khác. Cũng không phải vấn đề gì nghiêm trọng.
Dù sao đi nữa, việc nhìn vào mấy con Kangaroo này, đã thôi thúc tôi phải gửi cho cô một lá thư.
Có lẽ việc này hơi kì cục. Cô sẽ tự hỏi tại sao việc nhìn vào mấy con Kangaroo lại khiến tôi muốn viết thư cho cô? Và mấy cái con chuột túi đó thì liên quan gì đến cô? Chà, lúc này cô có thể ngưng những suy nghĩ đó lại. Đừng quan tâm làm gì. Kangaroo là Kangaroo, còn cô là cô.
Nói cách khác thì nó như thế này:
Cứ thế ba mươi sáu bước, từng bước từng bước một theo đúng thứ tự, mang tôi từ chỗ những con Kangaroo đến chỗ cô - chính nó đấy. Tôi đang tìm cách giải thích từng thứ này sao cho chúng dễ hiểu nhất đối với cô, thế nhưng trước khi làm như vậy, tôi không chắc là mình có thể nhớ hết tất cả các bước hay không nữa.
Cả thảy tận ba mươi sáu bước!
Nhưng nếu một trong những bước này gặp trục trặc ở đâu đó, chắc chắn là tôi cũng không thể gửi bức thư này đến cô được. Ai mà biết được? Tôi có thể kết thúc ở cái nơi xó xỉnh nào đó ở biển Nam cực và nghiên cứu về cái lưng của con cá nhà táng chẳng hạn. Hay có thể là bán lẻ ở một quầy thuốc lá địa phương nào đó.
Dù sao đi nữa, đi qua ba mươi sáu bước, và rồi tôi ở đây, nói chuyện với cô.
Lạ nhỉ?
ĐƯỢC RỒI, GIỜ THÌ, để tôi giới thiệu bản thân mình cái đã.
TÔI NĂM NAY HAI MƯƠI SÁU và đang làm việc trong khối điều hành sản phẩm của một trung tâm thương mại cao cấp. Công việc này – tôi cá là cô đã có thể tưởng tượng – nhàm chán khủng khiếp. Đầu tiên, tôi kiểm tra các loại hàng hóa mà bên mảng thu mua đã quyết định chuyển vào kho và bảo đảm rằng không có bất cứ vấn đề gì với số hàng hóa. Chuyện "qua lại" giữa bên thu mua và bên cung ứng đúng ra là bị cấm, nhưng thực tế thì cái quy trình ấy khá lỏng lẻo. Một vài cái đưa đẩy ở gian khóa giày trong lúc tán gẫu, một hay hai miếng bỏ miệng ở gian đồ ngọt – thế đấy. Khá nhiều đối với kiểm soát hàng hóa.
Công đoạn tiếp theo, cái này mới thực sự đáng chú ý này, đó chính là hồi âm lại những khiếu nại của khách hàng. Xem nào, ví dụ thế này, hai đôi vớ đã đặt mua nhưng lại không đến cùng lúc, con gấu đồ chơi chạy bằng dây cót rơi ra khỏi bàn và không kêu nữa, hay cái áo choàng tắm co lại chỉ còn một phần tư sau lần giặt đầu tiên – những khiếu nại kiểu như thế.
Chậc, để tôi nói với cô, chỉ một phần nghìn của đống khiếu nại đó cũng đủ để dập tắt tinh thần của bất cứ ai - hãy thử hình dung bốn nhân viên quay cuồng như điên từ sáng tới tối, ngày này sang ngày khác. Những phản hồi này bao gồm những trường hợp cụ thể và cả những yêu sách hết sức vô lí. Vậy nên chúng tôi phải phân loại ra. Để cho tiện, chúng tôi chia những yêu sách này ra làm ba loại: A, B và C. Ở chính giữa văn phòng chúng tôi đặt ba hộp, trên mỗi hộp lần lượt là các nhãn A, B và C, là nơi chúng tôi quăng những đống thư vào. Chúng tôi gọi đó là “Phân loại tâm thần theo ba cấp độ.” Chuyện hài nội bộ thôi. Đừng để ý.
Dù sao đi nữa thì, ba loại đó là:
A. Khiếu nại thích đáng. Trường hợp này chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Chúng tôi sẽ mang quà xin lỗi đến tận nhà và đổi trả hàng hóa theo yêu cầu.
B. Trường hợp không-biết-là-lỗi-của-ai. Khi có gì đó không chắc chắn, chúng tôi luôn giữ cho bản thân trong vùng an toàn. Thậm chí trong trường hợp không yêu cầu giá trị đạo đứa hay kinh doanh tiền lệ hay trách nhiệm pháp lí, chúng tôi vẫn sẵn lòng đưa ra vài giải pháp phù hợp để không làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh công ty, cũng như để ngăn chặn vài rắc rối có thể xảy ra.
C. Nhầm lẫn của khách hàng. Khi rõ ràng là sai sót của bên phía khách hàng, chúng tôi đề nghị một lời giải thích thỏa đáng và kết thúc vấn đề ở đó.
Giờ đây, khi mà lá thư khiếu nại của cô đã đến được cách đây mấy ngày, chúng tôi đã bàn bạc với nhau vô cùng kĩ lưỡng và cuối cùng đều nhất trí nó thuộc vào không đâu khác ngoài loại C. Lí do cho chuyện này – cô sẵn sàng chưa? Hãy nghe tôi nói nhé! – chúng tôi không thể đổi trả (1)một cái đĩa than đã mua (2)được một tuần (3)mà không có hóa đơn. Không nơi nào chấp nhận điều đó cả.
Cô có hiểu tôi nói gì không?
Lời giải thích đã xong. Khiếu nại của cô đã được giải quyết một cách thích đáng.
TUY NHIÊN, hãy tạm gác tính chuyên nghiệp sang một bên – trên thực tế thì tôi gác nó sang một bên khá nhiều – phản ứng chuyên nghiệp của tôi trong hoàn cảnh của cô – về việc mua nhầm Mahler, chứ không phải Brahms – là sự thông cảm vô cùng sâu sắc. Tôi nói thật lòng đấy. Vậy nên lá thư này – không phải như mấy lá thư theo khuôn mẫu thường thấy – mà theo nghĩa nào đó nó còn thân mật hơn cái thứ kia.
THẬT RA, tôi đã bắt đầu viết cho cô rất nhiều bức từ tuần trước. “Chúng tôi rất tiếc khi phải thông báo cho cô điều lệ nghiêm cấm đổi trả chiếc đĩa hát, mặc dù lá thư của cô có tí gì đó khiến cá nhân tôi mủi lòng đôi chút... blah, blah, blah.” Một lá thư kiểu như vậy. Những gì tôi viết, mặc dù vậy, chẳng bao giờ được gửi đi. Không phải là tôi không giỏi ở việc viết. Chỉ là cứ mỗi lần tôi cố viết cho cô điều gì đó, tôi lại quên hết sạch, và những từ ngữ nảy ra trước đó dường như trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Thật lạ.
Vậy nên tôi đã quyết định không hồi âm lại tí gì cả. Ý tôi là, tại sao phải gửi đi lá thư mà có cố gắng đi cố gắng lại mãi vẫn không viết được? Vậy nên tốt hơn là đừng gửi gì cả, phải chứ? Ít ra thì đây là những điều tôi nghĩ: một lời nhắn thất bại trong việc giao tiếp thì cũng như một bảng phân công dày đặc thôi.
Tuy nhiên, cứ như sự an bài của số phận, sáng nay, khi đứng trước chuồng Kangaroo, tôi vấp phải chính xác ba mươi sáu kết quả ngẫu nhiên của phép hoán vị này và chợt nảy ra ý tưởng đó. Cụ thể, chúng ta nên gọi cái nguyên tắc này là Tính cao quý của Sự không hoàn hảo. Vậy, Tính cao quý của Sự không hoàn hảo là cái quái gì? - cô có thể hỏi - ai lại không hỏi nhỉ? Chà, đơn giản thôi, Tính cao quý của Sự không hoàn hảo chắc là không gì hơn việc ai đó có quyền tha thứ cho ai đó khác. Tôi tha thứ cho những con Kangaroo, những con Kangaroo tha thứ cho cô, cô tha thứ cho tôi – tôi lấy ví dụ vậy.
Uh-huh.
Cái chu trình này, mặc dù vậy, cũng sẽ có lúc trục trặc ở đâu đó. Sẽ có một lúc nào đó, những ý nghĩ này khi vào đầu của mấy con Kangaroo có thể chuyển thành chúng sẽ không tha thứ cho cô. Mặc dù vậy, xin đừng tức giận với chúng vì chuyện đó. Đó không phải là lỗi của bọn Kangaroo hay lỗi của cô. Cũng chẳng phải lỗi của tôi. Mấy con Kangaroo có nỗi khổ riêng của chúng. Nhưng tôi ngẫm nghĩ, ai lại đi đổ lỗi cho những con Kangaroo chứ?
Vậy nên chúng ta cần trân trọng khoảnh khắc này. Đó là tất cả những gì chúng ta có thể làm. Ghi lại giây phút này trong một cái nháy. Ngay trước mắt, thẳng một hàng từ trái sang phải: cô, mấy con Kangaroo, tôi.
Viết như vậy là quá đủ rồi. Chuyện này sẽ chẳng đi đến đâu cả. Chẳng hạn như khi tôi viết từ “tình cờ” lên giấy, nó có thể hoàn toàn khác xa – thậm chí là trái ngược hẳn – với chính cái nghĩa của nó có trong đầu tôi. Hoặc tôi ngồi đây, đang lột quần lót của mình ra, trong khi cô thì đã cài hết ba chiếc cúc trên áo của mình. Một chuỗi các sự kiện không "công bằng," nếu có một cái nào như thế.
Vì lí do đó, tôi đã mua cho mình một máy cát-sét, và quyết định ghi âm lại bức thư của tôi cho cô.
[Tiếng huýt sáo – tám nhịp của bài “Colonel Bogey” march]
ĐANG KIỂM TRA, cô có nghe thấy tôi không?
TÔI THỰC SỰ KHÔNG BIẾT cô sẽ như thể nào khi nhận được lá thư này – ý tôi là, cái băng này – tôi thật sự không thể tưởng tượng nổi. Tôi nghĩ là cô thậm chí sẽ hoàn toàn thất vọng về nó. Tại sao ư?... Bởi vì chẳng nhân viên bàn giấy thuộc khối kiểm soát hàng hóa nào của bất cứ trung tâm thương mại nào lại đi hồi âm khiếu nại của khách hàng bằng một chiếc băng cát-sét cả - còn bằng tin nhắn cá nhân nữa chứ, thật tệ! Cô có thể, nếu cô muốn, gọi toàn bộ chuyện này là biến thái. Và rồi, cô thất vọng về nó đến nỗi cô phải gửi lại nó cho giám đốc của tôi, và rồi việc làm của tôi trong công ty sẽ trong thế chông chênh khủng khiếp.
Nhưng nếu cô thực sự muốn vậy, xin hãy cứ tự nhiên.
Nếu phải đến mức ấy, tôi sẽ không phát điên hay có thù hằn ác cảm gì với cô đâu.
Tôi nói rõ rồi chứ? Chúng ta là hai bên 100% bình đẳng với nhau: tôi có quyền gửi cho cô lá thư này và cô có quyền đe dọa công việc của tôi.
Phải không nào?
Chúng ta thậm chí còn là Stephen. Hãy nhớ là như vậy.
NGHĨ KĨ THÌ, tôi quên mất việc đề cập đến tôi gọi bức thư này là Thông cáo Kangaroo.
Ý tôi là, mọi thứ đều cần có một cái tên, đúng chứ?
Tôi lấy ví dụ, cô giữ một cuốn nhật kí. Thay vì mở đầu bằng một câu dài dòng lê thê “Hồi âm của nhân viên bàn giấy thuộc khối điều hành sản phẩm của trung tâm thương mại về khiếu nại của khách hàng,” cô chỉ việc đơn giản ghi là “Thông cáo Kangaroo” và thế là xong. Và thật là một cái tên bắt tai, cô có nghĩ vậy không? Thông cáo Kangaroo: Khiến cô liên tưởng tới mấy con Kangaroo suốt cả ngày nhảy từ chỗ này sang chỗ kia trên một cánh đồng bao la rộng lớn, túi chất đầy thư, nhỉ?
[Thump, thump, thump (tiếng gõ tay trên mặt bàn)]
Giờ thì đến lượt tiếng lốc cốc.
[Knock, knock, knock]
Nếu cô nghe thấy những tiếng đó thì nói tôi nhé.
Đừng ra cửa nếu như cô cảm thấy không muốn lắm. Vậy cũng không sao. Nếu cô không muốn nghe nữa, chỉ việc bấm dừng rồi quẳng luôn cuộn băng đi. Tôi chỉ muốn ngồi xuống một lúc trước nhà và nói chuyện một mình, chỉ vậy thôi. Tôi thật sự không thể biết được rằng liệu cô sẽ nghe hay không, nhưng chính vì là không biết, vậy nên dù cô có nghe hay không thì cũng như nhau cả thôi, phải không nào? Ha, ha, ha.
ĐƯỢC RỒI, MẶC XÁC CHÚNG, chúng ta bắt đầu thôi nào.
VẪn CÂU CŨ, cái việc này thì khá khó nhằn. Ai lại biết được rằng nói trước microphone mà không cần kịch bản hay chuẩn bị trước sẽ khó đến vậy chứ? Cứ như việc đứng giữa sa mạc nhỏ từng giọt nước bằng một chiếc cốc vậy. Không có một chỉ dẫn nào hết, còn không có nổi một cái gì để dựa vào.
Đó là lí do tại sao từ nãy đến giờ tôi nói vào cái VU kế. Cô có biết cái VU kế không? Những cái gizmo (đồ phụ tùng có kích thước nhỏ) mà có những cái kim nhỏ nối với âm lượng ấy? Tôi không biết chữ V hay chữ U viết tắt cho từ gì, nhưng sao cũng được, chúng là những thứ duy nhất có thể bộc lộ bản chất huênh hoang rỗng tuếch này của tôi.
Này, này.
Dù sao đi nữa, cách thức của chúng cũng khá đơn giản.
V và U, chà, như một bộ đôi nhạc kịch. Sẽ không có V nếu không có U và sẽ không có U nếu không có V – một sự sắp đặt nhỏ. Về phần chúng, chúng cũng chả bận tâm tôi đang lảm nhảm cái gì. Thứ duy nhất mà chúng quan tâm đó là độ rung của không khí khi tôi nói. Đối với chúng, việc không khí có rung hay không, đó mới là tôi.
(Không khí rung) Hơi nhanh, cô có nghĩ vậy không?
Quan sát chúng, tôi nhận ra việc tôi nói gì không quan trọng, miễn là tôi cứ tiếp phát ra âm thanh.
Whoa!
Đang nghĩ thì lại nhớ cách đây không lâu tôi có xem một bộ phim. Nó nói về một nghệ sĩ hài mà bất kể chuyện cười nào anh ta kể cũng không thể khiến mọi người cười được. Tưởng tượng ra chứ? Không một ai cười cả.
Thế đấy, nói vào cái microphone này khiến tôi cứ nghĩ mãi về bộ phim ấy.
Thật hết sức kì quặc.
Cũng cùng một câu nói nhưng khi được nói bởi người này thì sẽ khiến cô cười vật vã nhưng khi được nói bởi người khác thì thậm chí chả vui tẹo nào. Lạ nhỉ? Và cứ càng suy nghĩ nhiều về nó, thì tôi nhận ra cái sự khác biệt ấy dường như chỉ là một trong số những điều bẩm sinh. Hiểu không, nó giống như việc các rãnh tai của cô có thể sẽ cong hơn của người khác, hoặc là... cô biết mà.
Nhiều lúc tôi nghĩ, nếu tôi có cái khả năng ấy, tôi sẽ hạnh phúc đến chết đi được. Tôi luôn cười vật vã khi gặp chuyện gì đó buồn cười, nhưng khi kể lại cho ai đó nghe thì nó lại trở nên lãng nhách và nhạt toẹt. Nó khiến tôi cảm giác như Thần Cát Ai Cập vậy. Nó...
Cô có biết Thần Cát Ai Cập không?
Hmm, chà, cô sẽ biết ngay thôi, Thần Cát Ai Cập khi sinh ra vốn là Thái tử Ai Cập. Từ rất lâu trước đây, khi mà vẫn còn những kim tự tháp và tượng nhân sư và những thứ kiểu như thế. Nhưng bởi vì chàng ta quá xấu trai – ý tôi là, xấu đau xấu đớn – nhà vua phải đem bỏ chàng ta vào nơi sâu thẳm nhất của khu rừng để từ chối đứa con xấu xí của mình. Thế đấy, và rồi chàng ta được nuôi dưỡng bởi một đàn sói, hoặc có thể là bầy khỉ. Mấy kiểu câu chuyện ta thường nghe, cô biết đấy. Hoặc bằng cách nào đó, chàng ta trở thành Thần Cát. Giờ đây, vị Thần Cát này, cứ mỗi lần chàng ấy chạm vào vật gì, thì thứ đó sẽ hóa thành cát bụi. Gió lớn hóa thành bão cát, dòng suối róc rách hóa thành đụn cát, đồng cỏ xanh tươi hóa thành sa mạc. Từ đó có truyền thuyết về Thần Cát. Cô đã nghe đến nó bao giờ chưa? Tất nhiên là chưa rồi? Đó là bởi vì tôi chỉ vừa bịa ra nó mới đây thôi. Ha, ha, ha.
Dù sao đi nữa, nói chuyện với cô như thế này, tôi có cảm giác như tôi đang dần trở thành Thần Cát vậy. Và cho dù tôi có chạm vào thứ gì đi nữa, cũng chỉ toàn cát là cát. (it’s sand sand sand.)
MỘT LẦN NỮA, tôi thấy mình đang nói về bản thân hơi nhiều. Nhưng nghĩ kĩ thì, điều đó đâu thể tránh khỏi. Ý tôi là, tôi còn không biết một tí gì về cô, ở đây tôi có địa chỉ và tên riêng của cô, nhưng cũng chỉ có vậy. Cô bao nhiêu tuổi, cô thuộc nhóm income bracket (nhóm người đóng thuế theo thu nhập) nào, mũi của cô trông như thế nào, cô mảnh khảnh hay quá cân, đã kết hôn hay chưa – tôi biết được gì nào? Cũng không phải những thứ đó thật sự quan trọng. Nhưng có còn tốt hơn là không. Nếu có thể, tôi muốn giữ cho mọi việc đơn giản, thật sự đơn giản – theo cấp độ siêu hình, nếu cô muốn.
Có nghĩa là, ở đây tôi có lá thư của cô.
Đây là tất cả những gì tôi cần.
Cũng như là nhà sinh vật học đi khắp nơi thu thập các mẫu phân trong rừng để nghiên cứu quá trình tiêu hóa hay thói quen sinh hoạt hay cân nặng hay đời sống tình dục của những con voi, vậy nên bức thư của cô là quá đủ để tôi tiếp tục. Tôi thật sự có thể linh cảm được rằng cô là mẫu người gì. Tất nhiên, ngoại trừ cô trông như thế nào, cô dùng mùi nước hoa gì, những chi tiết kiểu như thế. Tôi muốn nói đến cái cốt lõi bên trong con người của cô ấy.
Lá thư của cô, thành thật mà nói, khá lôi cuốn. Cách cô chọn lựa từ ngữ, những chữ viết tay, những dấu câu, khoảng cách giữa các dòng, các phép tu từ - mọi thứ đều hoàn hảo. Xuất sắc thì không phải. Nhưng hoàn hảo, vâng, đúng vậy, hoàn hảo.
Hàng tháng, tôi đọc hơn cả trăm bức thư. Và thật lòng mà nói, bức của cô là bức thư đầu tiên khiến tôi rung động. Tôi đã lén mang lá thư của cô về nhà và cứ đọc đi đọc lại nó. Rồi lại ngồi phân tích nó kỹ lưỡng. Vì cũng chỉ là một mẩu thư ngắn nên tôi cũng không gặp rắc rối gì nhiều.
Tôi phát hiện ra rất nhiều thứ hay ho khi ngồi phân tích nó. Đầu tiên, số lượng dấu câu thì quá tải. 6.36 dấu phẩy sau mỗi khoảng. Hơi nhiều cho số lượng dấu câu, cô có nghĩ vậy không? Và không chỉ có thế: Cái cách mà cô chấm dấu câu rõ ràng là chẳng theo quy củ gì.
Nghe này, xin đừng nghĩ tôi đang phán xét lá thư của cô. Tôi chỉ đơn giản là bị rung động bởi nó.
Bị mê hoặc.
Và cũng không chỉ có dấu phẩy không thôi. Mọi thứ từ bức thư của cô – cho tới cả vết mực lem – mọi điều đều làm tôi thích thú, mọi thứ đều khiến tôi sửng sốt.
Tại sao ư?
Chà, có một câu chuyện về nó, được rồi. Một đứa con gái – một người phụ nữ - nhầm lẫn khi mua một chiếc đĩa. Cô ấy có cảm giác là chiếc đĩa không đúng điệu lắm, nhưng rồi cô ấy vẫn mua nó, và cho đến tận một tuần sau cô ấy mới nhận ra đúng là chiếc đĩa ấy bị sai điệu thật. Nhân viên bán hàng không chịu đổi nó. Thế nên cô ấy viết một lá thư khiếu nại. Toàn bộ câu chuyện là như thế.
Tôi phải đọc đi đọc lại bức thư của cô đến tận ba lần trước khi tôi có thể nắm bắt hết được vấn đề. Lí do là vì, lá thư của cô hoàn toàn khác những lá thư khiếu nại gửi đến chúng tôi kia. Nói trắng ra thì, không hề có một thứ gì gọi là phàn nàn trong lá thư của cô. Bỏ cảm xúc qua một bên. Thứ duy nhất có ở trong ấy đó là... đó là câu chuyện.
Cô thật sự thật sự, khiến tôi khó hiểu. Lá thư đó thực ra ban đầu định là khiếu nại hay thú nhận hay thông báo hay là gì nhỉ, hoặc nó có thể là mở đầu cho một luận đề hay không? Tôi hoàn toàn không nghĩ ra được gì cả. Bức thư của cô khiến tôi nhớ đến một bản tin hình về một cuộc thảm sát. Không có một bình luận, không một bài báo nào, không gì cả - chỉ duy một tấm hình. Một loạt đạn bắn ra và sau đó là thi thể người chết nằm rải rác bên đường ở cái nơi khỉ ho nào đó.
Bang, bang, bang... và rồi vụ thảm sát xảy ra. Đấy, cuộc thảm sát của cô đấy.
Khoan, chờ đã, chúng ta có thể đơn giản hóa mọi chuyện một chút. Có thể là đơn giản hóa chúng rất nhiều.
Đó là, lá thư của cô, kích thích tôi về mặt tình dục.
Thế đấy.
GIỜ THÌ CHO PHÉP CHÚNG TA nói về tình dục.
[Thud, thud, thud]
VÀI TIẾNG GÕ NỮA.
Cô biết đấy, nếu chuyện này không làm cô hứng thú, cô có thể dừng đoạn băng lại. Tôi chỉ đang nói về bản thân mình, ba hoa về cái VU kế. Blah, blah, blah.
Được không nào?
HÃY TƯỞNG TƯỢNG XEM: một cẳng tay nhỏ với năm cái ngón tay, nhưng kì lạ là chỉ có bốn cái ngón ở chân sau, cái mà ở ngón thứ tư thì lại phát triển hơn bình thường, trong khi ngón thứ hai và ngón thứ ba thì lại nhỏ hơn rất nhiều và dính lại với nhau... đó là cái nhìn toàn cảnh của cái chân của một con Kangaroo. Ha, ha, ha.
 RỒI, TIẾP TỤC chủ đề tình dục.
Kể từ khi tôi mang bức thư của em về nhà, tất cả những gì tôi nghĩ đến là ngủ cùng em. Mỗi tối leo lên giường tôi cảm nhận được em nằm cạnh bên tôi, mỗi sáng thức dậy và có em ở đó. Khi tôi mở mắt dậy thì em đã nhấc mông ra khỏi giường, và tôi nghe thấy em đang kéo phéc-mơ-tuy váy. Lúc đó tôi sẽ - và em biết là cái phéc-mơ-tuy của một cái váy mỏng manh như thế nào mà - vậy nên, tôi sẽ nhắm mắt lại và giả vờ ngủ. Tôi còn không thèm nhìn em lấy một lần.
Khi em đi qua phòng rồi mất hút vào phòng tắm, chỉ lúc đó tôi mới mở mắt thật. Sau đó tôi ăn tạm cái gi đó rồi phi ngay đến chỗ làm.
Trong đêm đen như mực - tôi sẽ gắn thêm những tấm che đặc biệt lên cửa sổ để làm cho nó tối đen hơn nữa - tất nhiên, tôi sẽ không thấy mặt em. Tôi sẽ không biết điều gì, tuổi của em hay cân nặng của em. Vậy nên tôi cũng sẽ không chạm tay lên em.
Nhưng mà, chuyện đó, cũng không sao.
Nếu em thật sự muốn biết thì thật ra nó cũng chả khác gì nếu tôi có làm tình với em hay không...
À không, cho tôi rút lại.
Để tôi suy nghĩ lại.
OKAY, như thế này đi. Tôi rất muốn ngủ với em. Nhưng cũng không sao nếu như tôi không ngủ với em. Cái tôi muốn nói là, tôi muốn công bằng hết mức có thể. Tôi không muốn áp đặt điều gì lên ai, hay ai áp đặt lên tôi bất cứ điều gì. Chỉ cần cảm nhận được sự hiện diện của em hay thấy mấy dấu phẩy của em nhảy nhót xung quanh tôi thế là đủ rồi.
 EM THẤY ĐẤY, nó là như thế này:
Thỉnh thoảng, khi tôi nghĩ đến thực thể - như là “thực thể biệt lập” - và nó trở nên vô cùng rối rắm. Tôi bắt đầu suy nghĩ, rồi tôi gần như vỡ vụn thành trăm mảnh...
Tôi lấy ví dụ, ví dụ em đang lái xe trong đường ngầm. Và có cả tá hành khách trong chiếc xe. Gọi là “hành khách” vì em phải gọi như vậy, nó tự nhiên phải thế rồi. “Hành khách” đi một chiều từ Aoyama đến Akasakamitsuke. Một lúc nào đó, em sẽ chợt nhận ra rằng mỗi một người trong những vị hành khách này đều là một cá thể riêng biệt. Như là, mỗi người bọn họ làm nghề gì nhỉ? Hay tại sao không phải ai khác mà lại là em là người lái trong cái đường ngầm Ginza này? Hoặc sao cũng được. Nhưng lúc đó đã quá muộn. Em đã để nó lướt qua em và em là kẻ bị bỏ lại.
Cứ như tóc của ông doanh nhân này không chịu mọc, hay đôi chân của cô gái đằng kia mọc lông thường xuyên đến nỗi tôi cá là cô ấy cạo lông ít nhất một lần một tuần, hay tại sao người thanh niên trẻ đang nồi ngang lối giữa kia lại mang một chiếc cà-vạt gớm ghiếc đến thế? Những thứ nhỏ nhặt như vậy. Đến cuối cùng em giật nảy người vì những cú sóc và em thật muốn nhảy ngay ra khỏi xe ở đây hoặc ở kia. Tại sao ư, sẽ có một ngày – tôi biết là em sẽ cười, nhưng – tôi đã từng đứng trước bờ vực ngàn cân treo sợi tóc – cái nút thắng ở ngay cạnh cửa.
Tôi thừa nhận điều này. Nhưng nó không có nghĩa là em nên nghĩ tôi là một kẻ đa sầu đa cảm hay lúc nào cũng ở trong chế độ báo động. Tôi thật sự không phải là một gã như vậy, chỉ là một gã bình thường như bao gã khác, tham vọng nộp đơn vào công việc kiểm soát hàng hóa của một trung tâm thương mại. Và tôi cũng không có ý kiến gì với cái đường ngầm cả.
Tôi cũng không có vấn đề gì về sinh lí. Tôi đang gặp gỡ một cô gái – em có thể gọi đó là bạn gái tôi – chúng tôi ngủ với nhau hai lần một tuần được khoảng một năm hay gì đó. Cô ấy và tôi, cả hai đều khá thỏa mãn. Trừ việc tôi cố gắng không quá nghiêm túc, tôi không có ý định cưới cô ấy. Nếu tôi thật sự nghĩ đến việc kết hôn, tôi chắc chắn rằng tôi sẽ coi cô ấy cực kì nghiêm túc, và tôi sẽ mất hết toàn bộ sự tự tin mà tôi có. Ý tôi là, đó là cái cách nó như thế. Em sống với một người con gái và cuộc sống của cô ấy bắt đầu đập vào mắt em – răng của cô ấy không được thẳng lắm, hình dạng móng tay của cô ấy – làm sao em có thể tưởng tượng được nó sẽ như thế chứ?
HÃY ĐỂ TÔI NÓI thêm về tôi một chút.
Không có cái gõ nào lần này đâu.
Nếu em đã nghe được đến đây, thì có lẽ em sẽ chịu nghe tiếp.
Chỉ vài giây thôi. Để tôi đi lấy điếu thuốc.
[lộp cộp, lộp cộp]
Cho đến bây giờ, tôi vẫn khó mà nói một từ về bản thân mình. Như, chả có gì nhiều để mà nói. Và thậm chí là nếu tôi có, có lẽ sẽ chẳng có ai thấy nó thú vị.
Vậy tại sao tôi lại nói với em tất cả những điều này?
Tôi nghĩ là tôi đã nói với em chuyện này rồi, bởi vì lúc này tầm nhìn của tôi đang đặt trong Tính cao quý của sự không hoàn hảo.
Và điều gì đã dẫn tới ý niệm Tính cao quý của sự không hoàn hảo này?
Lá thư của em và bốn con Kangaroo.
Đúng vậy, mấy con Kangaroo.
Kan-gu-ru đúng là một loài động vật tuyệt vời, tôi có thể ngồi ngắm chúng hàng giờ liền không chán. Bọn Kan-gu-ru thì có thể nghĩ đến thứ gì chứ? Phần lớn bọn chúng, nhảy nhót trong chuồng của mình suốt cả ngày, đào lỗ chỗ này hoặc chỗ kia, và rồi chúng làm gì với những cái lỗ đó? Không gì cả. Chúng đào lên cho chán chê mê mỏi rồi thôi, và chỉ có vậy. Ha, ha, ha.
Kangaroo mỗi lần chỉ sinh được một con. Vậy nên ngay khi một con con được sinh ra, con cái lại tiếp tục có mang. Nếu không đàn Kangaroo sẽ không duy trì được. Điều đó có nghĩa là con Kangaroo cái mất cả đời chỉ để mang thai hay chăm sóc con con. Nếu nó không có mang, nó sẽ chăm sóc con, nếu nó không chăm sóc con, thì nó có mang. Em có thể nói rằng nó tồn tại chỉ để đảm bảo sự sinh tồn của giống loài. Loài Kangaroo sẽ không thể tồn tại nếu không có bất kì con Kangaroo nào, và nếu mục đích của chúng không phải là tiếp tục duy trì, thì ngay từ đầu đã không có loài Kangaroo.
Hài hước thật.
NHƯNG TÔI NÓI về bản thân tôi tiếp đây. Xin lỗi em.
ĐỂ NÓI về bản thân tôi, thì là như thế này.
Thật ra, tôi cực kì rất bất mãn về việc tôi là tôi. Không phải là vấn đề về ngoại hình hay tình trạng hay bất cứ thứ gì thuộc kiểu đó. Chỉ đơn giản là việc tôi là tôi. Việc này đối với tôi vô cùng bất công.
Mặc dù vậy, việc đó không có nghĩa là em nên gạt phăng tôi đi như một gã hay kêu ca. Tôi không có một ý kiến nào về nơi tôi đang ở hay thu nhập của mình. Công việc đúng thật là rất chán, nhưng làm gì có công việc nào mà không chán cơ chứ? Tiền bạc cũng không phải là vấn đề chính ở đây.
Tôi có nên nói thật không nhỉ?
Thật ra tôi ước mình có thể ở hai nơi cùng một lúc. Đó là điều ước chỉ một và duy nhất của tôi. Ngoài ra thì chẳng có gì khiến tôi hứng thú cả.
Vậy nên việc tôi hay cái gì là tôi, cái tính lập dị này cản trở mong ước của tôi rất nhiều. Thật không vui tí nào, em có nghĩ vậy không? Ước muốn của tôi, có lẽ mà nói, khá khiêm tốn. Tôi không muốn điều khiển cả thế giới, hay cũng chẳng muốn làm một nghệ nhân bậc thầy. Tôi chỉ muốn có mặt ở hai nơi cùng một lúc. Em hiểu không? Không phải ba, không phải bốn, mà chỉ hai. Tôi muốn trượt pa-tanh khi cũng đang lắng nghe một ban nhạc đang biểu diễn ở buổi hòa nhạc. Tôi muốn là một chiếc Quarter Pounder (tên một loại hamburger của McDonald, tên này bắt nguồn từ việc mỗi miếng thịt trong cái hamburger là 113,4g, tương đương với ¼ pound - đơn vị đo khối lượng thông dụng ở Mỹ) của McDonald và vẫn là một nhân viên bàn giấy bên mảng kiếm soát hàng hóa của trung tâm thương mại. Tôi muốn ngủ với em và ngủ với bạn gái tôi cùng một lúc. Tôi muốn duy trì nòi giống cùng lúc với trở nên tuyệt chủng, cá thể biệt lập.
CHO PHÉP TÔI một điếu nữa.
Whoa.
Cũng mệt phết đấy chứ.
Tôi không quen như thế này, nói thật lòng về bản thân tôi. Mặc dù vậy, chỉ có một điều tôi muốn làm cho rõ. Đó là tôi không thèm muốn em trên phương diện em là một người phụ nữ. Như tôi đã nói trước đó, tôi tức giận bởi vì tôi chỉ có thể là tôi và không là điều gì khác. Là một cá thể biệt lập là một điều cực kì tồi tệ. Vậy nên tôi không cố ngủ với em cho bằng được, một cá thể đơn độc.
Nhưng mà, nếu, em phân thân ra làm hai, và tôi cũng phân thân ra làm hai, và cả bốn chúng ta cùng chia nhau chiếc giường, thì không phải nó sẽ là điều gì đó sao! Em có nghĩ vậy không?
XIN EM ĐỪNG GỬI lại lời hồi âm nào. Nếu em quyết định em muốn viết cho tôi một bức thư, xin hãy gửi tới công ty dưới dạng một thư khiếu nại. Nếu không phải là một bức khiếu nại, vậy thì bất cứ cái gì em gọi vậy.
Chỉ thế thôi.
TÔI ĐÃ NGHE LẠI đoạn băng được đến đây vào lúc này. Và thú thật, tôi khá thất vọng về nó. Tôi có cảm tưởng như mình là một huấn luyện viên hải dương học để cho con hải cẩu chết vì sự khinh suất của mình. Nó khiến tôi chần chừ không biết liệu tôi có nên gửi đoạn băng này cho em không nữa, thậm chí là để mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát của tôi.
Và giờ thì tôi quyết định là sẽ gửi nó, tôi vẫn còn lo lắng.
Nhưng vậy thì sao nào, tôi phát triển với sự bất toàn, vậy nên tôi phải sống vui vẻ với những lựa chọn của mình. Sau cùng thì cũng là em và bốn con Kangaroo đó đã đưa tôi vào sự bất toàn này.

KÍ TÊN.

Bảo Duyên.
                                                                   -dịch từ bản dịch của Alfred Birnbaum-