Đọc thêm:

 Những người có sở thích tư duy hay đặt ra ba câu hỏi này suốt cuộc đời mình.
1- Làm sao ta biết được ta thực sự biết gì ?
2- Những gì xảy ra trong quá khứ liệu có giúp ta dự đoán được tương lai?
3- Vì sao chúng ta không thể tránh được những tình huống/ sự kiện bất ngờ xảy ra trong tương lai trong cuộc đời chúng ta ?
Trong quyền sách ra mắt năm 1912 The Problems of Philosphy của Bertrand Russell, ông trả lời ba câu hỏi này bằng cách ẩn dụ chuyện con gà.
Một con gà luôn được chủ nó cho ăn mỗi ngày sẽ luôn mong đợi rằng mình sẽ được ăn tiếp tục suốt đời, với nó, ông chủ là người tốt tính, dễ thương và tử tế. Con gà không hề mảy may nghi ngờ gì về sự kiện một ngày đẹp trời, nó được ông chủ xách ra để... cắt tiết mần thịt.
Cựu Bộ Trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ronald Rumsfeld dưới thời tổng thống Bush con cũng chơi chữ nổ não cánh báo chí khi thả câu quote với nụ cười bí ẩn: 
"There are known knowns; there are things we know we know. 
We also know there are known unknowns; that is to say we know there are some things we do not know. 
But there are also unknown unknowns – the ones we don't know we don't know."

Đọc thêm:

Bằng cách nào đó, chúng ta đều thừa nhận sẽ có những hiểm nguy, sự kiện lớn nào đó sẽ xảy ra với cuộc đời mình mà ta không hề ngờ đến. Russell khẳng định, để bớt lo âu, ta nên tập với việc tự đặt câu hỏi liên tục với những điều ta tưởng chừng như chắc chắn.
Nassim Nicholas Taleb cũng dùng ý tưởng bất thường về cái được gọi là sự kiện Thiên nga đen để mô tả hình ảnh bất thường về chú thiên nga các nhà khoa học giật mình thấy ở thế kỷ XVII (vì họ mặc định loài Thiên nga luôn có màu trắng).
 Ý tưởng về sự kiện Thiên nga đen của Taleb không hẳn là một mô hình lý thuyết, nó phủ định về thuyết nhân-quả. Lý thuyết được hình thành từ những gì từng xảy ra trong lịch sử. Nó nhắc chúng ta không nên khư khư bám chặt vào lý thuyết chúng ta từng được học. Hãy học cách tư duy phản biện và kĩ năng phân tích thông tin có chọn lọc liên tục trong thời buổi ngập ngụa thông tin và fake news để tìm ra câu trả lời của mình.
 Khi thế giới trở nên kết nối hơn, hàng loạt sự kiện nhỏ sẽ tạo nên sự kiện thiên nga đen khó có thể kiểm soát được ảnh hưởng không chỉ đến từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến chính bản thân bạn.
 Ví dụ như việc phát minh ra công nghệ đá phiến gạn dầu của Hoa Kỳ khiến giá dầu tuột dốc và nhiều quốc gia bán dầu ngắc ngư và có thể giật sập kinh tế của một quốc gia. 
Hãy nhìn Venezuella làm case study nho nhỏ, lạm phát xứ này đã tăng hơn 800% và dân tình đang đối mặt với nạn đói (chỉ trong hai năm, dân xứ này giảm 10kg ngoạn mục mỗi người- người ta ví von toàn dân đang ăn kiêng theo kiểu Maduro- Maduro diet).
Molotov Cocktail- "bom xăng" sẽ trở thành sản phẩm được dùng nhiều hơn

Hình ảnh một siêu thị tại Venezuella